Thuốc Desonide Cream: tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Desonide là một trong những nhóm thuốc điều trị các vấn đề ngoài da, cải thiện các triệu chứng. Khi sử dụng Desonide cần chú ý những thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn.

Desonide
Nhóm thuốc Desonide

  • Tên hoạt chất: Desonide
  • Tên thương hiệu: Dermades, Desowen, Derbisol, Dermonide, Desolex, Nufapolar, Desonate, Locatop.

Thông tin về thuốc Desonide

1. Tác dụng chính của Desonide

Desonide là một dạng corticosteroid có hoạt lực nhẹ. Tác dụng chính của Desonide là điều trị các vấn đề ngoài da, cải thiện triệu chứng bằng cách can thiệp vào hệ thống miễn dịch, ức chế hoạt động của một số thành phần tham gia vào phản ứng dị ứng trong cơ thể của bệnh nhân.

2. Dạng bào chế, hàm lượng

Desonide có một số dạng và hàm lượng bao gồm:

  • Dạng thuốc bôi, kem bôi, thuốc thoa ngoài da với hàm lượng 0,05%.
  • Dạng sữa dưỡng da, thuốc thoa ngoài da có hàm lượng 0,05%.
  • Dạng bọt dùng ngoài da với hàm lượng 0,05%.
  • Dạng gel thoa ngoài da với hàm lượng 0,05%.

3. Chỉ định sử dụng Desonide

Thông thường, loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng đối với một số bệnh lý như:

  • Cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy, ửng đỏ trên da
  • Điều trị bệnh chàm.
  • Cải thiện tình trạng viêm da cơ địa.
  • Điều trị bệnh dị ứng da.
  • Cải thiện tình trạng phát ban ngoài da.

4. Chống chỉ định sử dụng Desonide

Bệnh nhân không nên sử dụng Desonide nếu đang có một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm:

  • Người có tiền sử dị ứng với Desonide.
  • Bệnh nhân có rối loạn đường huyết, mắc bệnh tiểu đường.
  • Người có hội chứng Cushing và các vấn đề về tuần hoàn.
  • Bệnh nhân đang bị suy giảm miễn dịch do bệnh AIDS, người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID).
  • Thận trọng đối với trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú hoặc dự định mang thai. Desonide thuộc nhóm C, nhóm thuốc có thể có nguy cơ khi dùng trong thai kỳ, theo khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Luôn trao đổi với bác sĩ và thông báo ngay nếu đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe kể trên.

5. Tương tác với Desonide

Tương tác thuốc:

Desonide cũng như những loại thuốc điều trị khác đều có thể có những tương tác nhất định trong thời gian sử dụng, đặc biệt là một số loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc ức chế miễn dịch như nhóm thuốc azathioprine (Imuran).
  • Thuốc cyclosporine (Neoral, Sandimmune).
  • Thuốc methotrexate (Rheumatrex)
  • Thuốc sirolimus (Rapamune).
  • Thuốc tacrolimus (Prograf).
  • Một số loại thuốc điều trị khác.

Tốt nhất bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ nếu như đang sử dụng các loại vitamin, thuốc kê toa, thuốc không kê toa, các loại thực phẩm chức năng, một số loại thảo dược.

Tương tác với thực phẩm:

Chưa có ghi nhận chi tiết những loại thực phẩm tương tác với Desonide. Tuy nhiên theo khuyến cáo, không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và các loại thức uống có cồn khác trong thời gian điều trị với Desonide.

6. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Desonide

Khi sử dụng Desonide, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng, bao gồm:

  • Dấu hiệu ngứa ngáy, dị ứng, nóng rát, da có dấu hiệu khô, phát ban và bong tróc trên bề mặt.
  • Có các triệu chứng dị ứng, nổi mụn rộm, bong tróc vảy da.
  • Một số bệnh nhân có đốm, chấm dị ứng trên bề mặt da, thay đổi sắc tố da.
  • Da bị mỏng mềm, nang tóc sưng, ngứa.

Một số tác dụng phụ tuy hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng, gồm có:

  • Ảnh hưởng tầm nhìn, nhìn mờ, tầm nhìn có quầng sáng.
  • Thay đổi tâm trạng, có cảm giác khó chịu.
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể gây ra tình trạng khó ngủ.
  • Bệnh nhân có thể tăng cân, sưng phù vùng mặt.
  • Có cảm giác mệt mỏi, cơ thể yếu.

Khi gặp phải các phản ứng không mong muốn, bạn cần ngưng sử dụng sản phẩm và thông báo cho bác sĩ điều trị. Với những phản ứng nghiêm trọng, sau khi ngưng sử dụng cần đến cơ sở y tế ngay để có hướng dẫn điều trị, toa thuốc và chỉ định phù hợp.

7. Liều dùng Desonide

Thông tin trong phần liều dùng mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, toa thuốc của bác sĩ.

Đối với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên:

  • Chỉ định sử dụng Desonide dạng bọt và gel để sử dụng trong điều trị viêm da dị ứng, chàm, vảy nến và một số vấn đề ngoài da.
  • Khi sử dụng cần vệ sinh vùng da bị kích ứng, vệ sinh tay sau đó thoa một lớp mỏng thuốc Desonide lên vùng da bị tổn thương. Liều dùng khoảng 2 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên:

  • Có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi, sữa dưỡng da, kem bôi ngoài da đối với các bệnh chàm, viêm da dị ứng, vảy nến và một số vấn đề ngoài da khác.
  • Sử dụng bằng cách vệ sinh tay và vùng da bị kích ứng, thoa một lớp thuốc mỏng lên vùng da thương tổn khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

8. Bảo quản

  • Bảo quản Desonide nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Để sản phẩm tránh xa nguồn nhiệt, ánh sáng trực tiếp, tránh nơi ẩm mốc.
  • Bảo quản sản phẩm xa tầm tay của trẻ em.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh Chàm Tổ Đỉa: Dễ Mắc, Hay Tái Phát Cần Điều Trị Sớm

Chàm tổ đỉa (Dyshidrotic Eczema) là tình trạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi các mụn nước xuất hiện...

6 bệnh da liễu thường gặp và phương pháp điều trị phù hợp

Bệnh da liễu là tình trạng bề mặt da bị kích ứng hoặc viêm. Nguyên nhân gây bệnh có thể...

viêm da cơ địa môi

Bị viêm da cơ địa môi và cách xử lý an toàn

Bị viêm da cơ địa môi gây ra rất nhiều phiền toái đến cuộc sống người bệnh, nhất là khi...

Bài thuốc chữa tổ đỉa bằng lá lốt

Chữa tổ đỉa bằng lá lốt là bài thuốc dân gian được nhiều ông bà xưa sử dụng và lưu...

Bị á sừng có nên ngâm nước muối không? Nên làm gì?

"Bị á sừng có nên ngâm nước muối không?". Nhiều người cho rằng, việc ngâm tay chân hay vùng da...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *