Mang thai 3 tháng đầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Phụ nữ mang thai thường dễ bị ho vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho sẽ gây ra những ảnh hưởng đến thai nhi như: động thai, sinh non, thai nhi bị suy nhược, thai nhi kém phát triển, mất tim thai,… Để biết thêm thông tin chi tiết và cách khắc phục bệnh ho, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Bị ho ở ba tháng đầu thai kỳ rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.
Bị ho ở ba tháng đầu thai kỳ rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.

Ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các chuyên gia về Hô hấp phân chia cơn ho ra thành 2 loại: ho sinh lý và ho bệnh lý. Khi bị mắc dị vật ở cổ họng, chúng ta sẽ gặp phải một số cơn ho để tống dị vật ra khỏi cơ thể. Dị vật ấy thường là bụi bặm, vi khuẩn, mẩu thức ăn nhỏ,… Cơn ho ấy có tác dụng bảo vệ cơ quan hô hấp của cơ thể và được gọi là cơn ho sinh lý.

Khi gặp phải triệu chứng ho liên tục và ho nhiều lần trong ngày, bạn có thể đã bị mắc bệnh ho. Nguyên nhân gây ra cơn ho bệnh lý thường là do vi khuẩn tấn công gây tổn thương, viêm sưng niêm mạc cổ họng, dẫn đến bị ho. Một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến bị ho là dịch axit dạ dày trào ngược, bụi bặm, thức ăn khô cứng,… khiến cho niêm mạc cổ họng bị tổn thương, nhiễm trùng và sinh ho.

Bệnh ho có thể gặp ở bất cứ ai. Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người có sức đề kháng yếu,… là một số đối tượng rất dễ bị bệnh ho. Phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thường hay bị ho. Nguyên nhân có thể là do:

  • Thứ nhất, vì sức đề kháng đang suy giảm, dễ bị vi khuẩn tấn công, gây bệnh.
  • Thứ hai, vì cơ thể rất nhạy cảm với môi trường nên những tác động của thời tiết dễ làm hệ hô hấp của phụ nữ mang thai bị kích thích, dẫn đến những cơn ho phản ứng.
  • Thứ ba, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi lớn dần mỗi ngày, tử cung sẽ áp lực lên ổ bụng, dẫn đến trào ngược axit dạ dày. Từ đó, dịch dạ dày sẽ thường xuyên kích thích cổ họng, gây ra những cơn ho.
Khi mang thai, phụ nữ rất dễ bị mắc chứng ho vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khi mang thai, phụ nữ rất dễ bị mắc chứng ho vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Mang thai ba tháng đầu bị ho, thai nhi sẽ bị những ảnh hưởng nhất định. Sau đây là một số ảnh hưởng xấu, tác động đến thai nhi khi người mẹ bị ho:

  • Ho có thể gây động thai, sinh non: Các cơn ho liên tục sẽ gây kích thích tử cung của người mẹ. Khi ấy tử cung có thể bị gò, dẫn đến động thai sớm hoặc có nguy cơ sinh non;
  • Ho có thể khiến thai nhi suy nhược, kém phát triển: Thông thường, chứng ho sẽ khiến phụ nữ đang mang thai mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe giảm sút. Từ đó, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, thiếu chất dinh dưỡng, không phát triển tốt.
  • Ho có thể gây nhiễm trùng thai nhi: Cơn ho liên tục và ho nhiều lần trong ngày là những dấu hiệu cho biết đường hô hấp của người mẹ đã bị nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể tấn công thai nhi. Thai nhi 3 tháng tuổi là thai nhi đang ở trong giai đoạn phát triển, còn non yếu. Lúc này, vi khuẩn có thể làm mất tim thai đột ngột hoặc gây nhiễm trùng thai nhi, khiến thai nhi bị ảnh hưởng sức khỏe.

Như vậy, bị ho khi đang mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Khi ấy, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được bác sĩ xem xét nguyên nhân gây ho, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Khi mang thai ở ba tháng đầu, bệnh ho có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi mang thai ở ba tháng đầu, bệnh ho có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Một số phương pháp khắc phục chứng ho khi mang thai

1. Dùng thuốc Tây

Phụ nữ khi mang thai cần phải thận trọng khi dùng bất kỳ loại thuốc men nào. Thuốc Tây sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đối với thai nhi, nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Người mẹ chỉ dùng thuốc khi cơn ho có thể gây ra tình trạng động thai, sảy thai,…

Khi bị bệnh ho, phụ nữ mang thai cần được bác sĩ xác định nguyên nhân gây ho, từ đó dùng thuốc đúng theo những căn dặn của bác sĩ chuyên khoa.

Ở trường hợp bị ho viêm họng do virus, người bệnh chỉ cần dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, giảm đau họng. Thuốc Paracetamol là loại thuốc giảm đau họng, giảm sốt có thể dùng được. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người bệnh tuyệt đối không nên dùng thuốc Aspirin vì có thể gây quái thai.

Ở trường hợp ho viêm họng do vi khuẩn gây ra, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt. Một số loại kháng sinh phù hợp với bà bầu ở giai đoạn đầu của thai kỳ là:

  • Cephalosporin;
  • Ampicilin;
  • Penicillin;
  • Amoxicilin,…

Các loại thuốc kể trên đều thuộc nhóm kháng sinh Beta Lactam. Nhóm thuốc này an toàn cho phụ nữ có thai và có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu,… Nếu bị dị ứng với nhóm kháng sinh Beta Lactam, phụ nữ có thai có thể dùng thuốc kháng sinh nhóm Macrolid: Azithromycin, Spirammycin, Erythromycin,…

Phụ nữ đang mang thai cần dùng thuốc chữa bệnh ho theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Phụ nữ đang mang thai cần dùng thuốc chữa bệnh ho theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

ĐỌC NGAY: Thuốc kháng sinh trị ho dùng khi nào? Cách dùng an toàn

2. Dùng thuốc ngậm

Bên cạnh phương pháp uống thuốc Tây, phụ nữ đang mang thai cũng có thể khắc phục những cơn ho bằng cách ngậm thuốc giảm ho, ngậm thuốc trị viêm họng.

Một số loại thuốc ngậm giảm ho, kháng khuẩn an toàn cho phụ nữ mang thai là: Mekothrocine, Papain, Lysopain, Benzoncain,… Các loại thuốc này giúp điều trị viêm nhiễm tại chỗ, giảm đau, giảm sưng.

Người bệnh có thể dùng thuốc ngậm để cải thiện cơn ho hoặc kết hợp dùng thuốc ngậm với thuốc uống để bệnh ho mau chóng thuyên giảm.

Lưu ý, việc dùng thuốc ngậm cũng không nên tùy tiện. Phụ nữ đang mang thai ở ba tháng đầu cần hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc ngậm.

3. Dùng thuốc Y học cổ truyền

Các bài thuốc Y học cổ truyền không chỉ là các bài thuốc được rút ra từ sách Đông y mà còn là các bài thuốc được bác sĩ y học cổ truyền nghiên cứu, thẩm định tác dụng.

Các bài thuốc Y học cổ truyền trị ho ở phụ nữ mang thai đều được bào chế từ các loại dược liệu, an toàn cho người bệnh. Nếu như Tây y thường chỉ điều trị triệu chứng thì Đông y hướng đến hai yếu tố: vừa điều trị triệu chứng (ho, đau họng, rát họng) vừa loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Người bệnh đang ở 3 tháng đầu trong thai kỳ cần đến gặp bác sĩ Y học cổ truyền để được khám và chỉ định dùng thuốc. Người bệnh có thể dùng thuốc từ dược liệu tự nhiên hoặc các loại dược phẩm siro đã được bào chế sẵn và bày bán ở các nhà thuốc.

Phụ nữ đang mang thai không nên tự ý dùng bất kỳ các bài thuốc Nam truyền nào vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Một số bài thuốc Đông y cũng có thể giúp người bệnh khắc phục cơn ho, đẩy lùi cơn ho hiệu quả.
Một số bài thuốc Đông y cũng có thể giúp người bệnh khắc phục cơn ho, đẩy lùi cơn ho hiệu quả.

4. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc uống, dùng thuốc ngậm, phụ nữ mang thai cũng cần chăm sóc đúng cách tại nhà để bệnh mau chóng thuyên giảm.

Một số cách giúp mẹ bầu khắc phục cơn ho tại nhà là:

  • Ăn uống đầy đủ chất để hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường. Một số loại thức ăn nên tiêu thụ là thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu vitamin B, trái cây tươi, rau xanh,…;
  • Uống nước đầy đủ hàng ngày. Người bệnh nên uống nước ấm, tránh dùng nước đá lạnh, nước ngọt có gas,…;
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hàng ngày;
  • Tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất có mùi khó chịu;
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa;
  • Tắm gội sạch sẽ hàng ngày. Người bệnh nên tắm nước ấm và tắm nhanh để cơ thể không bị cảm lạnh;
  • Ngủ đủ giấc, luôn vui vẻ lạc quan.
Phụ nữ đang mang thai có thể khắc phục cơn ho tại nhà bằng cách: uống nước ấm, giữ ấm cơ thể, súc miệng bằng nước muối, luôn lạc quan,...
Phụ nữ đang mang thai có thể khắc phục cơn ho tại nhà bằng cách: uống nước ấm, giữ ấm cơ thể, súc miệng bằng nước muối, luôn lạc quan,…

Tóm lại, người mẹ bị ho ở ba tháng đầu của thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, bị ho khi mang thai có thể dẫn đến động thai, sinh thiếu tháng,… Một số biện pháp khắc phục bệnh ho ở 3 tháng đầu của thai kỳ là: dùng thuốc Tây, ngậm thuốc, dùng thuốc Đông y, chăm sóc đúng cách tại nhà. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bị ho khàn tiếng phải làm sao? 6 cách giảm nhanh, tự nhiên

Bị ho khàn tiếng phải làm sao là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Để có thể xử...

mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều

Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều phải làm sao?

Mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều là hiện trạng thường gặp khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Bởi...

Mẹo chữa ho bằng giá đỗ bạn biết chưa?

Nhờ các enzym tự nhiên và những dưỡng chất có lợi, giá đỗ có tác dụng làm dịu cổ họng,...

Các loại ho thường gặp và biện pháp khắc phục phù hợp

Ho là một phản xạ có điều kiện nhằm giúp phổi đẩy không khí ra bên ngoài. Tuy nhiên, tình...

Mách mẹ cách dùng hoa đu đủ đực trị ho cho trẻ

Những bài thuốc từ hoa đu đủ đực của dân gian có lẽ không mấy xa lạ trong các bài...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. ĐẶNG THỊ XUÂNĐẶNG THỊ XUÂN says: Trả lời

    Chào bs
    Em bị cảm ho kéo dài nhiều ngày mà em chưa dám uống thuốc
    Em bầu tuần thứ 8 mà em bị hen suyễn dẫn đến ho nhiều lần trong ngày
    K biết ho như vậy em có được uống siro ho Bảo Thanh được không ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *