Cách chữa viêm da cơ địa ở đầu đơn giản, hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da cơ địa ở đầu gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Hơn nữa, bệnh lý này lại có xu hướng kéo dài dai dẳng và nguy cơ tái phát cao. Cần áp dụng các giải pháp điều trị đúng đắn để sớm loại bỏ triệu chứng và kiểm soát bệnh tốt nhất.

viêm da cơ địa ở đầu
Bệnh viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến bất cứ vùng da nào, trong đó có da đầu

Viêm da cơ địa ở đầu – Nguyên nhân và dấu hiệu

Viêm da cơ địa còn được gọi là bệnh chàm (eczema) – một bệnh lý da liễu thường gặp. Đặc trưng của viêm da cơ địa ở đầu là sự kích hoạt các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước. Nhiều trường hợp, da đầu còn bị bong tróc và nứt nẻ rất khó chịu. 

1. Nguyên nhân

Hiện nay, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa xác minh cụ thể nguyên nhân gây bệnh  Tuy nhiên theo các nhà khoa học, sự khởi phát của bệnh có thể liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Di truyền: Có khoảng hơn 80% trường hợp cha và mẹ bị cơ địa ở đầu thì con cái cũng sẽ mắc bệnh. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ này có thể giảm xuống 60%.
  • Sinh lý da: Trường hợp da đầu quá nhờn hay quá khô thì nguy cơ mắc bệnh  viêm da cơ địa thường cao hơn.
  • Thay đổi nội tiết tố: Mang thai, sinh con hay dùng thuốc… có thể khiến nội tiết tố thay đổi rất dễ làm bùng phát viêm da cơ địa.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Suy giảm hệ miễn dịch là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại tấn công và gây bệnh. Đặc biệt là các bệnh lý da liễu.
  • Thời tiết: Thực tế cho thấy, thời tiết thay đổi thất thường, quá nóng hay quá lạnh cũng là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm da cơ địa ở đầu bùng phát.

Ngoài ra, sự khởi phát của bệnh còn liên quan đến một số yếu tố như:

  • Dị ứng với dầu gội đầu, mỹ phẩm chăm sóc tóc
  • Sử dụng thuốc tây kéo dài
  • Da đầu đổ nhiều mồ hôi và bã nhờn
  • Vệ sinh kém
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

2. Dấu hiệu nhận biết

Viêm da cơ địa ở đầu là một bệnh lý da liễu mãn tính. Các triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là khô da, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước trên bề mặt da. Da thường rất dễ bong tróc và nứt nẻ.

dấu hiệu viêm da cơ địa ở đầu
Bệnh viêm da cơ địa khiến da đầu bị ngứa ngáy dữ dội, rất khó chịu

Các triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở vùng da đầu mà còn có thể lan xuống cả cổ, mặt, vai, ngực. Trong nhiều trường hợp, dấu hiệu sẽ không rõ ràng và điển hình. Vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh da đầu khác như gàu, viêm da đầu, nhiễm nấm…

Có thể nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở đầu thông qua một số triệu chứng đặc trưng sau đây:

  • Tại chân tóc, vùng da ở trán, gáy và phía sau vành tai có xuất hiện các mảng da đỏ.
  • Da đầu bị khô, đổi màu, bong tróc vảy trắng và gây ra tình trạng ngứa ngáy dữ dội.
  • Một số trường hợp, da đầu còn bị nhờn dính, sáp hay phồng rộp.
  • Tóc thường dễ bị xơ yếu, gãy rụng do chân tóc yếu đi.
  • Trường hợp có nhiễm trùng thì vùng da bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện vết loét, sưng tấy, chảy dịch mủ hoặc máu.

→Xem thêm: Bị viêm da cơ địa môi và cách xử lý an toàn

Viêm da cơ địa ở đầu có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở đầu được đánh giá là bệnh lý da liễu lành tính. Tuy nhiên bệnh có tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát sau điều trị. Ngoài tổn thương da kèm theo đau rát và ngứa ngáy thì bệnh hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên trường hợp chủ quan, không nghiêm túc điều trị thì người bệnh có thể đối mặt với một số ảnh hưởng và biến chứng. Điển hình như:

– Viêm da cơ địa bội nhiễm:

Các tổn thương trên da không được khắc phục khiến cho nấm men, hại khuẩn xâm nhập. Từ đó làm phát sinh tình trạng nhiễm trùng. 

– Rụng tóc ồ ạt:

Tổn thương do bệnh viêm da cơ địa gây ra thường khiến cho chân và nang tóc suy yếu. Điều này khiến tóc dễ bị gãy rụng. Nhiều trường hợp, tình trạng rụng tóc còn diễn ra ồ ạt khiến người bệnh bị hói đầu.

viêm da cơ địa ở đầu nguy hiểm không
Trường hợp không sớm điều trị bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu và khiến tóc rụng ồ ạt

– Viêm da thần kinh:

Đây là một dạng tổn thương thứ phát xảy ra khi bệnh viêm da cơ địa kéo dài mãn tính hay tái phát nhiều lần. Viêm da thần kinh (lichen hóa) đặc trưng bởi tình trạng da bị thâm nhiễm, nổi cộm và gây ngứa ngáy dữ dội.

Cách chữa viêm da cơ địa ở đầu đơn giản, hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở đầu nói riêng đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và biểu hiện triệu chứng mà sẽ có các giải pháp thích hợp.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị có thể đáp ứng với bệnh viêm da cơ địa ở đầu:

1. Điều trị Tây y theo chỉ dẫn bác sĩ

Điều trị Tây y cho bệnh viêm da cơ địa ở đầu có thể bao gồm dùng thuốc và điều trị ánh sáng (quang trị liệu). Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của bệnh để lựa chọn giải pháp phù hợp.

– Dùng thuốc:

Thuốc được dùng có thể bao gồm cả các thuốc điều trị tại chỗ và thuốc uống. Dưới đây là một số thuốc thường được bác sĩ kê toa:

  • Thuốc chống viêm tại chỗ chứa Corticoid
  • Thuốc bôi ức chế miễn dịch
  • Thuốc kháng Histamine H1
  • Thuốc uống điều hòa miễn dịch
  • Kháng sinh, thuốc chống nấm

Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên người bệnh sử dụng một số sản phẩm dầu gội có chứa hoạt chất chống nấm, chống viêm hay kháng sinh để hỗ trợ điều trị. Ví dụ như dầu gội Selsun, Head & Shoulders, Nizoral…

→Mách bạn: Thuốc bôi trị viêm da cơ địa loại nào tốt nhất?

điều trị viêm da cơ địa ở đầu
Khi bị viêm da cơ địa ở đầu nên thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ

– Quang trị liệu:

Quang trị liệu còn được gọi là liệu pháp ánh sáng – phương pháp sử dụng ánh sáng để khắc phục các tình trạng sưng viêm, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy trên vùng da bệnh. Quang trị liệu mặc dù cho hiệu quả nhanh chóng nhưng lại không kéo dài.

2. Áp dụng các mẹo chữa tại nhà

Ngoài điều trị y tế thì có thể áp dụng chữa viêm da cơ địa ở đầu bằng các mẹo tự nhiên tại nhà. Đây là giải pháp lành tính, dễ thực hiện và không tốn kém nhiều chi phí. Đặc biệt là vẫn có khả năng đáp ứng rất tốt trong các trường hợp bệnh nhẹ.

Một số mẹo chữa tại nhà được áp dụng phổ biến bao gồm:

– Dùng tinh dầu tràm trà gội đầu:

  • Chuẩn bị 1 thau nước ấm cho vài ba giọt tinh dầu tràm trà vào khuấy đều
  • Dùng nước này để gội đầu, nên dùng tay massage nhẹ nhàng trên da đầu
  • Tuyệt đối không được chà xát hay cào mạnh
  • Với mẹo này nên kiên trì áp dụng 2 tuần/ lần để nhận được kết quả tốt nhất

– Massage da đầu bằng mật ong:

  • Chuẩn bị 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất đem pha loãng với nước
  • Sau đó thoa đều hỗn hợp lên chân tóc và da đầu
  • Dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng vài ba phút
  • Cuối cùng dùng nước ấm xả lại da đầu cho sạch
  • Với cách này có thể áp dụng đều đặn 1 lần/ ngày trong 4 tuần liên tục
cách chữa viêm da cơ địa ở đầu
Dùng mật ong massage da đầu có thể giúp làm dịu da và thúc đẩy chữa lành tổn thương

– Gội đầu bằng nước sắc lá trầu không:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch và ngâm 5 phút trong nước muối loãng
  • Vớt ra để ráo rồi cho vào ấm đun với 2 lít nước
  • Chờ nước sôi khoảng 3 – 5 phút rồi tắt bếp và đổ ra thau
  • Pha thêm nước lã cho ấm rồi dùng gội đầu
  • Với cách này người bệnh có thể áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ tuần

Ngoài ra, khi bị viêm da cơ địa bạn cũng có thể dùng nhiều loại nước sắc thảo dược khác để gội đầu. Ví dụ như nước sắc lá chè tươi, lá lốt, lá ổi…

Chăm sóc và dự phòng bệnh viêm da cơ địa ở đầu

Bệnh viêm da cơ địa ở đầu có nguy cơ tái phát rất cao khi có các yếu tố thuận lợi. Để có quá trình điều trị tốt và ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

dự phòng viêm da cơ địa ở đầu tái phát
Uống đủ nước giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da diễn ra nhanh chóng hơn
  • Tuyệt đối không được cào gãi hay chà xát lên da đầu để giải tỏa cơn ngứa
  • Với các loại thuốc tây trị viêm da cơ địa ở đầu chỉ dùng khi có chỉ định của bác s
  • Thận trọng với các sản phẩm dầu gội và chăm sóc tóc khi đang bị viêm da cơ địa
  • Khi bị viêm da cơ địa ở đầu cần tránh tiếp xúc với thuốc nhuộm, hóa chất tạo kiểu tóc…
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Nên uống đủ nước, tăng cường rau củ quả tươi để thúc đẩy tốc độ hồi phục tổn thương da.
  • Tránh tiêu thụ các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị, đồ chế biến sẵn, thực phẩm dễ gây dị ứng. Đồng thời tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà đặc, rượu bia, thuốc lá…
  • Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, ngủ đúng giờ đủ giấc. Kiểm soát tốt căng thẳng, stress…
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh lạm dụng xà phòng hay các loại dầu gội có tính tẩy rửa mạnh.

Viêm da cơ địa ở đầu không phải bệnh lý da liễu nghiêm trọng nhưng cần chú ý điều trị sớm và đúng cách. Nhất là khi triệu chứng có xu hướng tiến triển nặng cần chủ động thăm khám ngay. Dùng thuốc đúng chỉ định kết hợp với chăm sóc tốt tại nhà là cách tốt nhất để đẩy lùi triệu chứng và kiểm soát bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Viêm da cơ địa có để lại sẹo không, nếu có phải làm sao?

Người mắc các bệnh ngoài da thường lo lắng về tình trạng sẹo, vết thâm,... có thể xảy ra sau...

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh viêm da cơ địa có lây không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi viêm da cơ...

Viêm da cơ địa ở mặt có chữa khỏi được không?

Viêm da cơ địa ở mặt gây ra những triệu chứng dai dẳng, khó chịu như da khô rát, ửng...

Bị viêm da cơ địa tắm lá gì để khắc phục các triệu chứng bệnh?

Bị viêm da cơ địa tắm lá gì hết khó chịu?

Nếu bị viêm da cơ địa, bạn có thể dùng một trong các loại lá như lá trà xanh, lá...

12+ cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhanh

Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh mới chớm, bệnh nhân có thể ngăn ngừa sự tiến triển của tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *