Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Làm gì để ngăn chặn?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý về xương khớp xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi lao động từ 20 – 55. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng ngừa và ngăn chặn?
Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phần nhân nhầy trong đĩa đệm cột sống bị tách rời và thoát ra khỏi vị trí bình thường của nó. Đồng thời chúng chèn ép vào tủy sống, các rễ thần kinh và có sự đứt rách vòng sợi nghiêm trọng. Bệnh tương đối phức tạp, đa dạng và thường tạo nên những cơn đau buốt khiến bệnh nhân di chuyển khó khăn, gây cản trở các hoạt động sống thường ngày.
Bệnh thường xuất hiện phổ biến ở những dạng sau: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoát vị đỉa đệm cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm đa tầng, thoát vị đĩa đệm mất nước…
1. Triệu chứng
Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân sẽ nhận thấy những triệu chứng sau:
- Đau nhức thắt lưng, đau liên thần kinh sườn
- Cảm giác tê lan dọc từ thắt lưng xuống vùng mông và hai chân
- Đau nhức cổ gáy lan rộng ra hai bên vai và di chuyên xuống cánh tay, bàn tay, các ngón tay
- Cảm giác tê cống, kiến bò, kim châm tại những vị trí bị bệnh
- Đau cột sống
- Đau rễ thần kinh…
Các cơn đau thường âm ỉ hoặc đau dữ dội, chúng kéo dài trong khoảng từ 1 – 2 tuần và tái phát rất nhiều lần khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Vị trí bị bệnh sẽ đau dữ dội hơn nếu bệnh nhân hắc hơi, ho hay thậm chí là nhảy mũi.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường xảy ra bởi những nguyên nhân sau:
- Bệnh nhân có tiền sử bị tai nạn hoặc chấn thương
- Những người bị béo phì có tiền sử mắc bệnh cao hơn mức bình thường
- Đĩa đệm bị tổn thương do di truyền
- Sai tư thế trong lao động hoặc các hoạt động sinh hoạt thường ngày: Tập thể dục không đúng cách, ngồi sai tư thế dẫn đến công vẹo cột sống, thường xuyên mang vác vật nặng sai cách…
- Tuổi tác
- Mắc bệnh bẩm sinh như: Gù nẹo, gai đôi cột sống
- Lái xe thường xuyên hoặc ngồi xuyên suốt trong một thời gian dài
- Ít vận động
- Hút thuốc làm ngăn chặn quá trình cung cấp oxy đến các đĩa đệm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên một số hậu quả và những biến chứng khôn lường.
1. Gây liệt tàn phế
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy cổ và những vị trí xung quanh, bệnh nhân có khả năng bị tàn phế suốt đời, mất hoàn toàn khả năng hoạt động. Khi đó bệnh nhân chỉ có thể nằm yên một chỗ, không thể đứng lên và không thể di chuyển.
2. Rối loạn đại tiểu tiện
Thoát vị đĩa đệm khiến khớp xương tại cột sống di chuyển và lệch ra khỏi vị trí ban đầu, đồng thời các dây thần kinh tại vùng thắt lưng cũng bị chèn ép dẫn đến tình trạng rối loạn cơ tròn. Lâu ngày bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc tiểu tiện và mắc phải bệnh đại tiểu tiện không tự chủ được.
Ban đầu vùng xương cùng bí tắt khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài, sau đó bệnh nhân có dấu hiệu tiểu đầm đề, nước tiểu rỉ ra ngoài một cách thụ động.
3. Teo cơ
Bệnh xuất hiện lâu ngày gây nên tình trạng chèn ép, các mạch máu không thể lưu thông đến các cơ. Nếu không được khắc phục kịp thời hoặc không điều trị đúng cách, các cơ sẽ bị thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến teo. Tình trạng teo cơ ở các chi xảy ra nhanh chóng khiến bệnh nhân mất dần khả năng lao động, đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động thường ngày.
4. Rối loạn chức năng sinh dục
Một đĩa đệm đang thoát vị có khả năng nén và chèn ép toàn bộ dây thần kinh bên dưới vòng eo (được gọi chung là cauda Equina). Điều này khiến toàn bộ vùng bàng quang và ruột suy yếu vĩnh viễn, mất kiểm soát và tê liệt. Đồng thời chức năng tình dục cũng bị rối loạn và ảnh hưởng.
5. Rối loạn cảm giác
Dây thần kinh bị tổn thương khi một đĩa đệm thoát vị. Chính vì thế những vùng da tương ứng với các rễ dây thần kinh bị tổn thương sẽ có cảm giác nóng lạnh thất thường. Đây được xem là mức độ nghiêm trọng và tổn thương sâu sắc của rễ dây thần kinh.
6. Hội chứng đau khập khiễng cách hồi
Hội chứng đau khập khiễng cách hồi là một dạng bệnh lý đau rễ thần kinh ngắt quảng. Hồi chứng này xuất hiện khi người bệnh đi một quảng đường thì muốn nghỉ ngơi và không thể đi tiếp được.
XEM THÊM: Cảnh giác những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Nên làm gì để ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Để ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn cần:
- Tránh tình trạng thừa cân béo phì bằng cách giảm cân
- Duy trì cân nặng bởi việc tăng trọng lượng có thể gây áp lực cho phần lưng dưới
- Ăn uống lành mạnh
- Đứng lên và thư giản thay vì ngồi xuyên suốt trong một khoảng thời gian dài
- Hạn chế mang giày cao gót
- Sử dụng các kỹ thuật nâng đỡ vật nặng và di chuyển đúng cách. Để làm được điều này bạn có thể ngồi xổm, dùng lực để nâng một vật nặng. Không nên khom lưng hoặc uốn cong người khi nâng
- Không bê vật quá nặng một mình
- Duy trì tư thế đúng ngay cả khi ngồi, đứng và ngủ
- Không hút thuốc lá
- Tránh tạo căng thẳng hoặc áp lực công việc bởi điều này có thể gây căng cơ
- Thường xuyên vận động bằng cách tập luyện với những bài tập cơ bụng để duy trì sự ổn định cho cột sống
- Giảm căng thẳng cho lưng bằng cách đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp, tập luyện aerobic…
Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh về vấn đề “Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Làm gì để ngăn chặn?”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về những rủi ro khi mắc bệnh và cách phòng ngừa. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào là tốt nhất?
- Cách chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc ở giai đoạn nhẹ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!