Công dụng chữa bệnh trĩ của lá lốt ít ai biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hành huyết, lá lốt có khả năng phá nhiệt và làm tan huyết ứ gây sưng viêm ở búi trĩ. Do đó cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt có thể cải thiện triệu chứng sưng viêm, đau nhức và chảy máu ở khu vực hậu môn.

cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm và chảy máu ở hậu môn

Tác dụng của lá lốt đối với bệnh trĩ

Lá lốt là thảo dược có vị đắng, cay, tính ấm, tác dụng giải độc, kháng khuẩn và chống viêm. Với đặc tính này, lá lốt thường được áp dụng trong những bài thuốc chữa các bệnh sinh ra do phong/ thấp nhiệt hoặc huyết ứ – trong đó có bệnh lòi dom (bệnh trĩ).

Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị phình, giãn do áp lực từ hoạt động tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng và một số thói quen sinh hoạt. Tình trạng phình tĩnh mạch gây ứ huyết và sinh ra đau nhức.

Theo dân gian, bệnh lý này phát sinh do đại trường suy yếu khiến thấp nhiệt xâm nhập gây ra huyết ứ. Huyết ứ không thông trong thời gian dài sinh ra búi trĩ và sa xuống hậu môn.

Vì vậy, dân gian đã lựa chọn những thảo dược có tác dụng dược lý tương thích với căn nguyên bệnh để làm giảm cơn đau và ngăn chặn tiến triển của búi trĩ.

Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hành huyết, lá lốt có khả năng phá nhiệt và làm tan huyết ứ gây sưng viêm ở hậu môn.

Ngoài ra, trong lá lốt còn chứa các flavonoid thực vật có tác dụng tiêu trừ gốc tự do và bảo vệ sức bền của thành mạch. Với tác dụng này, lá lốt giúp hạn chế tiến triển phình tĩnh mạch ở hậu môn. Tinh dầu trong lá lốt còn có khả năng kháng khuẩn, hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Khi sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ, các triệu chứng sưng đau ở hậu môn sẽ có xu hướng thuyên giảm. Bên cạnh đó, búi trĩ sẽ bị ức chế, ít gia tăng kích thước, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên các bài thuốc từ lá lốt đều được lưu truyền trong dân gian nên chưa được chứng minh về các cải thiện lâm sàng. Vì vậy khi thực hiện, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời phải phối hợp với việc sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách.

Cách dùng lá lốt chữa bệnh trĩ

Để gia tăng tác dụng giảm đau, lá lốt được kết hợp với nhiều thảo dược khác như lá ngải cứu, cúc tần và lá sung. Các dược liệu thiên nhiên này đều có khả năng cải thiện hiện tượng viêm và ngăn ngừa chảy máu, rất thích hợp với bệnh nhân bị trĩ.

Ngoài ra, bài thuốc này còn được bổ sung nghệ vàng. Hoạt chất curcumin trong thảo dược này có khả năng tăng độ bền của thành mạch và chống viêm mạnh mẽ.

cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Thực hiện bài thuốc đều đặn 1 lần/ ngày trong thời gian dài để hỗ trợ quá trình điều trị

Chuẩn bị:

  • 1 củ nghệ
  • 100g lá sung
  • 100g lá lốt
  • 100g lá ngải cứu
  • 100g lá cúc tần

Thực hiện:

  • Đem các lá sung, cúc tần, lá lốt và ngải cứu rửa sạch
  • Củ nghệ đem rửa rồi cạo bỏ vỏ, giã nát
  • Bỏ các nguyên liệu vào nồi, đun sôi với 2 lít nước
  • Khi nước sôi, bắc xuống cho thêm 1 thìa muối hạt
  • Tiến hành xông hậu môn
  • Khi nước nguội bớt, dùng nước rửa hậu môn và búi trĩ sa để giảm đau

Thực hiện cách chữa này đều đặn 1 lần/ ngày trong thời gian dài để hỗ trợ quá trình điều trị.

Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt có nguyên liệu từ thiên nhiên, dễ thực hiện và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên để tránh những rủi ro không mong muốn và đạt được kết quả tốt khi điều trị, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Khi xông hậu môn cần giữ khoảng cách vừa phải. Nhiệt độ nóng có thể gây kích ứng và bỏng khu vực này.
  • Phải lựa chọn nguyên liệu hữu cơ, tươi xanh, tránh dùng thảo dược sử dụng thuốc trừ sâu vì có thể làm giảm tác dụng điều trị.
  • Cần kiên trì thực hiện các cách chữa từ dân gian trong thời gian dài. Tình trạng bỏ dở hoặc thực hiện không đều đặn sẽ làm mất tác dụng của bài thuốc.
  • Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy bắt buộc phải phối hợp với chế độ chăm sóc và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu có những dấu hiệu bất thường khi áp dụng bài thuốc, cần chủ động ngưng thực hiện và thông báo với nhân viên y tế trong thời gian sớm nhất.
  • Khi thực hiện bài thuốc này, cần tránh mang vác nặng, ngồi nhiều, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,…
  • Người bị bệnh trĩ nên hạn chế bổ sung lá lốt trong chế độ ăn vì lá lốt có thể gây táo bón và tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt chỉ phù hợp với những tình trạng bệnh nhẹ đến trung bình và có đáp ứng với điều trị nội khoa. Tình trạng bệnh nghiêm trọng, búi trĩ sưng đỏ và đau đớn dữ dội phải can thiệp ngoại khoa không nên áp dụng các cách chữa từ thảo dược thiên nhiên.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Anh Thành chia sẻ về những triệu chứng mình gặp phải khi bị bệnh trĩ

VTC2 phỏng vấn bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc

Chương trình Kinh tế số - Góc nhìn người tiêu dùng trên đài truyền hình VTC2 mới đây đã phát...

Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Đây là một trong những...

Chữa bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc

Hành trình chữa bệnh trĩ sau sinh tại Thuốc dân tộc của bà mẹ trẻ – khỏi hoàn toàn chỉ sau 3 tháng

Bệnh trĩ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là khi căn bệnh này thường kéo dài...

NS Bình Xuyên chia sẻ lại quá trình chữa khỏi bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Hành trình chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc của NS Bình Xuyên

Sau 4 năm chữa trị dai dẳng nhưng không thể khỏi được căn bệnh trĩ nội độ 2, NS Bình...

nóng trong người đi cầu ra máu

Nóng trong người đi cầu ra máu – Cần điều trị sớm!

Tình trạng nóng trong người đi cầu ra máu thường là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *