Thuốc Quinine có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Quinine được sử dụng để điều trị sốt rét nhẹ không biến chứng, sốt rét nặng, sốt rét có biến chứng, rối loạn ở cẳng chân do chứng chuột rút cẳng chân ban đêm và nhiễm trùng do Babesia,…

quinine sulfate
Thuốc Quinine chủ yếu được sử dụng để điều trị sốt rét

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
  • Tên thuốc: Quinine
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, virus và ký sinh trùng
  • Dạng bào chế: Viên nén, viên nang

Những thông tin cần biết về thuốc Quinine

1. Tác dụng

Quinine được sử dụng đơn lẻ hoặc được dùng phối hợp để điều trị sốt rét. Ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể thông qua vết muỗi đốt, sau đó xâm nhập vào gan và hồng cầu. Quinine hoạt động bằng cách tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét bên trong hồng cầu. Quinine chỉ có tác dụng điều trị sốt rét không có khả năng dự phòng sốt rét.

Quinine được hấp thu qua đường tiêu hóa và phân bố rộng khắp cơ thể. Sau đó được chuyển hóa ở gan và thải trừ qua đường tiểu. Một lượng nhỏ Quinine có thể đi qua đường mật và nước bọt.

2. Chỉ định

Thuốc Quinine được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị sốt rét nhẹ không biến chứng, sốt rét nặng, sốt rét có biến chứng,…
  • Dự phòng và điều trị rối loạn ở do chứng chuột rút cẳng chân ban đêm.
  • Điều trị teo cơ tăng trương lực, tăng trương lực cơ bẩm sinh,…
  • Nhiễm trùng do Babesia

Quinine còn được sử dụng phối hợp với nhiều loại thuốc trong quá trình điều trị các bệnh lý khác.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Quinine cho các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với Quinine hay bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Dị ứng với Quinidine
  • Viêm thần kinh thị giác
  • Tiểu ra máu
  • Ù tai
  • Có biểu hiện tan huyết
  • Thiếu G6PD
  • Phụ nữ mang thai

4. Cách sử dụng – liều lượng

Đọc kỹ tờ hướng dẫn đi kèm để biết rõ tác dụng, cách dùng, thời gian và liều lượng sử dụng thuốc. Uống thuốc với nước lọc. Bạn có thể dùng với thức ăn để giảm kích thích lên đường tiêu hóa.

thuốc quinin
Nên dùng thuốc với thức ăn để giảm kích thích lên đường tiêu hóa

Liều lượng và thời gian sử dụng Quinine tùy thuộc vào loại muỗi, ký sinh trùng gây bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người.

Liều dùng thông thường khi điều trị sốt rét không biến chứng

  • Người lớn: Dùng 600 – 650mg/ 3 lần/ ngày
  • Trẻ em: Dùng 10mg/ kg/ 3 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 7 ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị sốt rét não

  • Truyền 20mg/ kg trong 4 giờ
  • Duy trì 10mg/ kg trong 2 giờ
  • Cách 8 giờ lại thực hiện tương tự như trên
  • Thời gian điều trị: 7 ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị tăng trương lực cơ bẩm sinh

  • Dùng 300mg/ lần
  • Uống từ 2 – 4 lần/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị chứng chuột rút cẳng chân ban đêm

  • Uống 200 – 400mg trước khi đi ngủ
  • Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi

Liều dùng thông thường khi điều trị sốt rét kháng Chloroquine

  • Người lớn: Dùng 648mg/ lần, uống sau 8 giờ
  • Trẻ em: Dùng 30mg/ kg/ ngày, chia thành 3 lần uống (không vượt quá liều lượng của người lớn)
  • Thời gian điều trị: 3 – 7 ngày
  • Điều trị đồng thời với Doxycycline, Tetracycline, Clindamycin

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm trùng do Babesia

  • Người lớn: Dùng 648mg/ lần, uống sau 8 giờ
  • Trẻ em: Dùng 25mg/ kg/ ngày, chia thành 3 lần uống.
  • Thời gian điều trị: 7 ngày
  • Dùng kết hợp với Clindamycin đường uống

Cần điều chỉnh liều lượng ở bệnh nhân suy thận

  • Độ thanh thải creatinine >50ml/ phút: Dùng liều thông thường, khoảng cách giữa 2 liều là 8 giờ.
  • Độ thanh thải creatinine 10 – 50ml/ phút: Dùng liều thông thường, khoảng cách giữa 2 liều là 8 – 12 giờ.
  • Độ thanh thải creatinine <10ml/ phút: Dùng liều thông thường, khoảng cách giữa 2 liều là 24 giờ.

Bệnh nhân suy gan không cần điều chỉnh liều, tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các biến chứng nguy hiểm. Thông báo với bác sĩ nếu tình trạng không chuyển biến sau 1 – 2 ngày sử dụng.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc Quinine ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ C, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Quinine

1. Thận trọng

Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân nhược cơ vì Quinine có thể làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng của bệnh, trừ trường hợp bệnh nhân bị sốt rét ác tính.

Quinine có thể gây mờ mắt và chóng mặt trong thời gian điều trị. Không sử dụng máy móc, lái xe hay thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian này. Sử dụng đồ uống chứa cồn có thể làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.

Quinine có thể ảnh hưởng đến nhịp tim khiến bạn bị ngất xỉu và chóng mặt nghiêm trọng. Nếu xuất hiện các biểu hiện này, cần ngưng thuốc và đến ngay bệnh viện gần nhất. Cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có vấn đề về tim như nhịp tim chậm, suy tim,…

Chưa có báo cáo chi tiết về mức độ ảnh hưởng của Quinine với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên các thực nghiệm cho thấy thuốc có thể đi vào nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi. Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai trừ trường hợp mắc bệnh sốt rét ác tính.

quinine sulfate
Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai trừ trường hợp mắc bệnh sốt rét ác tính

Quinine đi vào sữa mẹ và xâm nhập vào cơ thể của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên không có ghi nhận có tác hại của thuốc đối với trẻ bú sữa. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra enzyme G6PD trước khi quyết định cho trẻ bú trong thời gian bạn sử dụng thuốc.

Ngưng sử dụng thuốc ngay khi có dấu hiệu tan huyết (triệu chứng mệt mỏi, môi/ tay/ da nhợt nhạt, nước tiểu màu nâu, thở gấp,…).

Bệnh nhân cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với hoạt động của thuốc Quinine. Cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, điều chỉnh liều lượng và theo dõi biến chứng nếu sử dụng thuốc cho đối tượng này.

2. Tác dụng phụ

Quinine gây ra rất nhiều tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Cần thông báo với bác sĩ các tác dụng phụ bạn gặp phải trong thời gian dùng thuốc. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng để chỉ định biện pháp xử lý tương ứng.

Tác dụng phụ thông thường:

  • Ù tai
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Giảm thính lực
  • Đỏ bừng
  • Nhức đầu nhẹ
  • Đổ mồ hôi bất thường
  • Thị lực thay đổi

Quinine có thể làm giảm lượng đường trong máu, nhất là trong thời gian thai kỳ. Các triệu chứng hạ đường huyết, bao gồm:

  • Run rẩy
  • Đổ mồ hôi đột ngột
  • Chóng mặt
  • Ngứa ran bàn tay
  • Chóng mặt
  • Đói
  • Mờ mắt
  • Tim đập nhanh

Trong trường hợp này bạn nên bổ sung đường cho cơ thể bằng cách ăn bánh, kẹo, mật ong,… Sau đó cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Ngất xỉu
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Nhịp tim không đều hoặc nhanh
  • Đau ngực
  • Mù lòa
  • Chảy máu
  • Xuất hiện đốm đỏ, nâu, tím bất thường trên da
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng – ớn lạnh, đau họng dai dẳng, sốt cao,…
  • Thiếu máu tan huyết – mệt mỏi, môi, tay, da nhợt nhạt, nước tiểu màu nâu, thở gấp,…
  • Tổn thương gan nghiêm trọng – nước tiểu sẫm màu, buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, suy nhược nghiêm trọng, da vàng, mắt vàng,…
  • Tổn thương thận – thay đổi lượng nước tiểu, máu trong nước tiểu, viêm thận cấp tính,…
  • Tổn thương da – phát ban phồng rộp, phát ban đỏ, bong tróc, hội chứng Steven-Johnson, hoại tử biểu bì độc hại, nhạy cảm với ánh sáng, viêm da tiếp xúc, viêm mạch máu ở da,…

Phản ứng dị ứng:

  • Phát ban
  • Khó thở
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Ngứa và sưng ở mắt/ cổ họng/ lưỡi

3. Tương tác thuốc

Phản ứng tương tác làm thay đổi cách thức hoạt động của Quinine hoặc làm tăng nguy cơ phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng.

thuốc quinin
Không tự ý sử dụng Quinine với Ketoconazole, Erythromycin, Dofetilide, Rifampin, Phenytoin,…

Không tự ý sử dụng Quinine với những loại thuốc sau đây:

  • Thuốc chống đông máu warfarin
  • Penicillamine
  • Cimetidine, Ketoconazole, Erythromycin, Rifampin, Phenytoin, thuốc ức chế protease HIV, thuốc kiềm hóa nước tiểu: Cản trở quá trình thải trừ Quinine ra khỏi cơ thể.
  • Digoxin, Desipramine, Lovastatin, Atorvastatin, Simvastatin, Phenobarbital: Quinine làm chậm quá trình thải trừ những loại thuốc này ra khỏi cơ thể.
  • Dofetilide, Pimozide, Quinidine, Erythromycin, Amiodaron, Mefroquine, Procainamide, Sotalol: Sử dụng cùng Quinine làm tăng ảnh hưởng lên tim mạch.
  • Thuốc kháng axit chứa nhôm và magie: Có thể tương tác với Quinine, nên uống hai loại thuốc này cách nhau 2 giờ đồng hồ.
  • Quinidine: Quinine có hoạt động tương tự như Quinidine, do đó không sử dụng hai loại thuốc cùng lúc.
  • Thuốc ức chế acetylcholinesterase: Quinine làm tăng tác dụng phòng bế thần kinh – cơ, đồng thời đối kháng với loại thuốc này.

Ngoài ra, Quinine còn ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm bao gồm xét nghiệm protein, steroid, catecholamine trong nước tiểu. Hãy thông báo với nhân viên xét nghiệm việc bạn đang điều trị bằng Quinine.

4. Quá liều và cách xử lý

Các triệu chứng quá liều có thể phát sinh sau khoảng 1 giờ dùng thuốc. Triệu chứng quá liều bao gồm: nôn mửa, buồn nôn, chóng mặt, mắt đỏ, mờ mắt, động kinh, suy tuần hoàn máu, ức chế hô hấp, lú lẫn, ù tai, giảm thị lực,…

Sử dụng từ 2 – 8g thuốc có thể gây tử vong ở người trưởng thành. Trẻ nhỏ có thể bị đe đọa đến tính mạng nếu dùng thuốc với liều lượng 1g.

Không có thuốc giải độc đặc hiệu với trường hợp quá liều Quinine, vì vậy bác sĩ sẽ tiến hành cho bệnh nhân uống than hoạt, rửa dạ dày để hạn chế hấp thu. Đồng thời hỗ trợ và điều trị triệu chứng, duy trì khả năng hô hấp, huyết áp và chức năng thận.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.