Tất tần tật những hỏi đáp về mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ thoát vị đĩa đệm được xem là sự lựa chọn tối ưu cho những bệnh nhân bị nặng, có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Xung quanh phương pháp điều trị ngoại khoa này có khá nhiều bạn đọc thắc mắc về chi phí, biến chứng hay khả năng tái phát sau phẫu thuật… Tham khảo bài viết sau để biết thông tin chi tiết.

Khi nào bệnh nhân cần mổ thoát vị đĩa đệm?

Không phải trường hợp nào bị thoát vị đĩa đệm cũng cần mổ. Đối với những trường hợp bị nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị bảo tồn bằng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu. Phương pháp phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng, được chỉ định cho những trường hợp sau:

Mổ thoát vị đĩa đệm
Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ được thực hiện cho một số trường hợp nhất định

  • Đối tượng đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 6 tháng nhưng không thấy hiệu quả
  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng gây chèn ép vào tủy sống và có nguy cơ gặp biến chứng
  • Người bị đau nặng ảnh hưởng đến chất lượng sống và khả năng vận động, làm việc.

Mục đích của mổ thoát vị đĩa đệm là gì?

Mổ thoát vị đĩa đệm được thực hiện nhằm các mục đích sau:

  • Cắt bỏ đĩa đệm bị thoát vị
  • Giảm sự chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống
  • Cải thiện các triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân bớt đau đớn
  • Phục hồi chiều cao và chức năng của đĩa đệm, tránh sự biến dạng cột sống.
  • Giúp cột sống hoạt động bình thường trở lại.

Mổ thoát vị đĩa đệm có những phương pháp nào?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng, tuổi tác của mỗi người mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp thích hợp. Các sự lựa chọn bao gồm:

  • Mổ hở: Dù được áp dụng từ rất lâu đời song cho đến nay phương pháp này vẫn là sự lựa chọn tối ưu cho một số bệnh nhân. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ rạch một đường ngay vị trí thoát vị và lấy hết dịch nhầy ra, thay đĩa đệm nhân tạo cho bệnh nhân.
  • Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm: Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, ít gây xâm lấn, thời gian bình phục nhanh.
  • Sử dụng men Chymopapain tiêu hủy nhân nhày: Men Chymopapain được đưa vào cơ thể vừa có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ở rễ thần kinh, vừa giúp tiêu hủy các thành phần proteoglycan và glycoprotein có trong nhân nhày đĩa đệm.
  • Mổ thoát vị đĩa đệm bằng laser: Thủ thuật này sử dụng năng lượng tia laser chiếu qua da nhằm mục đích giảm áp suất bên trong đĩa đệm, giải phóng rễ thần kinh khỏi sự chèn ép. Qua đó giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh một ca mổ thoát vị đĩa đệm bằng laser

Ngoài ra, kỹ thuật mổ vi phẫu hay phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng robot cũng hiện cũng đang được một số bệnh viện ứng dụng để điều trị cho bệnh nhân.

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?

Chi phí cho một ca mổ thoát vị đĩa đệm ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau, điều này còn tùy thuộc vào: Tính chất phức tạp của mỗi ca bệnh; Phương pháp phẫu thuật; Chế độ bảo hiểm; Cơ sở y tế nơi bệnh nhân điều trị; Bác sĩ thực hiện…

Tính trung bình, chi phí cho các trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Bệnh nhân mổ bằng phương pháp vi phẫu, chưa bị hẹp ống sống: Chi phí dao động từ 15 – 18 triệu
  • Mổ thoát vị đĩa đệm bằng nội soi: Khoảng 40 đến 50 triệu
  • Trường hợp bệnh nhân có hẹp ống sống phải đặt nẹp và vít: Chi phí có thể lên tới 60 đến 70 triệu.

Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể đem đến cho bệnh nhân một số rủi ro như:

  • Gặp tác dụng phụ của thuốc gây mê: Dị ứng, ngứa, đau cơ, chóng mặt, buồn nôn…
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Cơn đau kéo dài
  • Mất máu nhiều
  • Liệt chi do tổn thương thần kinh
  • Người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng khi mổ có thể bị rách màng cứng khiến dịch não tủy bị rò rỉ, từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm màng não
  • Rối loạn hoạt động đại tiện…
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không
Bệnh nhân có thể bị đau kéo dài sau mổ thoát vị đĩa đệm

Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng bởi không phải ai cũng gặp phải biến chứng sau mổ. Hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trước và sau phẫu thuật để hạn chế những rủi ro cho bản thân.

Sau mổ thoát vị đĩa đệm bệnh có tái phát không?

Theo thống kê, có khoảng 4-15% bệnh nhân bị tái phát bệnh dù trước đó đã được phẫu thuật thành công. Để tránh tình trạng này, bệnh nhân cần chú ý tránh mọi hoạt động mạnh, không khiêng vác vật nặng quá sức, giữ tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thường xuyên để cải thiện thể trạng và sức khỏe cột sống.

 Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và hạn chế các biến chứng sau mổ, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi, vận động và ăn uống đúng cách:

  • Nghỉ ngơi tại chỗ trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật. Hạn chế đi lại hoặc vận động mạnh
  • Khi đứng hoặc ngồi dậy nên mang nẹp lưng để tránh những tác động xấu lên khu vực tổn thương, làm chậm tiến độ phục hồi của cột sống.
  • Qua tháng thứ 2, bệnh nhân có thể làm một số việc nhẹ như quét nhà, tắm rửa nhưng vẫn phải duy trì mang nẹp đến hết tháng.
  • Bắt đầu từ tháng thứ 3 sau mổ, người bệnh có thể tháo nẹp, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và tập thích nghi trở lại với công việc.
  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất đạm ( thịt nạc lợn, cá, thịt gà, đậu…), canxi ( sữa, tôm, cua, cá nhỏ), rau quả tươi và các thức ăn giàu vitamin C, D, E để cột sống mau phục hồi.
  • Tái khám định kỳ hàng quý, hàng năm theo đúng chỉ định để theo dõi tiến triển bình phục cũng như kịp thời phát hiện ra các biến chứng xấu nếu có.

ĐỌC NGAY: Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt?

Việc lựa chọn được một địa chỉ mổ thoát vị đĩa đệm uy tín là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của ca phẫu thuật. Bệnh nhân nên chọn các cơ sở y tế chuyên khoa có bác sĩ giỏi, được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị phẫu thuật như:

Trên đây là một số thắc mắc thường gặp về phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm. Mặc dù có chi phí khá cao nhưng nhưng đây không phải là phương pháp an toàn tuyệt đối. Bệnh nhân cần cân nhắc về mặt lợi ích và nguy cơ, đồng thời lắng nghe sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định tiến hành.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chế độ chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm

Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, cột sống của người bệnh rất yếu và cần được quan tâm...

Nên hay không nên tập gym khi bị thoát vị đĩa đệm?

Tập Gym là một trong những bộ môn thể thao không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với sức...

Bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Hầu hết bệnh nhân đều nhận thức rõ, một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng không...

Cách chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc ở giai đoạn nhẹ

Hầu hết các trường hợp trượt đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ đều có thể tự hồi phục trong vòng...

Mô phỏng tế bào gốc

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý cột sống ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *