Bệnh phong
Bệnh phong gây ra các tổn thương trên da, yếu cơ và nhiều vấn đề liên quan đến dây thần kinh và tủy sống. Đây là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng. Hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh phong, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất, đồng thời cần phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người thân.
Tổng quan
Bệnh phong (Leprsy/Hansen's Disease) hay còn gọi là bệnh hủi, bệnh cùi là một bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm do một loại vi khuẩn có tên là Mycobacterium Leprae gây ra. Không chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da, vi trùng còn tác động lên hệ thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng niêm mạc hô hấp và nhiều vùng khác trên cơ thể.
Người mắc bệnh trải qua nhiều triệu chứng khủng khiếp khiến cơ thể dần suy kiệt dẫn đến tử vong. Các tổn thương trên da nhanh chóng bị lở loét gây mất thẩm mỹ, nhiều người xa lánh. Tổn thương dây thần kinh kéo theo nhiều biến chứng nguy hại đối với đời sống và sức khỏe của người bệnh.
Chính vì thế, các chuyên gia đưa ra lời cảnh báo người dân cần chủ động phòng tránh bệnh phong. Đồng thời, hãy liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh phong, dựa vào tình hình sức khỏe của người bệnh, thuốc sẽ được hướng dẫn sử dụng với liều dùng hợp lý.
Phân loại
Dựa trên mức độ tiến triển của bệnh người ta chia bệnh phong thành 5 loại chính:
- Mức độ 1: Các triệu chứng chưa bùng phát dữ dội, trên da bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên, bao gồm xuất hiện đốm màu phẳng, hơi tê nhẹ.
- Mức độ 2: Tổn thương bắt đầu lan rộng hơn về kích thước và số lượng.
- Mức độ 3: Mảng đỏ hình thành trên da, bất kỳ vùng da nào cũng có khả năng xuất hiện mảng đỏ. Kèm theo đó người bệnh sẽ thấy hơi tê nhẹ trên da, hạch bạch huyết sưng.
- Mức độ 4: Cảm giác tê bì xảy ra nặng nề hơn, đồng thời các tổn thương cũng xuất hiện dày đặc hơn trên da.
- Mức độ 5: Bệnh nặng, có tình trạng nhiễm trùng, bệnh nhân bị rụng tóc, BIẾN CHỨNG.
Bên cạnh đó, dựa trên số lượng vi khuẩn xâm nhập cơ thể, bệnh phong còn được chia thành 2 loại là nhóm ít vi khuẩn và nhóm nhiều vi khuẩn. Sau khi đã thực hiện các xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đang thuộc nhóm bệnh nào về đưa ra phương án can thiệp phù hợp.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Vi khuẩn Mycobacterium Leprae là vi khuẩn gây bệnh phong. Chúng xâm nhập vào cơ thể, tấn công tế bào da, hệ thần kinh ngoại biên và tủy sống. Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn gây bệnh bắt đầu có những triệu chứng bất thường sau một thời gian ủ bệnh. Tuy hiện nay đã có thuốc điều trị nhưng chưa có vắc xin phòng ngừa như các bệnh lý khác.
Bệnh phong là nguyên nhân lấy đi nhiều sinh mạng từ những năm đầu xuất hiện khi chưa có biện pháp chữa trị và phòng tránh. Trước đây chứng bệnh này được xếp vào danh sách các bệnh lý nan y, gây tử vong cao. Không những thế, bệnh nhân mắc phong còn bị xã hội xa lánh, hắt hủi.
Tuy nhiên, bạn cần biết một điều bệnh lý này không phải là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiếp xúc ngoài da. Đồng thời, bệnh cũng không truyền từ mẹ sang con, đường tình dục,... Bệnh nhân có khả năng lây vi khuẩn cho người lành chỉ có trường hợp nặng, thể nhiều khuẩn nhưng không được điều trị.
Đa số các bệnh nhân đã có sử dụng thuốc điều trị bệnh thì chỉ sau 5 ngày, các tác nhân gây hại đã trở nên yếu ớt và không thể lây lan. Vi khuẩn gây bệnh có thể lây qua đường hô hấp hoặc trên các vị trí có vết thương hở. Tùy vào đề kháng của người lành mà khả năng gây bệnh không có hoặc có rất thấp.
Mặc dù được nhận định là bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên bạn đọc cần lưu ý thực tế bệnh chỉ có khả năng lây lan từ người bệnh nặng chưa được điều trị sang người lành. Thời gian ủ bệnh kéo dài, từ lúc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi phát triệu chứng có thể lên đến đến 5 năm.
Những đối tượng nguy cơ mắc bệnh thường là người đang sống trong vùng có nhiều người mắc bệnh phong, thường xuyên giao tiếp và tiếp xúc với người bệnh. Một vài trường hợp liên quan khuyết tật di truyền, người xử lý động vật như tinh tinh, khỉ mặt xanh, khỉ đuôi dài,... có chứa vi khuẩn gây bệnh.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Giai đoạn ủ bệnh kéo dài khiến bệnh nhân khó khăn trong việc phát hiện sớm tình trạng nhiễm khuẩn và ngăn chặn kịp thời. Khi các triệu chứng khởi phát cũng có nhiều bệnh nhân nhầm lẫn bệnh phong với các bệnh lý khác. Việc điều trị càng muộn càng khiến người bệnh đối mặt với nhiều rủi ro.
Chính vì thế, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, chẩn đoán bệnh và sớm có biện pháp điều trị kiểm soát. Dưới đây là những triệu chứng điển hình ở người mắc bệnh phong:
- Các bất thường trên da xuất hiện, đặc biệt là sự hình thành các mảng da có màu sắc bất thường.
- Cơ thể mất dần cảm giác nóng, lạnh, đau khi vi khuẩn tấn công hệ thần kinh ngoại biên.
- Người bệnh còn nhận thấy trên mặt có nhiều nốt sần sùi, mũi bị xẹp xuống bất thường.
- Cục u xuất hiện ở khớp xương cổ tay, vùng khuỷu tay hay đầu gối, có thể sờ được, không quá đau.
Dần dần các triệu chứng ngày càng trở nên dữ dội hơn khi người bệnh không có biện pháp điều trị kịp thời. Biến chứng bệnh phong gây ra rất nặng nề, thậm chí là dẫn đến tử vong.
Chẩn đoán
Bác sĩ thăm khám các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải, chỉ định xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu bao gồm:
- Tìm trực khuẩn phong: Mẫu bệnh phẩm được lấy từ vị trí tổn thương trên da hoặc dây thần kinh, sau đó tiến hành nhuộm Ziehl-Neelsen tìm trực khuẩn phong. Biểu hiện nhiễm phong khi các trực khuẩn có màu đỏ, xuất hiện thành từng cụm, từng bó hoặc đứng rải rác.
- Sinh thiết: Phương pháp chẩn đoán bằng cách giải pháp bệnh lý đặc hiệu thực hiện trong phòng thí nghiệm.
Biến chứng và tiên lượng
Bệnh phong là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng gây chết người. Các triệu chứng của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh không nên chủ quan, cần chủ động đến gặp bác sĩ nếu phát hiện cơ thể có triệu chứng bất thường.
Trường hợp bệnh phong tiến triển nghiêm trọng, cấu trúc da, hệ thần kinh ngoại biên,... bị tác động nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe, rút ngắn tiên lượng sống của bệnh nhân. Dưới đây là những biến chứng người bệnh có thể phải đối mặt khi bệnh phong tiến triển nhưng chưa can thiệp điều trị:
- Lở loét ngày càng lan rộng trên da.
- Nhiễm trùng tại vết lở loét lan rộng ra toàn thân khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội.
- Tóc, lông mi, lông mày rụng dần.
- Hốc mắt bị vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm đau khó chịu.
- Người bệnh có thể rơi vào trạng thái mù lòa vĩnh viễn.
- Ngạt mũi, khó thở xảy ra trong thời gian dài.
- Biến dị tay, chân, tàn tật vĩnh viễn.
- Cơ yếu, kém linh hoạt, người bệnh gặp khó khăn trong đời sống.
- Suy thận, suy giảm sinh lý nghiêm trọng.
Hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh phong, tuy nhiên do bệnh nhân chủ quan không khám sớm nên tình trạng bệnh đã tiến triển nặng. Thuốc chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, thế nhưng các di chứng nặng nề có thể đeo bám người bệnh đến cuối đời.
Chính vì thế, bệnh nhân hãy chủ động đến cơ sở y tế gần nhất, khám và điều trị bệnh phong sớm nhất có thể. Việc can thiệp điều trị bệnh kịp thời, diệt vi khuẩn gây hại giảm thiểu nguy cơ truyền nhiễm bệnh phong cho những người xung quanh.
Điều trị
Để điều trị bệnh phong, trước hết bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình sức khỏe của người bệnh, thăm hỏi và thực hiện các xét nghiệm liên quan. Sau khi có kết quả chẩn đoán, các phương án kiểm soát bệnh phong được chỉ định cho từng đối tượng.
Các thuốc được dùng trong điều trị bệnh phong đa phần là thuốc kháng sinh. Mục đích sử dụng thuốc là kịp thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, loại bỏ nguy cơ lây nhiễm bệnh, kiểm soát triệu chứng cho bệnh nhân. Các thuốc thường dùng bao gồm:
Dapson (DDS)
Công dụng kìm trực khuẩn phong không cho chúng tiếp tục phát triển và lan rộng. Đây là thuốc quan trọng được sử dụng trong điều trị bệnh phong từ xưa đến nay. Khi vào cơ thể thuốc được hấp thu hoàn toàn thông qua đường tiêu hóa.
Mặc dù vậy, loại thuốc này không diệt khuẩn chỉ có tác dụng kìm hoạt động của hại khuẩn. Do đó, thông thường thuốc được kết hợp sử dụng cùng với các loại thuốc khác để tăng cường hiệu quả. Chẳng hạn sử dụng Dapson + Clofazimin hoặc Rifampin.
Bệnh nhân dùng thuốc theo phác đồ điều trị riêng, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Một số phản ứng phụ xảy ra trong thời gian dùng thuốc bao gồm buồn nôn, đau đầu, da phát ban, tâm thần bấn loạn thiếu máu....
Rifampicin
Thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị bệnh phong. Đây cũng là loại thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị lao. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn lao, vi khuẩn gram dương âm và trực khuẩn phong thể mạnh.
Tuy nhiên, so với thuốc kể trên, Rifampicin không có tác dụng mạnh mẽ lên hệ thần kinh, các tổn thương vẫn không được thuyên giảm như mong đợi. Do đó, để tăng cường hiệu quả chữa bệnh phong, bác sĩ thường kê đơn thuốc đi kèm để bệnh nhân sử dụng và kiểm soát phong được tốt nhất.
Clofazimin
Thuốc được dùng trong điều trị bệnh phong, tác dụng kìm khuẩn thường được chỉ định kết hợp các thuốc khác. Thuốc có tác dụng chống viêm và giúp các nốt sần do phong gây ra không tiếp tục tiến triển. Tùy từng trường hợp phác đồ, liều dùng thuốc sẽ được chỉ định và hướng dẫn.
Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân còn được chỉ định bổ sung thuốc kháng viêm nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn rủi ro tổn thương lan rộng và ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nhóm thuốc ức chế miễn dịch cũng được thêm vào đơn thuốc dựa theo tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Thuốc điều trị bệnh phong hay các thuốc điều trị bệnh nói chung khác có thể gây ra tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Bệnh nhân được khuyến cáo nên thực hiện đúng phác đồ điều trị phong kết hợp chăm sóc cơ thể đúng cách để giảm thiểu tác dụng phụ và giúp quá trình chữa trị đạt hiệu quả tích cực trong thời gian sớm nhất.
Phòng ngừa
Bệnh phong có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại, người bệnh thậm chí có thể bị đe dọa tính mạng nếu không được khám chữa sớm. Chính vì thế, tốt nhất người khỏe mạnh nên chủ động phòng bệnh, bảo vệ bản thân và gia đình tránh khỏi vi khuẩn gây bệnh. Một số lưu ý phòng ngừa như sau:
- Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Sử dụng xà phòng sát khuẩn làm sạch da, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
- Tránh xa những khu vực có nhiều người mắc bệnh để hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, đeo khẩu trang để giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.
- Dự phòng lây bệnh tuy nhiên vẫn đảm bảo tính nhân văn, lịch sự đối với người bệnh. Không kì thị, xúc phạm người bệnh, bạn có thể hỗ trợ họ một số vấn đề nằm trong khả năng và vẫn đảm bảo tính an toàn cho bản thân.
- Tăng cường đề kháng, củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể dục.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, điều trị bệnh lý đang mắc phải triệt để nhằm tránh rủi ro suy giảm hệ miễn dịch tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp....
Những câu hỏi quan trọng khi đi khám
1. Làm thế nào để biết tôi có mắc bệnh phong hay không?
2. Tình trạng bệnh lý của tôi có nguy hiểm không?
3. Tôi có thể sống được bao lâu khi mắc bệnh phong?
4. Nếu tôi không điều trị bệnh thì điều gì sẽ xảy ra?
5. Trường hợp tôi tiếp xúc gần với người khỏe mạnh có lây bệnh cho người đó không?
6. Dùng thuốc trong bao lâu có thể kiểm soát bệnh phong?
7. Tôi sẽ gặp phải những di chứng gì do bệnh phong để lại?
8. Làm cách nào để tôi bảo vệ người thân khỏi bệnh phong?
Bệnh phong là bệnh truyền nhiễm có thể biến chứng nặng nề. Người bệnh thậm chí có thể tử vong nếu bệnh phong kéo dài không có cách can thiệp phù hợp. Chủ động phòng bệnh là lời khuyên được các chuyên gia cảnh báo. Mặc dù bệnh phong hiện nay không còn phổ biến, tuy nhiên bạn đọc không thể chủ quan. Nếu phát hiện cơ thể có các biểu hiện lạ, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra, điều trị càng sớm càng tốt.