Giải đáp những câu hỏi về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Tại nhiều nước trên thế giới, viêm da cơ địa là bệnh ngoài da chiếm tỉ lệ khá cao, đối tượng trẻ em là một trong những nhóm có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
5 câu hỏi về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường gặp
1. Làm sao nhận biết trẻ bị bệnh viêm da cơ địa?
Đây là thắc mắc rất thường gặp, những phụ huynh có con nhỏ, dù mắc viêm da cơ địa hay không mắc bệnh đều rất lo lắng về cách nhận biết căn bệnh này. Nhìn chung đây là bệnh lý dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh ngoài da khác. Một số dấu hiệu viêm da cơ địa phổ biến ở trẻ nhỏ gồm có:
- Dấu hiệu ban đỏ đặc trưng.
- Nổi các mẩn ngứa trên bề mặt.
- Da có dấu hiệu khô và hơi ửng đỏ.
- Trẻ nhỏ có các dấu hiệu vảy da tại những vị trí như cổ, đầu gối, khuỷu tay.
- Song song với các dấu hiệu kể trên, trẻ cũng có các đợt ngứa da kéo dài, gây ra tình trạng khó chịu, có thể dẫn đến biếng ăn, mất ngủ, quấy khóc,…
Tìm hiểu thêm: Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc bé
2. Khi nào nên đến bác sĩ?
Thắc mắc này cũng khá phổ biến ở không ít phụ huynh. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia da liễu, đây là bệnh mà nhiều bố mẹ thường chủ quan do không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên bố mẹ cần biết rằng đây là bệnh ngoài da dai dẳng, khó chữa dứt điểm nếu như can thiệp muộn, điều trị không đúng cách.
Đối với những trường hợp viêm da cơ địa mạn tính, bệnh kéo dài và tái đi tái lại thành từng đợt có thể gây ra thương tổn như dày da, thâm, các vết thương khó chữa lành. Do đó bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám sớm khi vừa phát hiện các triệu chứng viêm da cơ địa để có những hướng xử trí phù hợp nhất.
3. Tỉ lệ viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ như thế nào?
Nhìn chung tỉ lệ viêm da cơ địa ở trẻ khá cao, chiếm khoảng 9% – 17% trường hợp (thống kê của Clinical Advisor). Tùy theo vị trí địa lý, chủng tộc, di truyền mà tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em tại những vùng khác nhau cũng có tỉ lệ khác nhau.
Trong thời gian từ năm 2000 – 2010, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) cũng đã chỉ ra một số thống kê về tỉ lệ viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ, cụ thể như sau:
- Trẻ có gốc Phi, dưới 18 tuổi, tỉ lệ viêm da cơ địa dao động dưới 17%.
- Trẻ gốc châu Âu, dưới 18 tuổi, tỉ lệ viêm da cơ địa dao động từ 5% – 10%.
- Trẻ gốc Á, dưới 18 tuổi, tỉ lệ viêm da cơ địa chiếm từ 8% – 13%.
4. Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có biến mất khi lớn lên?
Thông thường, viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ thường kéo dài trong giai đoạn từ sơ sinh cho đến dưới 7 tuổi. Sau độ tuổi này, viêm da cơ địa thường giảm bớt các triệu chứng và dần biến mất.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ kéo dài cho đến độ tuổi trưởng thành (tỉ lệ này thường khá thấp, chỉ chiếm từ 1% – 3%). Ngoài ra, viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có biến mất hay không còn tùy thuộc nhiều vào tình trạng điều trị và các biện pháp chăm sóc da.
Giải đáp: Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?
5. Trẻ bị viêm da cơ địa cần bảo vệ da như thế nào?
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có thể bị kích ứng bởi nhiều yếu tố trong sinh hoạt, môi trường sống. Do đó các biện pháp bảo vệ da rất quan trọng để tránh kích ứng đối với trẻ nhỏ. Theo nhiều chuyên gia da liễu, bố mẹ cần bảo vệ làn da của trẻ tránh khỏi các yếu tố sau:
- Các loại bụi bẩn trong không khí, mạt gỗ, kim loại, khói thải, phấn hoa,…
- Những loại lông vật nuôi như chó, mèo, các loại chim,…
- Một số loại hóa chất tẩy rửa, sản phẩm vệ sinh da không phù hợp có thể gây kích thích, làm cho viêm da cơ địa dễ bùng phát trở lại.
- Không để cho trẻ tiếp xúc với nước bẩn, đất bẩn và những nơi không đảm bảo về vệ sinh.
6. Biện pháp chăm sóc viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ cần được chăm sóc một cách phù hợp để tránh tình trạng thương tổn tiến triển nặng nề hơn. Song song với hướng điều trị từ bác sĩ, bố mẹ cần chú ý áp dụng các biện pháp vệ sinh, chăm sóc da để giữ da được sạch sẽ, tránh viêm nhiễm nặng hơn. Những biện pháp chăm sóc viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ gồm có:
- Tắm và dưỡng ẩm theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để tránh tình trạng khô và bong tróc vảy ngoài da.
- Vệ sinh da nhẹ nhàng, không chà xát, cào gãi lên da.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, ít gây kích ứng.
- Lựa chọn những loại quần áo phù hợp, mềm mại, thấm hút tốt để sử dụng. Tránh chọn trang phục dày, bí, dễ gây ngứa và kích ứng da.
- Vệ sinh nơi ở thường xuyên để tránh nguy cơ kích ứng da cho bé.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và toa thuốc của bác sĩ. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi áp dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào.
Có thể bạn quan tâm
- Trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng gì? – Các loại thực phẩm cần tránh
- Trẻ bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!