Vì sao phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nếu phương pháp điều trị bảo tồn tỏ ra không có hiệu quả, người bệnh vẫn tiếp tục bị làm phiền bởi những cơn đau và chúng có xu hướng trở nên nặng hơn, nhiều bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, việc điều trị chứng thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tồn tại nhiều rủi ro và không được xem là phương án tốt nhất cho người bệnh. 

Người bệnh thoát vị đau nặng, khó vận động sẽ được chỉ định phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định khi cơn đau làm ảnh hưởng đến vận động của người bệnh

Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị phồng, trượt hoặc vỡ, khi một mảnh của nhân đĩa đệm bị đẩy ra khỏi phần ống nối. Do sự dịch chuyển này mà đĩa đệm có thể đè lên các dây thần kinh cột sống, khiến người bệnh bị đau, trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến vận động của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm thường được xem là giai đoạn đầu của sự thoái hóa.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì phần nào của cột sống. Tuy vậy, nó xuất hiện phổ biến hơn ở phần lưng dưới (phần cột sống thắt lưng) và phần cột sống cổ. Khu vực bị đau của người bệnh sẽ phụ thuộc vào phần bị thoát vị.

Vị trí cơn đau phụ thuộc vào tình trạng thoát vị
Người bệnh thoát vị sẽ gặp đau đớn ở khu vực thoát vị và các vùng lân cận xung quanh

Hướng điều trị với bệnh thoát vị đĩa đệm

Phần lớn các trường hợp mắc chứng thoát vị đĩa đệm sẽ không cần phải phẫu thuật. Nếu người bệnh được chẩn đoán bệnh, các bác sĩ thường sẽ đưa ra phương án điều trị bảo tồn. Với các lời khuyên để bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động, sử dụng thuốc để giảm đau và giảm viêm dây thần kinh cột sống.

Nếu cơn đau chỉ ở mức trung bình, người mắc bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm. Nếu người bệnh gặp tình trạng nghiêm trọng hơn, liệu pháp tiêm ngoài màng cứng nhiều khả năng sẽ được đề xuất. Kèm theo các phương án điều trị bằng thuốc, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều chỉnh chế độ sinh hoạt, vận động, thực hiện các bài tập vật lí trị liệu để cải thiện tình trạng.

Nếu các phương án điều trị bảo tồn trên không thể ngăn chặn cơn đau do thoát vị, nhiều bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ phần thoát vị đang chèn ép dây thần kinh cột sống.

ĐỌC THÊM: 4 cách điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật

Điều gì dẫn đến những rủi ro trong quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

1. Xác định chưa đúng nguyên nhân của những cơn đau

Thông thường, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm dựa trên các biểu hiện đau, khó vận động của bệnh nhân. Tuy vậy, rất khó để có thể xác định nguồn gốc thực sự của những cơn đau. Bác sĩ William Welch – Trưởng khoa giải phẫu thần kinh của bệnh viện Pennsylvania cũng đã nhận định rằng, ngay cả khi chụp cộng hưởng từ MRIs, các sai lệch khi nhận định về cơn đau của bệnh nhân cũng vẫn có thể xảy ra.

Nếu chưa xác định đúng được nguồn gốc của những cơn đau, việc phẫu thuật sẽ không đem đến được hiệu quả điều trị đối với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tồn tại một vài rủi ro
Những rủi ro xảy ra trong quá trình phẫu thuật là điều không thể tránh khỏi

2. Những phát sinh có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật

Quá trình mổ hở cột sống truyền thống sẽ được các bác sĩ thực hiện với một đường mổ dài từ 15 – 20 cm để giải phóng sự chèn ép của các rễ thần kinh do thoát vị gây nên. Tuy nhiên, dù được thực hiện thành công thì nó vẫn có thể gây ra những tổn thương cho các cơ và dẫn đến những nguy cơ nhiễm trùng, đau đớn cho người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cần phải nằm viện để có thể hồi phục bệnh trong giai đoạn hậu phẫu. Trong trường hợp đã hồi phục, các đốt sống bên trên và bên dưới phần đã phẫu thuật do phải chịu một sức ép tương đối lớn nên có thể không ổn định. Từ đó, có thể dẫn đến các nguy cơ thoát vị đĩa đệm bị lan ra.

3. Tình trạng thoát vị của bệnh nhân chưa phù hợp với phương pháp phẫu thuật

Bệnh nhân mắc chứng thoát vị đĩa đệm phải có những triệu chứng như sau mới được chỉ định phẫu thuật để điều trị bệnh:

  • Đau lưng và hạn chế khả năng vận động, gây khó khăn cho cuộc sống đời thường của người bệnh
  • Xuất hiện các triệu chứng như yếu chân hoặc tê chân
  • Mất chức năng ruột và bàng quang như lúc bình thường
  • Phương pháp điều trị bằng thuốc và trị liệu không hiệu quả
  • Bệnh nhân đảm bảo được sức khỏe cho quá trình phẫu thuật.

Nếu tình trạng bệnh của những bệnh nhân chưa thực sự phù hợp với phương pháp phẫu thuật, tỷ lệ phẫu thuật sẽ thất bại cao dù bệnh nhân có chủ động yêu cầu được mổ. Đặc biệt là đối với bệnh nhân chưa đảm bảo được sức khỏe tốt, những biến chứng sau phẫu thuật sẽ dễ gặp phải hơn.

4. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm phẫu thuật ở những cơ sở kém uy tín

Những cơ sở khám chữa bệnh không đảm bảo được đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn vững vàng, hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, sẽ làm gia tăng nguy cơ phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại cho các bệnh nhân. Dù quá trình phẫu thuật không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi những tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật và phác đồ điều trị để phục hồi cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

Bệnh nhân nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín để khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh trước khi đưa ra quyết định có nên phẫu thuật hay không.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải những tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra những lời khuyên thay thế cho những chỉ định từ các bác sĩ.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Cảnh giác với những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Nhiễm trùng, thoái hóa cột sống, những cơn đau kéo dài... là những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa...

Người bị thoát vị đĩa đệm khi đi xe đạp cần lưu ý những điều này

Việc đi xe đạp khi bạn bị thoát vị đĩa đệm sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của...

Mô phỏng tế bào gốc

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý cột sống ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng...

Tất tần tật những hỏi đáp về mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ thoát vị đĩa đệm được xem là sự lựa chọn tối ưu cho những bệnh nhân bị nặng, có...

Phương pháp mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm

Mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm là phương pháp tận dụng khả năng phóng đại và chiếu sáng của...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *