Những loại thuốc dùng trong điều trị viêm da cơ địa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Điều trị viêm da cơ địa không đơn giản mà cần thực hiện xuyên suốt trong thời gian dài. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị viêm da cơ địa với hoạt lực khác nhau tùy theo những giai đoạn và mức độ tiến triển của bệnh.

Danh sách thuốc dùng trong điều trị viêm da cơ địa

Thông tin dưới đây mang tính chất tham khảo không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị của bác sĩ, toa thuốc trong từng trường hợp cụ thể.

Desonide

Desonide cream là một trong những loại thuốc thuộc nhóm corticosteroid có hoạt lực nhẹ. Thuốc có tác dụng ngăn chặn cơ thể phóng thích các chất gây ra phản ứng viêm sưng. Nhóm thuốc này được chỉ định dùng trong điều trị tại chỗ đối với các vấn đề ngoài da như:

thuốc điều trị viêm da cơ địa
Desonide cream là một trong những loại thuốc bôi thường được bác sĩ kê đơn để điều trị cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa

Trong quá trình sử dụng, Desonide có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể gây khó chịu, chóng mặt, đau đầu.
  • Các vấn đề ngoài da như đổi sắc tố, khô, mỏng da, nổi mụn trứng cá.
  • Một số thay đổi về huyết áp.
  • Có thể gây ra một số vấn đề về hô hấp.
  • Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa một số chất trong cơ thể.

Desonide được thiết kế dành cho người lớn, khi sử dụng cho một số đối tượng cần thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc:

  • Trẻ em.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Người có tiền sử tăng đường huyết.
  • Bệnh nhân tiểu đường.
  • Người mắc hội chứng Cushing.
  • Nguy cơ nhiễm trùng tại da và tại vị trí bôi thuốc.

Đối với liều dùng và thời gian sử dụng, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể. Tuyệt đối không tự ý sử dụng Desonide nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Clobetasol

Clobetasol là một loại thuốc có hoạt lực mạnh, thuộc nhóm corticosteroid. Tương tự như Triamcinolone, Clobetasol cũng có tác dụng làm giảm sự hoạt động của các loại hóa chất tham gia vào phản ứng viêm sưng trong cơ thể. Loại thuốc này thường được chỉ định trong một số bệnh ngoài da như:

  • Viêm da cơ địa.
  • Dị ứng.
  • Phát ban.
  • Chàm ngoài da.
Clobetasol
Thuốc trị viêm da cơ địa Clobetasol thuộc nhóm corticosteroid

Tuy nhiên, Clobetasol cũng có một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng, điển hình như:

  • Làm tăng nguy cơ kích ứng da.
  • Ảnh hưởng đến thị giác và tầm nhìn.
  • Các vấn đề về chuyển hóa, ảnh hưởng đến tuyến thượng thận.
  • Xuất hiện các phản ứng nôn, buồn nôn.
  • Nóng rát, ngứa, kích ứng, khô da, nứt nẻ.
  • Ửng đỏ, rạn da, trứng cá, rụng tóc,…

Chống chỉ định, thận trọng khi sử dụng Clobetasol đối với những trường hợp

  • Người có tiền sử dị ứng với Clobetasol.
  • Trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
  • Người có vấn đề về đường huyết như tiểu đường, tăng đường huyết.
  • Bệnh nhân có các vấn đề về chuyển hóa trong cơ thể.

Liều dùng và thời gian sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được dùng thuốc một cách tùy tiện để tránh ảnh hưởng xấu.

Betamethasone

Betamethasone là một chất glucocorticoid có tác dụng giảm các phản ứng kích ứng trong cơ thể, qua đó giúp cho tình trạng dị ứng, sưng tấy giảm bớt. Trong thực tế, Betamethasone thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân mắc các vấn đề:

  • Viêm da dị ứng, viêm da cơ địa và một số bệnh ngoài da.
  • Sử dụng trong điều trị một số rối loạn miễn dịch.
  • Hỗ trợ điều trị một số vấn đề về viêm sưng khớp.
Betamethasone
Betamethasone có tác dụng giảm viêm, ngăn chặn phản ứng quá mức của hệ miễn dịch ở những bệnh nhân bị viêm da cơ địa

Một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng betamethasone gồm có:

  • Gây ra một số ảnh hưởng không mong muốn trong hệ thống thần kinh, gây choáng, chóng mặt.
  • Có thể dẫn đến thèm ăn, tăng cân, khó ngủ.
  • Một số tác dụng phụ ở mặt, gây sưng họng, môi, lưỡi, mặt.
  • Gây đỏ, ngứa, nóng rát và gây lột da.
  • Có thể dẫn đến mỏng da, vết rạn da và phồng rộp.

Thận trọng hoặc chống chỉ định khi sử dụng betamethasone trong một số trường hợp:

  • Không sử dụng cho người có hội chứng Cushing, rối loạn tuyến thượng thận.
  • Người mắc bệnh tiểu đường và một số vấn đề về đường huyết.
  • Thận trọng khi dùng cho những trường hợp nhiễm trùng da, thận trọng khi dùng gần các vị trí tiêm, vị trí loét, vết thương hở.
  • Thận trong cho bệnh nhân suy gan, suy thận.
  • Không dùng trên vùng da bị trứng cá.
  • Không sử dụng cho những trường hợp viêm da quanh miệng.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Betamethason – Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

Hydrocortison

Thuốc Hydrocortison là một trong những hoạt chất thuộc nhóm hormone corticosteroid. Thông thường Hydrocortison thường được chỉ định sử dụng đối với các trường hợp bệnh nhân có các vấn đề như:

  • Dị ứng.
  • Các vấn đề ngoài da.
  • Điều trị các vấn đề về rối loạn máu, rối loạn hormone.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp.
  • Giảm các triệu chứng viêm sưng đau.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng giảm hydrocortisone do bệnh tuyến thượng thận.
Hydrocortison
Bệnh nhân bị viêm da cơ địa có thể được chỉ định dùng thuốc Hydrocortison ở dạng kem bôi để giảm viêm

Hydrocortisone có nhiều dạng khác nhau, khi sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Khó thở.
  • Sưng đau mắt cá chân, bàn chân.
  • Gây ra tình trạng yếu cơ, co giật các cơ.
  • Có một số vấn đề về tiêu hóa.
  • Một số triệu chứng về thần kinh, đau đầu, choáng, chóng mặt.
  • Những tác dụng phụ mức độ nhẹ như rậm lông, tăng tiết mồ hôi, nổi mụn trứng cá,…

Thận trọng, chống chỉ định khi dùng Hydrocortison cho những trường hợp như:

  • Bệnh nhân mắc các vấn đề chuyển hóa như gan, thận, ruột.
  • Thận trọng cho người có vấn đề về tim mạch, tiểu đường, suy tuyến giáp, tăng huyết áp.
  • Cân nhắc trong điều trị đối với bệnh nhân có vấn đề về cơ xương như nhược cơ, loãng xương,…
  • Bệnh nhân có một số vấn đề về nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng.

Fluocinonide

Fluocinonide là một trong những loại thuốc thuộc nhóm steroid. Tác dụng chính của loại thuốc này là giúp ngăn chặn cơ thể giải phóng ra các chất có khả năng thúc đẩy các phản ứng viêm, sưng đau. Trong thực tế, Flucinoide thường được chỉ định điều trị các vấn đề như:

  • Điều trị các phản ứng dị ứng.
  • Hỗ trợ điều trị các dạng chàm da.
  • Điều trị bệnh vảy nến.
  • Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định trong điều trị đối với một số vấn đề khác.
Fluocinonide
Fluocinonide có tác dụng kháng viêm, xoa dịu cơn ngứa cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa

Trong thời gian điều trị bằng Fluocinonide có thể gặp phải một số tác dụng phụ bào gồm:

  • Triệu chứng hô hấp như khó thở, sưng tại một số vị trí như hầu, họng, môi, lưỡi,…
  • Phát ban trên một số vùng da.
  • Có các vấn đề về giấc ngủ.
  • Mệt mỏi, có cảm giác yếu cơ, phù tại một số vị trí, tăng cân,…

Thận trọng, chống chỉ định sử dụng Fluocinonide trong những trường hợp:

  • Bệnh nhân đang mang thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Không sử dụng cho người có tiền sử dị ứng với Fluocinonide.
  • Thận trọng khi đang có các bệnh về rối loạn chuyển hóa, rối loạn miễn dịch.
  • Người đang có vấn đề về nhiễm trùng, đái tháo đường, bệnh tăng nhãn áp, bệnh đục thủy tinh thể, rối loạn tuần hoàn.

Triamcinolone

Triamcinolone là một trong những loại thuốc thuộc nhóm corticosteroid. Tác dụng chính của loại thuốc này nhằm ngăn chặn quá trình phóng thích các chất trong cơ thể có khả năng thúc đẩy các phản ứng viêm sưng. Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng điều trị cho bệnh nhân đang có các vấn đề về sức khỏe như:

  • Bệnh ngoài da, dị ứng, viêm da cơ địa, bệnh vảy nến.
  • Các bệnh tự miễn như bệnh lupus.
  • Hỗ trợ điều trị các rối loạn về hô hấp.
  • Điều trị một số vấn đề như viêm khớp, viêm loét đại tràng.
Triamcinolone
Thuốc Triamcinolone được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa

Tương tự như các nhóm thuốc khác, Triamcinolone cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho sức khỏe, bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến tầm nhìn của bệnh nhân.
  • Xuất hiện các phản ứng sưng tấy, các dấu hiệu dị ứng da.
  • Ảnh hưởng về hô hấp, thường gặp nhất là tình trạng khó thở.
  • Có các dấu hiệu co giật.
  • Một số trường hợp bệnh nhân mắc phải các vấn đề về chuyển hóa.
  • Các ảnh hưởng liên quan đến huyết áp, thần kinh như mờ mắt, ù tai, tim đập không đều,…

Triamcinolone được khuyến cáo thận trọng, chống chỉ định cho bệnh nhân đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm:

  • Người mắc phải hội chứng Cushing.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, đường huyết cao.
  • Người bị tăng áp lực nội sọ.
  • Không dùng cho bệnh nhân có vết thương hở, tổn thương da, nhất là vết loét lớn.

Một số nhóm thuốc hỗ trợ

Ngoài một số loại thuốc điều trị chính được chỉ định kể trên, bệnh nhân còn có thể được chỉ định thêm một số loại thuốc như:

  • Thuốc chống ngứa, kháng histamine.
  • Một số loại kháng sinh dùng qua đường uống.
  • Các loại thuốc ức chế miễn dịch, bao gồm Cyclosporine, Interferon, Methotrexate, Azothiaprine.
  • Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác được chỉ định hỗ trợ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Lưu ý chung khi dùng thuốc điều trị viêm da cơ địa

Khi điều trị viêm da cơ địa, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý:

  • Luôn thông báo cho bác sĩ điều trị về những loại thuốc đang điều trị, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi đơn thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng.
  • Đối với các nhóm thuốc có các mức độ hoạt lực khác nhau cần chú ý thận trọng khi sử dụng, đặc biệt là nhóm corticosteroid để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Những trường hợp dùng quá liều cần phải ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ điều trị. Trường hợp quên liều xử lí theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc.
  • Luôn chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, bảo quản thuốc đúng cách, để xa tầm tay của trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa vảy nến, viêm da cơ địa

Vảy nến, viêm da cơ địa là những căn bệnh viêm da mãn tính kéo dài dai dẳng, reo rắc...

Viêm da cơ địa có để lại sẹo không, nếu có phải làm sao?

Người mắc các bệnh ngoài da thường lo lắng về tình trạng sẹo, vết thâm,... có thể xảy ra sau...

chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng

Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Bàng: Ưu, Nhược Điểm

Lá bàng nhờ có chứa những thành phần hóa học có dược tính cao mà được sử dụng rộng rãi...

Viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân và cách trị

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn khởi phát có liên quan mật thiết với yếu tố cơ địa...

Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô – chi tiết

Không chỉ là loại rau phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhiều người còn dùng tía tô chữa viêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *