Tê bì chân tay khi ngủ là bị gì? Cách điều trị

Tê bì chân tay khi ngủ là tình trạng phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên, trường hợp tê bì chân tay kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác bạn không nên chủ quan.

Tê bì chân tay khi ngủ là bị gì? Cách điều trị
Tê bì chân tay khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân gây tê bì chân tay khi ngủ

Tê bì chân tay khi ngủ thường xuất hiện khi các rễ thần kinh bị chèn ép. Lúc này, người bệnh thường cảm thấy tứ chi bị tê nhức, cứng và mất cảm giác, khó cử động. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do những vấn đề sau:

Yếu tố cơ học khiến chân tay tê bì khi ngủ

Hiện tượng tê bì, khó cử động chân tay xảy ra do những tác động cơ học như:

  • Sinh hoạt, nằm ngủ sai tư thế: Hiện tượng tay chân khi ngủ bị tê có thể là do việc bạn hoạt động thực hiện động tác sai khiến xương khớp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, trường hợp bạn nằm ngủ duy trì một tư thế quá lâu, nằm đè lên tay, vắt chéo chân,…khiến cho máu huyết bị dồn ứ dẫn đến tình trạng tê bì chân tay khi ngủ.
  • Ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi: Người cao tuổi, người có sức khỏe kém thường là đối tượng dễ gặp phải vấn đề này. Theo đó, khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là chuyển từ thu sang đông, xương khớp rất dễ bị ảnh hưởng. Nhiều người gặp phải tình trạng đau nhức khi trời chuyển lạnh, ngủ hay bị tê mỏi tay chân khá khó chịu.
  • Ảnh hưởng do chấn thương: Rễ dây thần kinh có thể bị tác động bởi những chấn thương ở khu vực tay, chân, cột sống. Điều này khiến cho khi ngủ, người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng tứ chi bị tê mỏi, thậm chí là đau nhức.

    Nguyên nhân gây tê bì chân tay khi ngủ
    Những yếu tố cơ học có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy tê bì tay chân khó chịu mỗi lúc ngủ

Đây là những tác động cơ học khiến cho bạn bị tê bì chân tay khi ngủ. Để khắc phục, bạn có thể điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, điều trị chấn thương và bảo vệ cơ thể trước những ảnh hưởng của môi trường.

Yếu tố bệnh lý khiến chân tay tê bì khi ngủ

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng tê bì chân tay khi ngủ có thể do ảnh hưởng của bệnh lý xương khớp hoặc các vấn đề khác liên quan. Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng tê bì chân tay có thể là triệu chứng khi bạn mắc những bệnh lý như:

  • Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính, hình thành do những phản ứng tự miễn trong cơ thể. Vị trí viêm có thể xảy ra ở nhiều khớp khác nhau. Trong đó, bàn tay, bàn chân là hai khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Khi mắc bệnh, màng hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn sẽ gặp nhiều vấn đề dẫn đến tổn thương.

Tình trạng tê bì chân tay khi ngủ có thể là do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Các khớp, rễ thần kinh bị chèn ép và xuất hiện tình trạng viêm nhiễm gây tê mỏi, đau nhức khó chịu. Nếu không sớm phát hiện, bệnh chuyển sang giai đoạn nặng có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho cơ thể.

  • Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xuất hiện khi dây thần kinh giữa của cánh tay bị chèn ép. Bệnh gây nên cảm giác tê rần, ngứa bàn tay, đau khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống. Đối tượng thường gặp phải hội chứng này là người thường xuyên vận động mạnh cổ tay, cánh tay. Đây cũng là một trong số những bệnh lý liên quan đến tình trạng tê tay tê chân khi ngủ.

  • Viêm dây thần kinh ngoại biên

Bệnh xuất hiện phổ biến ở người thường xuyên làm việc hay vận động mạnh, nặng nhọc đòi hỏi sức lực chân tay. Viêm dây thần kinh ngoại biên là chứng bệnh khá nguy hiểm. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể gây ra những di chứng không phục hồi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây tê bì chân tay khi ngủ
Viêm dây thần kinh ngoại biên ảnh hưởng đến vận động của tứ chi, đặc biệt là khiến tay chân tê bì thường xuyên

Các triệu chứng điển hình khi khởi phát bệnh như tê bì chân tay tương tự như bị nhiều mũi kim châm chích, điện giật. Đặc biệt, khu vực cổ tay, chân, khớp vai có cảm giác nóng ở vị trí mà dây thần kinh ngoại biên đi qua. Tình trạng đau sẽ tăng dần khi bệnh chuyển nặng.

  • Bệnh về tim mạch

Những bệnh lý về tim mạch gây ra nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề cho người bệnh. Khi mắc bệnh, hệ thống tim mạch suy giảm hoạt động khiến cho máu huyết lưu thông kém. Chính vì điều này mà các cơ, rễ thần kinh bị ảnh hưởng đáng kể.

Nhất là tình trạng cơ và rễ thần kinh ở tay, chân không được nạp đủ lượng dưỡng chất, máu cần thiết dẫn đến hiện tượng tê bì, khó cử động. Đây và vấn đề phổ biến khi người bệnh đi ngủ, cơ thể không hoạt động càng làm cho tình trạng ứ đọng máu huyết trở nên phổ biến hơn.

  • Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một trong những hội chứng gây nên tình trạng tê bì chân tay khi ngủ. Bệnh hình thành khi cơ thể bị chấn thương, có can thiệp giải phẫu, nhiễm trùng hay do tâm lý không ổn định gây nên. Triệu chứng khi bị đau cơ xơ hóa có thể xuất hiện chậm nhưng sau đó trở nên tồi tệ hơn mà không cần có yếu tố nào khác tác động.

Trong những biểu hiện thường gặp, việc khi ngủ bạn cảm thấy chân tay hay bị tê, khó cử động là tình trạng điển hình. Ngoài ra, khi xuất hiện các cơn đau, tê bì, cơ thể khó đi vào giấc ngủ, làm suy giảm khả năng tập trung, gây đau đầu, đau bụng dưới,…

  • Tình trạng hẹp ống sống

Khi ống sống bị thu hẹp dần, tủy sống và các dây thần kinh đi qua vị trí này sẽ phải chịu nhiều áp lực. Thông thường, người bệnh sẽ bị hẹp ống sống ở thắt lưng, cổ. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị, hẹp ống sống có thể trở nên nghiêm trọng phải can thiệp phẫu thuật để giảm thiểu áp lực cho tủy sống và rễ thần kinh.

Nguyên nhân gây tê bì chân tay khi ngủ
Hẹp ống sống gây ra nhiều triệu chứng

Bạn có thể nhận biết thông qua biểu hiện tê bì chân tay, cảm giác như bị chuột rút. Từ đó, việc đi lại, vận động, kiểm soát tiểu tiện gặp nhiều khó khăn. Do đó, nhằm phòng tránh các rủi ro không mong muốn, bạn nên sớm thăm khám ngay khi thấy chân, tay có cảm giác tê mỏi kéo dài, khó khăn trong việc tiểu tiện. 

  • Hiện tượng khối u bị chèn ép

Trường hợp trong cơ thể người bệnh có các khối u với tốc độ phát triển nhanh làm cho não, tủy sống hay những bộ phận khác ở tay, chân bị chèn ép, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Chính vì nguyên nhân này mà bạn thường xuyên nhận thấy tê bì chân tay khi ngủ

  • Thoát vị đĩa đệm cổ

Tình trạng đĩa đệm khu vực cột sống cổ bị thoát vị chèn ép lên rễ dây thần kinh khiến cho người bệnh bị đau nhức khó chịu. Ngoài ra, tay chân cũng gặp phải hiện tượng tê bì, nhất là khi mới ngủ dậy hoặc ngồi, nằm một chỗ quá lâu.

Các bệnh lý kể trên là nguyên nhân khiến bạn bị tê bì chân tay khi ngủ. Nếu không phát hiện sớm, chúng có nhiều khả năng tiến triển nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động. Do đó, khi nhận thấy tình trạng tay chân tê bì thường xuyên, bạn nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp điều trị sớm.

Tê bì chân tay khi ngủ có nguy hiểm không?

Hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ nếu chỉ xuất hiện một vài lần, trong thời gian ngắn thì không phải quá lo lắng. Bởi, như đã đề cập, khi ngủ tay chân của bạn sẽ nằm yên không cử động khiến máu huyết bị dồn ứ gây nên tình trạng tê mỏi khó chịu. Bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi tư thế nằm thoải mái hơn, cử động tay chân để máu lưu thông trở lại.

Mặc dù vậy, nếu tình trạng tê bì do ảnh hưởng bởi các tác nhân bệnh lý, bạn đọc cần thăm khám để xác định chính xác vấn đề của cơ thể. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra những triệu chứng, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán và điều trị.

Tê bì chân tay khi ngủ có nguy hiểm không?
Trường hợp tê bì chân tay khi ngủ do bệnh lý cần được điều trị sớm

Trường hợp không sớm phát hiện, các bệnh lý về xương khớp, thần kinh trung ương chuyển biến nặng có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ bị rối loạn hoặc suy giảm hoàn toàn khả năng vận động của tứ chi, teo cơ, thậm chí là bại liệt.

Do đó, việc cảm nhận những triệu chứng để đưa ra hướng khắc phục càng sớm, càng giúp bạn phòng tránh được những rủi ro nguy hại cho sức khỏe. Không nên để cơn đau nhức, tê bì kéo dài gây cản trở chất lượng cuộc sống, khả năng gây di chứng ảnh hưởng sức khỏe về sau.

Cách điều trị tê bì chân tay khi ngủ an toàn hiệu quả

Tùy theo nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay khi ngủ mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Trường hợp do yếu tố cơ học gây ra, bạn cần phải điều chỉnh một vài thói quen sinh hoạt, vận động để cải thiện cơn đau, tê bì.

Nếu tình trạng tê bì do ảnh hưởng bởi các bệnh lý liên quan, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp can thiệp tương thích với mức độ tổn thương và sức khỏe thực tế của từng người bệnh. Một số biện pháp điều trị tình trạng tê bì chân tay khi ngủ có thể kể đến như:

Tê bì chân tay do yếu tố cơ học

Khi bạn bị tê bì chân tay khi ngủ bởi tư thế nằm không thoải mái, do ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi, ứ đọng máu huyết có thể điều trị bằng phương pháp:

Cách điều trị tê bì chân tay khi ngủ an toàn hiệu quả
Thay đổi một số thói quen về sinh hoạt, ăn uống giúp bạn cải thiện chứng tê bì chân tay
  • Thay đổi tư thế nằm sao cho phù hợp, thoải mái nhất, tránh nằm đè lên tay, chân. Theo các chuyên gia, bạn có thể nằm nghiêng về bên phải, co người tự nhiên để giúp giấc ngủ chất lượng, tránh tê chân tay.
  • Thực hiện massage chân, tay trước khi ngủ để máu được lưu thông tốt hơn, làm ấm cơ giúp ngủ ngon và thoải mái hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập luyện một vài động tác như xoay cổ tay, cổ chân, vẫy tay nhẹ nhàng để cơ thể hoạt động, tránh tình trạng tê bì khi ngủ.
  • Sử dụng nước ấm để tắm, ngâm tay ngâm chân. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp kích thích lưu thông máu, thư giãn cơ ở tứ chi, giúp bạn phòng tránh nguy cơ bị tê mỏi. Thực hiện tốt nhất là trước khi đi ngủ, có thể sử dụng nước nấu từ lá thảo dược để gia tăng hiệu quả.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, không bỏ bữa. Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, bổ sung đạm, thức ăn bổ máu. 
  • Chú ý không làm việc quá sức, hạn chế khiêng vác vật nặng hoặc ngồi, đứng trong nhiều giờ với một tư thế khiến cho xương khớp đau nhức, gây nên tình trạng tê bì tay chân, giảm khả năng vận động.

Tê bì chân tay do bệnh lý

Để điều trị tình trạng tê bì chân tay khi ngủ do bệnh lý gây ra, bạn đọc cần thông qua thăm khám y tế. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên các cơn đau, tê bì. Theo đó, người bệnh sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị sao cho vẫn đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

Để tránh những nguy cơ không mong muốn, bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược khi chưa được chỉ định. Nhất là dạng thuốc giảm đau, các tác dụng phụ không mong muốn có thể xuất hiện gây ra thêm các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng khả năng làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách điều trị tê bì chân tay khi ngủ an toàn hiệu quả
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa

Tùy theo từng bệnh lý mà phương pháp điều trị sẽ được áp dụng tương ứng. Việc người bệnh nên thực hiện là tuân thủ theo hướng dẫn điều trị và chăm sóc để bảo vệ sức khỏe, thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Dù cho nguyên nhân gây nên hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ là sinh lý hay bệnh lý, bạn cũng nên can thiệp điều trị sớm. Do những nguy cơ không mong muốn hoàn toàn có thể xảy đến khiến cơ thể đối mặt với nhiều vấn đề. 

Phòng tránh nguy cơ tê bì chân tay khi ngủ

Chủ động phòng tránh giúp bạn có giấc ngủ ngon, hạn chế tê bì chân tay khi ngủ. Ngoài ra, nếu chăm sóc tốt cơ thể, sức khỏe được củng cố, tăng cường đề kháng để cơ thể phòng tránh các biến chứng hoặc bệnh lý khác. Một số vấn đề lưu ý:

  • Rèn luyện sức khỏe tốt, có thể tham gia các bài tập vận động nhẹ nhàng để cơ thể dẻo dai, hạn chế đau nhức xương khớp. Duy trì thói quen luyện tập thể dục đều độ, tuy nhiên không nên luyện tập cường độ cao, quá sức.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…
  • Không đứng, ngồi, nằm với một tư thế quá lâu, nên đổi khi cảm thấy mỏi, đau hay tê buốt các chi.

    Phòng tránh nguy cơ tê bì chân tay khi ngủ
    Xây dựng lối sống lành mạnh bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng
  • Uống đủ nước mỗi ngày, khi chuyển mùa, đặc biệt là thời tiết lạnh nên giữ ấm cho cơ thể.
  • Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nhất là khi tình trạng tê bì chân tay kéo dài, bạn nên thăm khám y tế và điều trị sớm.

Tê bì chân tay khi ngủ là tình trạng phổ biến, nhiều người gặp phải. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do yếu tố cơ học tác động hay bệnh lý liên quan gây ảnh hưởng. Bạn nên dựa vào nguyên nhân để lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp, phòng tránh nguy cơ.

Có thể bạn quan tâm:

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]
Bị tê đầu ngón tay như kim châm là triệu chứng gì?

Bị tê đầu ngón tay như kim châm là triệu chứng gì?

Tê đầu ngón tay như kim châm do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể bắt nguồn...

Co giật tay

Co giật tay: Những điều bạn nên biết về hiện tượng này

Các rối loạn của hệ thống thần kinh như đa xơ cứng, bại não, thiếu vitamin B hoặc vận động...

Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì? Liệu có nguy hiểm?

Đau nhức cánh tay là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có...

Tê tay chân: Nguyên nhân, chẩn đoán và thuốc điều trị

Tê tay chân là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Triệu chứng này có thể là tình trạng...

Tìm hiểu hội chứng ống cổ tay là gì và cách điều trị

Hội chứng ống cổ tay là căn bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh giữa cánh tay khiến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.