Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Để chữa viêm loét dạ dày có thể áp dụng nhiều cách điều trị khác nhau như: Uống thuốc tây, dùng thuốc đông y hoặc các bài thuốc nam. Mỗi loại thuốc trị viêm loét dạ dày đều mang lại những ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó, tìm hiểu rõ về các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cho bản thân.

Tìm hiểu về các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày thường được sử dụng
Tìm hiểu về các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày thường được sử dụng

Các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày được dùng phổ biến

Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng bị tổn thương. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Chẳng hạn  như: Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, do vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc tây, căng thẳng mệt mỏi kéo dài…Trong đó, viêm loét dạ dày chủ yếu bắt nguồn từ chế độ ăn uống và sinh hoạt không phù hợp. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày.

Đây là một bệnh lý tiêu hóa vô cùng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Do đó không có gì lạ lẫm khi ngày càng nhiều có nhiều người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Để điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc trị viêm loét dạ dày từ tây y, đông y. Ngoài ra, áp dụng các mẹo dân gian hoặc những bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày cũng là phương pháp mang lại tác dụng đáng kể trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Dưới đây là những loại thuốc được dùng phổ biến:

1. Các loại thuốc tây chữa viêm loét dạ dày

Sử dụng các loại thuốc tây chữa viêm dạ dày là cách được hầu hết bệnh nhân lựa chọn. Bởi đây là phương pháp mang đến tác dụng nhanh chóng và cũng rất tiện lợi để sử dụng. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân các loại thuốc phù hợp. Thông thường, các loại thuốc trị viêm dạ dày được chỉ định sẽ là:

Thuốc diệt vi khuẩn Hp

Nếu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với vi khuẩn Hp, các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp sẽ được chỉ định. Những loại kháng sinh này không được sử dụng một cách đơn lẻ mà được kết hợp với nhau. Những loại thuốc thường được dùng bao gồm:

  • Nhóm thuốc lactamine: Amoxicilline,  Pénicilline, Ampicilline
  • Nhóm quinolone, imidazoles: Tinidazole, Métronidazole, Secnidazole…
  • Các loại thuốc nhóm cycline: Doxycycline, Tétracycline
  • Nhóm macrolides:  Roxithromycine, Erythromycine, Clarithromycine, Azithromycine…
  • Nhóm Bisthmus: Peptobismol,  trymo, denol

Thuốc kháng H2:

  • Thuốc thế hệ 2: Ranitidine (Azantac, (Raniplex, Histac, Zantac, Lydin, Aciloc…)
  • Thuốc thế hệ 3: Famotidine (Servipep, Pepcidine, Quamatel, Pepcid, Pepdine)
  • Thuốc kháng H2 thế hệ 4: Nizacid (Nizatidine)

Đây là loại thuốc được sử dụng để ức chế quá trình tiết acid trong dịch vị acid dạ dày. Do đó, nó sẽ làm giảm được tình trạng viêm đau dạ dày.

Dùng các loại thuốc tây có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ
Điều trị bệnh bằng các loại thuốc tây có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ

Thuốc ức chế bơm proton:

Thuốc ức chế bơm proton còn được gọi là thuốc kháng tiết, có tác dụng ngăn chặn quá trình sản sinh ra acid. Nó được xem là nhóm thuốc có tác dụng mạnh nhất nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể bị gãy xương, nhất là xương cổ tay, xương hông, xương sống nếu dùng ở liều cao. Do đó, hãy trao đổi thật kỹ với các bác sĩ trước khi điều trị.

Những loại thuốc viêm dạ dày nhóm proton thường được dùng bao gồm:

  • Pentoprazole
  • Omeprazol
  • Rabeprazole
  • Pentoprazole…

Nhóm thuốc trung hòa dịch vị acid dạ dày:

Bên cạnh những loại thuốc trị viêm dạ dày nêu trên, các loại thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày cũng có thể được chỉ định. Chúng có tác dụng trung hòa acid, đưa nồng độ acid dạ dày về trạng thái cân bằng, giúp giảm đau nhanh hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này cũng có thể khiến bệnh nhân gặp các tác dụng phụ. Chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón…

Nhóm thuốc bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày:

  • Carbénoxolone
  • Prostaglandine E2
  • Bismuth
  • Sucralfate

Những loại thuốc tây có thể làm giảm các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng. Nhưng chúng lại luôn tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ. Do đó, hãy đảm bảo uống thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian chữa trị. Bên cạnh đó, liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu nếu thấy xuất hiện các biểu hiện quá mẫn.

Xem thêm: 8 Thuốc Đau Dạ Dày Của Nhật Bản Tốt Nhất Hiện Nay

2. Các bài thuốc trị viêm loét dạ dày từ Đông y

Ngoài thuốc tây, chữa viêm dạ dày bằng Đông y cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Nếu như thuốc tây luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ thì những bài thuốc chữa viêm dạ dày từ Đông y được cho là an toàn. Vì các nguyên liệu được sử dụng đều bắt nguồn từ tự nhiên nên nó ít khi gây tác dụng phụ. Có thể dùng để điều trị trong thời gian dài. Chính vì thế, các bài thuốc này rất phù hợp để điều trị cho nhiều đối tượng khác nhau.

Chữa viêm loét dạ dày bằng Đông y là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ
Chữa viêm loét dạ dày bằng Đông y là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ

Theo Đông y, bệnh viêm loét dạ dày được chia thành nhiều thể bệnh. Ở mỗi thể bệnh khác nhau thì những bài thuốc này cũng được áp dụng khác nhau. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây để điều trị cho bản thân:

Thể can khí phạm vị:

  • Triệu chứng: Bệnh nhân có các triệu chứng đau vùng thượng vị và đau xuyên ra 2 bên hông, phần bụng trên bị đầy, chướng, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, táo bón, mạch trầm huyền, rêu lưỡi trắng mỏng.
  • Phép điều trị: Hòa vị chỉ thống, sơ can lý khí.
  • Bài thuốc Sài hồ sơ can tán: Chuẩn bị 8g sài hồ, 4g cam thảo, 12g bạch thược, 8g chỉ xác, 8g xuyên khung, 8g hương. Các vị thuốc trên đem cho vào ấm và sắc lên với nước để uống hàng ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, kiên trì thực hiện để mang đến tác dụng tốt.

Thể huyết ứ:

  • Triệu chứng: Bài thuốc trị viêm loét dạ dày thể huyết ứ được áp dụng cho những bệnh nhân có các biểu hiện như đau dữ dội tại một vị trí nhất định ở thượng vị, cự án. Bệnh nhân có thể đi ngoài ra phân đen, nôn ra máu, lưỡi đỏ, có thể nôn ra máu, rêu lưỡi màu vàng, mạch huyết sác, hữu lực.
  • Phép điều trị: Lương huyết chỉ huyết hay thông lạc hoạt huyết.
  • Bài thuốc thất tiêu tán: 12g ngũ linh chi, 12g bồ hoàng. Đem các nguyên liệu này đi tán thành bột. Mỗi ngày uống 10g, chia thành 2 lần dùng trong ngày.

Tỳ vị hư hàn:

  • Triệu chứng: Vùng thượng vị đau liên tục, cơ thể mệt mỏi, nôn nhiều, đầy bụng khó tiêu, thích xoa bóp và chườm nóng, sợ lạnh, thích chườm nóng. Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng khác như nôn ra nước trong, chân tay lạnh, đi đại tiện ra phân nát, rêu lưỡi trắng, mạch hư tế, chất lưỡi nhợt.
  • Phép điều trị: Ôn trung tán hàn
  • Bài thuốc Hoàng kỳ kiến trung thang: 8g hoàng kỳ, 12g hương phụ, 10g bạch thược, 12g quế chi, 16g đại táo, 8g cao lương khương, 4g cam thảo. Đem các vị thuốc cho vào ấm sắc lên với nước để uống. Mỗi ngày dùng một thang thuốc trong một thời gian sẽ thấy các triệu chứng mau chóng giảm bớt.
Cần phải áp dụng các bài thuốc thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt
Cần phải áp dụng các bài thuốc thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt

Thể hỏa uất:

  • Triệu chứng: Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thể bệnh này thường có các triệu chứng như đau nhiều ở vùng thượng vị, đau rát cự án, hay ợ chua, miệng khô đắng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
  • Phép chữa trị: Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày thể hỏa uất nhằm mục đích sơ can, tiết nhiệt, hòa vị, dưỡng âm.
  • Bài thuốc Nhất quán tiễn: 12g sa sâm, 12g câu kỳ tử, 12g đương quy, 12g mạch đông, 6g xuyên luyện tử, 14g sinh địa. Tương tự các bài thuốc trên, các vị thuốc này cũng đem sắc lên với nước để uống. Dùng mỗi ngày một thang để chúng mang đến hiệu quả như mong muốn.

3. Chữa viêm loét dạ dày bằng các bài thuốc nam

Các bài thuốc nam trị viêm dạ dày thường được áp dụng bao gồm:

Bài thuốc số 1:

Lấy 10g lá khôi, 10g chút chít, 12g nhân trần, 12g bồ công anh, 12g lá khổ sâm. Các lá thuốc này đem đi tán thành bột mịn, cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy kín để bảo quản. Cứ mỗi lần dùng, đem khoảng 30g bột thuốc hòa cùng với nước sôi để nguội rồi uống.

Bài thuốc số 2:

Chuẩn bị 16g hoàng cầm, 12g hạt dành dành, 20g mai mực, 8g hoàng liên, 20g mạch nha, 2g sơn thù, 6g cam thảo, 12g đại táo. Cho các nguyên liệu này vào ấm, đổ nước vào rồi đun sôi. Uống nước thuốc mỗi ngày và thường xuyên để mang đến tác dụng tốt.

Bài thuốc số 3:

Chuẩn bị 20g lá khôi, 16g khổ sâm, 20g bồ công anh, 8g hậu phác, 8g hương phụ, 16g cam thảo nam, 8g nghệ. Các vị thuốc này đem cho vào ấm, sắc lên với nước để uống.

Kết hợp nghệ và mật ong để chữa viêm loét dạ dày cũng mang đến hiệu quả tốt
Kết hợp nghệ và mật ong để chữa viêm loét dạ dày cũng mang đến hiệu quả tốt

Bài thuốc số 4:

Lấy một ly nước sôi để nguội khoảng 100ml nước, sau đó cho khoảng 10g tinh bột nghệ và 10g mật ong vào rồi khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp này để uống trước bữa ăn khoảng 15 – 20 phút, ngày thực hiện 2 – 3 lần là được.

Bài thuốc 5 – Tiêu đạo hòa trung:

12g hoắc hương, 8g vỏ quýt, 8g củ sả, 12g mộc hương, 12g hạt cải, 6g sa nhân, 12g gừng tươi. Các vị thuốc cho vào ấm, nấu lên với nước để uống.

Bài thuốc 6:

Chuẩn bị kê nội kim, mai mực, gạo nếp rang với lượng bằng nhau. Sau đó đem chúng đi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng, lấy ra khoảng 10g để uống sau bữa ăn. Ngày thực hiện 2 lần cho chúng mang đến tác dụng tốt.

Tuy được cho là an toàn, nhưng những bài thuốc trị viêm dạ dày từ Đông y và thuốc nam thường không mang lại hiệu quả mau chóng. Chúng cần có thời gian để thẩm thấu và phát huy tác dụng dần dần. Điều này đòi hỏi bệnh nhân cần phải áp dụng các bài thuốc trong thời gian dài và thường xuyên. Do đó nó thường gây bất tiện cho bệnh nhân.

Vài điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị bệnh viêm loét dạ dày

Hiện nay, chúng ta có thể lựa chọn và sử dụng nhiều loại thuốc viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, như đã đề cập, ở mỗi cách điều trị khác nhau sẽ có những ưu và hạn chế riêng. Chính vì thế, để đảm bảo việc chữa bệnh diễn ra an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nếu điều trị bằng thuốc tây, hãy tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc trị viêm loét dạ dày để dùng. Đồng thời, ngưng uống thuốc và thông báo với các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý khi thấy xuất hiện các biểu hiện không bình thường.
  • Trường hợp điều trị bằng các bài thuốc nam và Đông y, cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên và lâu dài. Thêm vào đó, các bài thuốc này thường chỉ mang đến tác dụng đối với những người bị bệnh nhẹ, ít khi đem đến hiệu quả đối với người bị bệnh nặng. Do đó, nếu bị viêm loét dạ dày nặng hoặc áp dụng các bài thuốc một thời gian mà không thấy hiệu quả, hãy đi khám để được chỉ định cách chữa trị khác.
  • Trong quá trình điều trị, nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước và các thực phẩm có tác dụng kháng viêm khác.
  • Tránh xa rượu bia, các chất kích thích hoặc những đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Trên đây là các loại thuốc trị viêm loét dạ dày và một vài điều cần lưu ý. Chứng bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời. Do đó, hãy đi khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Dạ Dày Khó Chịu Khi Mang Thai: Do Đau Dạ Dày Hay Do Thai Nghén?

Dạ dày khó chịu khi mang thai có thể là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên,...

Khám dạ dày không cần nội soi có tốt không?

Khám dạ dày không cần nội soi – Bằng cách nào, có ra bệnh chính xác không?

Xét nghiệm hơi thở, chụp X quang, xét nghiệm máu, siêu âm… là các phương pháp khám dạ dày không...

Uống Bột Sắn Dây Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Ít Ai Ngờ

Uống bột sắn dây chữa đau dạ dày là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhưng...

Chị Thanh Vân và mẹ

Sơ can Bình vị tán : Thuốc chữa dạ dày cho mọi lứa tuổi

Thời gian gần đây, Trung tâm Thuốc dân tộc đã rất ấn tượng khi có một trường hợp khách hàng...

Chi phí nội soi dạ dày chi tiết [Bảng giá mới nhất]

Chi phí nội soi dạ dày luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi hiện nay, có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *