Tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những gì?

Tiêm ngoài màng cứng là liệu pháp điều trị đưa thuốc tê và thuốc chống viêm vào không gian xung quanh tủy sống. Bệnh nhân cần lưu ý trước, trong và sau quá trình tiêm thuốc để  đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của liệu pháp.

Những lưu ý cho bệnh nhân khi tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm
Những lưu ý cho bệnh nhân khi tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm

Những lưu ý khi tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm

Cùng với các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến như vật lý trị liệu, uống thuốc, phẫu thuật,… tiêm ngoài màng cứng là sự lựa chọn được nhiều bác sĩ áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có sức khỏe yếu và chưa đáp ứng được với liệu trình điều trị lâu dài. Steroid – Một loại thuốc gây mê, chống viêm sẽ được đưa vào không gian bên ngoài màng cứng, giúp giảm đau và sưng tại khu vực rễ thần kinh cột sống, cải thiện tình trạng viêm và hỗ trợ để bệnh nhân tiếp tục thực hiện những phương pháp điều trị bệnh khác.

Dù được đánh giá là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả, tuy nhiên, người bệnh vẫn cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe và tuân thủ những yêu cầu từ bác sĩ để giảm những rủi ro mà liệu pháp có thể đem lại.

Tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ

Các bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn cho bệnh nhân về bất kỳ thay đổi nào trong lịch trình, liều lượng sử dụng thuốc trước khi thực hiện liệu pháp tiêm ngoài màng cứng. Đồng thời, một vài những yêu cầu về việc điều chỉnh chế độ ăn, uống, chuẩn bị tâm lý trước khi tiêm thuốc cũng sẽ được các bác sĩ đề ra để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.

Bệnh nhân nên lắng nghe những tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho quá trình thực hiện liệu pháp

Việc kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân trước khi thực hiện tiêm ngoài màng cứng sẽ giúp bệnh nhân có được sự chuẩn bị tốt nhất và phòng tránh những nguy cơ có thể xảy ra khi tiêm thuốc.

Chuẩn bị tinh thần cho những tác dụng phụ

Liệu pháp tiêm ngoài màng cứng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm có thể khiến cho bệnh nhân gặp tình trạng ngứa ran, nóng rát và khó chịu. Ngoài ra, tác động từ thuốc tê có thể khiến cho bệnh nhân khó khăn trong việc tự đi lại và gây đau nhẹ trong 48 giờ sau liệu pháp.

Chính vì vậy, bệnh nhân cần chuẩn bị tinh thần cho những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm ngoài màng cứng để lên kế hoạch đảm bảo quá trình phục hồi sau liệu pháp.

Nghỉ ngơi và vận động đúng cách

Bệnh nhân nên lên kế hoạch cho việc nhờ người thân, bạn bè chở về nhà sau khi tiêm thuốc, bởi dưới tác động của thuốc tê, bệnh nhân có thể bị mất cảm giác vùng chân, lưng và bị chóng mặt tạm thời.

Hạn chế vận động mạnh sau khi thực hiện liệu trình. Những cơn đau nhẹ và tê mỏi có thể xuất hiện trong vài ngày kể từ khi tiêm thuốc, lúc này, bệnh nhân nên vận động nhẹ để phục hồi bệnh hiệu quả hơn.

Thông báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân có phản ứng bất thường sau liệu pháp

Những cơn đau xuất hiện sau khi tiêm thuốc là điều mà nhiều bệnh nhân thường gặp phải. Tuy nhiên, nếu cơn đau bắt đầu nặng hơn và kéo dài, kèm theo đó là nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và giảm thiểu nguy cơ biến chứng xảy ra.

Trong trường hợp việc tiêm ngoài màng cứng không đem đến hiệu quả giảm đau như ý muốn, bác sĩ có thể sẽ đề xuất cho người bệnh một vài phương án điều trị bệnh khác.

Nên kết hợp các liệu pháp khác để điều trị thoát vị đĩa đệm

Tiêm ngoài màng cứng có thể đem đến tác dụng giảm đau tạm thời cho người bệnh. Thông thường, người bệnh cần lặp lại việc tiêm ngoài màng cứng sau vài tuần hoặc vài tháng.

Việc tiêm ngoài màng cứng chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời cho người bệnh

Để điều trị bệnh triệt để hơn, bệnh nhân nên kết hợp việc tiêm ngoài màng cứng với những phương pháp điều trị khác như vật lý trị liệu, sử dụng thuốc,…Việc thực hiện đúng phác đồ điều trị từ bác sĩ và kết hợp các liệu pháp sẽ giúp bệnh nhân có được hiệu quả điều trị bệnh tốt và khả năng khỏi bệnh cao hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh mong muốn có được những giải đáp chuyên sâu về việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng liệu pháp tiêm ngoài màng cứng, hãy liên hệ trực tiếp với những bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị cụ thể thay cho các bác sĩ có chuyên môn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cảnh giác với những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Nhiễm trùng, thoái hóa cột sống, những cơn đau kéo dài... là những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa...

Chi tiết quá trình khám bệnh và chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm là một bước quan trọng giúp đánh giá được mức độ và nguyên nhân...

Bài thuốc đem lại hiệu quả bền vững qua sự kết hợp 3 nhóm thuốc

VTV2 giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang – Giải pháp hoàn chỉnh điều trị thoát vị đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm và có tỷ lệ người mắc...

Nghệ sĩ Phú Thăng hài lòng với dịch vụ thăm khám chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Nghệ sĩ Phú Thăng hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh tại TT Thuốc dân tộc

Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Phú Thăng điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm sau 3 tháng tại Trung...

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ nếu không được can thiệp có thể gây ra nhiều biến chứng như gây rối...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *