Tìm hiểu về chứng viêm mũi dị ứng chảy máu cam

Viêm mũi dị ứng là một dạng viêm xảy ra trong mũi, khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với với các chất gây dị ứng trong không khí. Tình trạng chảy máu là biểu hiện khá phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng. Với lượng máu ban đầu là khá ít, lúc sau tăng lên và xuất hiện kèm theo các triệu chứng nghẹt mũi. 

Viêm mũi dị ứng
Tình trạng viêm mũi dị ứng có kèm chảy máu cam xuất hiện tương đối phổ biến

Viêm mũi dị ứng chảy máu cam là bệnh gì?

Các chất có thể gây nên dị ứng thường chỉ là những chất vô hại. Dù vậy, chúng vẫn gây nên những phản ứng di ứng và gây nên bệnh viêm mũi dị ứng. Một trong những loại chất gây dị ứng phổ biến nhất hiện nay chính là phấn hoa. Các triệu chứng tương đối phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng như:

  • Hắt xì liên tục
  • Sổ mũi có kèm nghẹt mũi
  • Mũi ngứa
  • Ho, đau họng liên tục
  • Có quầng thâm dưới mắt, đau đầu thường xuyên
  • Mệt mỏi quá mức.

Các triệu chứng trên không xuất hiện cùng một lúc. Sau khi tiếp xúc với những chất có thể gây dị ứng, người bệnh mới có những triệu chứng nặng nề hơn như sốt, mệt mỏi.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường xuất hiện không đồng thời

Trong môt vài trường hợp, bệnh viêm mũi dị ứng có thể gây nên tình trạng chảy máu cam. Khi lớp niêm mac bên trong mũi bị tổn thương, gây ra tình trạng xây xước mạch máu, dẫn đến tình trạng chảy máu cam.

Những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng chảy máu cam

Khi cơ thể phái tiếp xúc với các chất gây dị ứng, một hoạt chất là histamine sẽ được tự động giải phóng để bảo vệ cơ thể. Hoạt chất này chính là nguyên nhân chính gây nên viêm mũi dị ứng và các triệu chứng của nó. Những loại chất gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng có chảy máu cam phổ biến hiện nay, ngoài phấn hoa là:

  • Mạt bụi
  • Vẩy da, lông động vật
  • Nước bọt của mèo
  • Cỏ phấn hóa,..

Trong số đó, các loại chất như phấn hoa hay cỏ phấn hoa có khả năng gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng theo mùa cho người bệnh. Và nếu tình trạng viêm mũi dị ứng diễn ra nghiêm trọng với những ổ viêm, người bệnh có thể xuất hiện chứng chảy máu cam.

Nên làm gì khi mắc chứng viêm mũi chảy máu cam?

Viêm mũi chảy dị ứng có chảy máu cam hoàn toàn có thể điều trị được khi kết hợp giữa việc điều trị viêm mũi và giảm thiểu tình trạng chảy máu cam. Người bệnh không cần phải quá lo lắng với những biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng ban đầu của viêm mũi chảy máu cam, người bệnh vẫn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để nhận được phát đồ điều trị cụ thể.

Những hướng điều trị của bệnh viêm mũi dị ứng chảy máu cam

Điều trị bằng thuốc kháng sinh dưới sự tư vấn của bác sĩ

Những loại thuốc khác sinh được sử dụng với hiệu quả trong việc ngăn ngừa cơ thể sản sinh histamine. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm mũi chảy máu cần đến lời khuyên và kê đơn từ bác sĩ. Việc điều trị chứng viêm mũi chảy máu cam bằng thuốc kháng sinh chỉ là một giải pháp tạm thời bởi thuốc kháng sinh có thể gây nên một vài tác dụng phụ cho người bệnh nếu sử dụng thường xuyên.

Hướng điều trị viêm mũi
Người bệnh nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để tìm hướng điều trị thích hợp cho tình trạng viêm mũi có kèm chảy máu của mình

Điều trị viêm mũi dị ứng chảy máu cam bằng thuốc xịt mũi

Nếu chứng viêm mũi dị ứng đang làm phiền quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Một giải pháp tạm thời là sử dụng thuốc xịt mũi cũng có thể phát huy công dụng. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ nên sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, khi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng đang trở nên nặng nề hơn. Bởi nếu sử dụng thường xuyên, thuốc xịt sẽ khiến cho bệnh viêm mũi trở nên trầm trọng nếu người bệnh đột ngột ngưng sử dụng.

Đồng thời, nếu người bệnh phát hiện bất kì một tác dụng phụ nào sau khi sử dụng thuốc xịt, cần ngay lập tức ngưng sử dụng thuốc và đến các cơ sở y tế.

Liệu pháp miễn dịch

Nếu người bệnh bị dị ứng nặng, các bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp miễn dịch để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Các liệu pháp miễn dịch có thể bao gồm việc tiêm kết hợp với việc sử dụng thuốc và kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm mũi. Phương pháp này được ứng dụng đối với những bệnh nhân mắc chứng viêm mũi dị ứng chảy máu cam nặng và là liệu pháp kéo dài.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khi có các triệu chứng viêm mũi dị ứng chảy máu cam

Trong nhiều trường hợp, chứng viêm mũi dị ứng chỉ có thể thuyên giảm nếu người bệnh cách ly hoàn toàn với những loại chất gây dị ứng cho họ. Ngoài việc tránh xa các chất kích thích, người bệnh cũng cần hạn chế tối đa việc ngoáy mũi.

Không phải lúc nào tình trạng viêm mũi dị ứng cũng gây nên chảy máu cam. Và nếu người bệnh bị chảy máu cam thường xuyên, nên kiểm tra tình trạng sức khỏe, huyết áp, tiền sử bệnh tật về máu để chắc chắn về nguyên nhân gây nên tình trạng của mình.

Việc rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý cũng giúp hỗ trợ giảm đi các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng cho người bệnh.

Những thông tin do thuocdantoc.vn cung cấp chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế những tư vấn chuyên môn đến từ các bác sĩ y khoa. Bệnh nhân nếu gặp bất kì triệu chứng nào bất thường, nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc (Hoa Cức Lợn, Cỏ Hôi)

Theo một số nghiên cứu, tinh dầu cây hoa ngũ sắc chứa nhiều thành phần hóa học lợi cho sức...

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm và cách điều trị

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm mũi dị ứng nếu không được chữa trị sớm mà để bệnh diễn tiến trong thời gian dài sẽ...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng cây kinh giới có thực sự tốt?

Theo Đông Y, cây kinh giới có chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau, viêm. Kinh giới có...

Tư thế ống bễ

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Phương pháp tự tập yoga để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà sẽ giúp bạn cải thiện được các...

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao (xương cá) có tốt như lời đồn?

Các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt... trong mỗi đợt viêm mũi dị ứng khiến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *