Tay chân hay bị tê là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Tay chân hay bị tê khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong công việc và cuộc sống. Tình trạng này phổ biến ở đối tượng người cao tuổi, liên quan đến những vấn đề thuộc hệ thần kinh và mạch máu. Trường hợp không điều trị, bệnh biến chứng để lại nhiều hậu quả cho cơ thể như teo cơ, mất khả năng vận động tứ chi, bại liệt.

Tay chân hay bị tê là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả
Tay chân hay bị tê là bệnh gì?

Tay chân hay bị tê là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết

Tê tay chân thường xuyên phổ biến ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề này đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Người mắc phải thường bị mỏi, nhức bên trong xương khớp gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Theo các chuyên gia, hiện tượng tay chân thường xuyên bị tê là do có sự chèn ép rễ dây thần kinh. Người bệnh bắt đầu có cảm giác tay chân và đầu ngón tay tê như kim châm, chuột rút. Lâu dần, nếu không được điều trị, khả năng vận động của các chi có thể bị suy yếu nghiêm trọng.

Nhằm giúp bạn đọc sớm nhận biết và điều trị, dưới đây là một vài dấu hiệu điển hình của việc tê bì chân tay diễn ra thường xuyên:

  • Đầu ngón tay, ngón chân bị ngứa ngáy, tê nhức râm ran, tương tự như cảm giác kim châm, kiến cắn. Đôi lúc, cảm giác ngứa xuất hiện ở các khoen ngón tay, ngón chân làm người bệnh vô cùng khó chịu.
  • Bắp chân, bàn chân thường xuyên bị chuột rút, đặc biệt là trong khi người bệnh đang ngủ.
  • Tay chân thường xuyên xuất hiện những cơn tê buốt làm cho vận động trở nên khó khăn. Không những thế, tình trạng này còn lan rộng ra cánh tay, cổ chân, cẳng chân khiến việc đi lại của người bệnh bị hạn chế.
  • Mất cảm giác ở tay và chân khi những cơn tê nhức kéo dài. 
  • Khớp xương nhức đau kéo dài không dứt làm cho cơ thể người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, không còn sức lực.
    Tay chân hay bị tê là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết
    Tình tê nhức khó chịu tay chân khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc cầm nấm, đi lại

Khi nhận thấy những dấu hiệu không bình thường này, bạn nên thăm khám y tế để xác định nguyên nhân chính xác và can thiệp điều trị. Bởi, nguy cơ biến chứng khá cao nếu người bệnh không kiểm soát tình trạng tê mỏi tay chân thường xuyên này. Đặc biệt, nếu rễ thần kinh bị chèn ép kéo dài có thể gây bại liệt, mất hoàn toàn khả năng vận động của các chi.

Tay chân hay bị tê do đâu gây ra?

Có nhiều nguyên nhân khiến tay chân hay bị tê mỏi. Điển hình là do các yếu tố bên ngoài lẫn bệnh lý tác động. Người bệnh xác định được nguyên nhân sẽ có hướng điều trị phù hợp, cải thiện bệnh và tránh được các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những vấn đề phổ biến:

Tay chân hay bị tê do ảnh hưởng từ bên ngoài

Một vài yếu tố cơ học từ bên ngoài có thể là tác nhân khiến cho tay chân xuất hiện những cơn đau nhức, tê bì khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng này:

  • Ngồi sai tư thế khiến cho xương khớp bị tác động, nhất là khi bạn ngồi ở một tư thế trong thời gian dài. 
  • Mặc quần áo bó sát thường xuyên, mang vớ chân quá chật,…khiến cho dây thần kinh bị chèn ép, làm ứ đọng máu huyết. Chính vì thế mà tay, chân thường xuyên xuất hiện những cơn tê mỏi khó chịu.
  • Thời tiết thay đổi cũng là tác nhân bên ngoài khiến cho xương khớp bị ảnh hưởng. Nhất là đối với người cao tuổi, khi thời tiết chuyển lạnh cơ thể thường xuyên đau mỏi. Ngoài ra, nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng làm cho tay chân hay bị tê nhức khiến vận động khó khăn.
  • Cơ thể nhiễm độc hóa học từ môi trường sống gây nên tình trạng rối loạn dòng chảy của máu huyết. Tê chân, tê tay là một trong những biểu hiện báo hiệu cho bạn biết rất có thể bạn đang bị nhiễm phải hóa chất độc hại.
  • Căng thẳng, áp lực cũng là yếu tố gây nên vấn đề này. Do hệ thống thần kinh trong cơ thể, trong đó có các dây thần kinh ở tay và chân đều có mối liên hệ mật thiết tới yếu tố tâm lý. Khi tâm trạng của con người thay đổi thất thường, tay chân cũng xuất hiện những cảm giác tê, ngứa khác thường.
  • Tay chân hay bị tê nếu trước đó bạn đã từng trải qua tai nạn, chấn thương. Đặc biệt là những tổn thương ở khu vực tứ chi tạo nên những áp lực chèn ép lên dây thần kinh. Trường hợp không được khắc phục đúng cách, nguy cơ cao bạn phải đối mặt với những di chứng vĩnh viễn.
    Tay chân hay bị tê do đâu gây ra?
    Những tác động bên ngoài là nguyên nhân khiến dây thân kinh bị chèn ép ảnh hưởng đến khả năng vận động của tứ chi

Trên đây là một vài nguyên nhân bên ngoài gây nên hiện tượng tê tay, tê chân thường xuyên. Để khắc phục, bạn nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt và áp dụng phương pháp xử lý dựa vào tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến xương khớp.

Tay chân hay bị tê do bệnh lý

Ngoài những tác động bên ngoài khiến tay chân bị tê nhức thường xuyên thì một số bệnh lý liên quan cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Điển hình như:

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm: Vị trí xuất hiện các đĩa đệm bị thoát vị thường là cột sống cổ hoặc thắt lưng. Dây thần kinh cột sống bị chèn ép bởi những khối thoát vị khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động tay, chân, tạo cảm giác tê mỏi khó chịu.
  • Bệnh thoái hóa khớp: Tình trạng tổn thương tại các khớp trên cơ thể, nhất là khớp gối, khớp tay, chân khiến cho khả năng vận động bị suy giảm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy thường xuyên bị tê tay, tê chân.
  • Bệnh thoái hóa cột sống: Sụn khớp, đốt sống ở người cao tuổi ngày càng yếu dần, bị bào mòn và cọ sát vào rễ thần kinh. Chính vì vấn đề này mà khu vực tứ chi, dọc từ tay xuống tới chân của người bệnh xuất hiện tình trạng tê nhức, mỏi vào ban đêm và khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Bệnh đa xơ cứng: Trên thực tế, đây là tình trạng rối loạn tự miễn tác động đến hệ thần kinh trung ương. Người bệnh sẽ bị tổn thương tại màng bọc myelin. Cũng chính vì điều này mà tay chân hay bị tê bì, co thắt cơ bắp khá khó chịu.
  • Rối loạn chuyển hóa: Người mắc các chứng bệnh như tiểu đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch hay bị thừa cân béo phì rất dễ rơi vào trạng thái rối loạn chuyển hóa. Khi đó, người bệnh sẽ khoogn còn cảm giác ở hai chi trên và hai chi dưới. Trường hợp nặng, tình trạng tê chân, tê tay sẽ diễn ra thường xuyên và nặng nề hơn.
  • Hẹp ống sống: Hiện tượng bất thường bẩm sinh xảy ra ở cột sống khiến cho xương sống biến dạng, rễ thần kinh ở khu vực này phải chịu nhiều tác động, bị chèn ép trong thời gian dài. Nếu không sớm xử lý, tình trạng hẹp ống sống có thể khiến máu huyết dồn đọng, suy giảm khả năng vận động của người bệnh.
    Tay chân hay bị tê do đâu gây ra?
    Nguyên nhân gây nên tình trạng tay chân hay bị tê mỏi, đau nhức là do bệnh lý liên quan gây ra

Trên đây là những bệnh lý phổ biến có liên quan đến tình trạng tay chân hay bị tê nhức khó chịu. Nhằm hạn chế nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, chăm sóc cơ thể để bệnh sớm cải thiện.

Tình trạng tay chân hay bị tê có nguy hiểm không?

Tình trạng tay chân hay bị tê bì khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, lao động. Ngoài ra, nếu kéo dài, bệnh có thể khiến cho sức khỏe của người bệnh suy giảm, gây ra các biến chứng khó khắc phục. Các trường hợp xấu có thể xảy ra như:

  • Người bệnh bị mất cảm giác hoàn toàn ở tay và chân.
  • Khả năng cao khu vực tê bì, nhức mỏi thường xuyên bị hoại tử nguy hiểm.
  • Trường hợp tê tay, tê chân liên quan đến bệnh tiểu đường, đồng thời cơ thể đã có dấu hiệu xuất hiện tổn thương dây thần kinh ngoại vi của bàn chân, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ tháo chân để điều trị. Nếu biến chứng nghiêm trọng sẽ khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa.

Cũng bởi tính chất nguy hiểm khi tay chân hay bị tê mà không được xử lý, kéo dài dẫn đến biến chứng, bạn đọc nên sớm thăm khám khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng kể trên. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo những phương pháp sao cho phù hợp và đảm bảo hiệu quả nhất.

Cách điều trị tình trạng tay chân hay bị tê hiệu quả

Nếu tình trạng tay chân hay bị tê mỏi do những tác nhân từ bên ngoài ảnh hưởng, bạn có thể điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt cũng như thăm khám sớm để điều trị. Trường hợp nguyên nhân gây tê mỏi là do bệnh lý xương khớp, rối loạn chuyển hóa,…bạn cần can thiệp sớm để phòng tránh những nguy cơ không mong muốn.

Dựa vào sức khỏe của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp được áp dụng phổ biến:

Dùng thuốc Tây y điều trị tê chân tay

Sử dụng thuốc chữa tê bì tay chân là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải tác dụng phụ nếu sử dụng sai thuốc, sai liều lượng. Do đó, tốt hơn hết bạn nên tuân thủ theo chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Một số loại thuốc thường được dùng để khắc phục chứng tay chân tê bì như:

Cách điều trị tình trạng tay chân hay bị tê hiệu quả
Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm,…sẽ được bác sĩ chỉ định cho từng đối tượng người bệnh phù hợp
  • Nhóm thuốc giảm đau: Bác sĩ thường kê cho người bệnh uống dạng thuốc giảm đau thông dụng là paracetamol để giảm tê mỏi tay chân. 
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Trường hợp tay chân tê kèm theo tình trạng sưng viêm, bạn có thể được chỉ định sử dụng các dạng thuốc như aspirin, diclofenac,…
  • Thuốc chống trầm cảm: Đây cũng là một trong những loại thuốc được sử dụng để khắc phục tình trạng tay chân hay bị tê mỏi.
  • Thuốc kháng viêm có corticosteroid: Ở mức độ nghiêm trọng, để điều trị tình trạng tê bì, bác sĩ sẽ cân nhắc cho người bệnh sử dụng dạng thuốc kháng viêm có chứa corticosteroid. 

Ngoài những loại thuốc này, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc khác nhau. Bạn nên uống thuốc theo đúng hướng dẫn về thời gian và liều lượng, tránh lạm dụng hoặc tự ý ngưng sử dụng. Những tác dụng phụ có thể xuất hiện khiến bệnh biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Khắc phục tại nhà tình trạng tay chân hay bị tê bì, nhức mỏi

Sử dụng phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian có công dụng cải thiện tình trạng tê bì chân tay khá hiệu quả. Bạn có thể tận dụng những loại thảo dược thiên nhiên xung quanh nhà, vừa tiết kiệm chi phí vừa an toàn, ít gây ra tác dụng phụ. Tham khảo ngay các cách sau:

Sử dụng ngải cứu: Trong loại cây này có chứa những thành phần giúp hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh về xương khớp. Đồng thời, do có tính ấm nóng, kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên ngải cứu được dân gian tin tưởng sử dụng khi thấy tay chân hay bị tê, nhất là vào ban đêm hoặc trời chuyển lạnh. Thực hiện theo cách đơn giản:

  • Rửa sạch một nắm lá ngải cứu nhiều lần với nước sạch và ngâm qua nước muối pha loãng.
  • Sau đó cho ngải cứu vào nồi nước đun sôi, cho vào một ít muối biển.
  • Khi thấy lá ngải cứu mềm, không nấu quá chín rục thì vớt ra. 
  • Để cho lá nguội bớt rồi đắp trực tiếp lên khu vực tay chân đang bị tê, mỏi khó chịu.
  • Giữ cho đến khi lá nguội hẳn.
  • Nhờ vào nhiệt độ và dược tính có trong lá cây ngải cứu mà máu huyết ở tay chân lưu thông tốt hơn, giảm tê mỏi vô cùng hiệu quả.
    Cách điều trị tình trạng tay chân hay bị tê hiệu quả
    Áp dụng các phương pháp dân gian giảm tê tại nhà cho tình trạng nhẹ khá hiệu quả

Sử dụng gừng và muối: Gừng là nguyên liệu chế biến món ăn phổ biến. Bên cạnh đó, do tính ấm, sát khuẩn, kháng viêm tốt nên ngoài dùng làm nguyên liệu trong nấu ăn, gừng còn được tận dụng với nhiều mục đích khác nhau, điển hình là điều trị tình trạng nhức mỏi cơ thể. Trường hợp bạn thường xuyên tê tay chân cũng có thể sử dụng mẹo chữa này. Tham khảo cách làm sau:

  • Sử dụng một củ gừng tươi và ít muối.
  • Gừng bạn rửa sạch rồi đập dập, sau đó cho hai nguyên liệu vào trong một chậu nước ấm.
  • Tiến hành ngâm tay, chân trong nước cho đến khi nước nguội hoàn toàn.
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện mẹo chữa này mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Chườm nóng giảm tê: Biện pháp chườm nóng giúp máu huyết tay chân lưu thông tốt hơn, cải thiện chứng tê mỏi ngay tại nhà. Bạn có thể thực hiện theo phương pháp sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc nhúng khăn bông vào nước ấm vắt khô rồi chườm trực tiếp lên khu vực đang bị tê. Mỗi ngày nên thực hiện từ 1 – 2 lần để có được hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng dầu dừa: Bạn chỉ cần sử dụng một lượng vừa đủ dầu dừa, sau đó làm ấm nóng và thoa lên vị trí tay và chân đang bị tê. Kết hợp giữa dầu dừa và massage sẽ kích thích tăng cường lưu thông máu giúp bạn xua tan được cơn tê bì chân tay khó chịu.

ĐỌC NGAY: Mách bạn 12 cách trị tê chân tay tại nhà hiệu quả nhanh

Bài tập giảm tê tay chân tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc tân dược hoặc các mẹo chữa dân gian, bạn có thể áp dụng một vài động tác giúp khắc phục tình trạng tay chân tê mỏi tại chỗ. Dưới đây là các bài tập thường được sử dụng:

Cách điều trị tình trạng tay chân hay bị tê hiệu quả
Xoa bóp, tập các bài vận động giúp giảm tê chân tay
  • Giãn cơ: Bạn tập xòe và gập các ngón tay, ngón chân để giải phóng cơ chân, tay cũng như các khớp liền kề với các chi. Động tác thực hiện liên tục trong 5 phút.
  • Nắm tay: Bạn căng cơ hai bàn tay ra hết mức đến khi cảm nhận hơi mỏi thì nắm chặt tay lại như nắm đấm. Mỗi lần thực hiện giữ khoảng 45s, ngày thực hiện 3 – 4 lần hoặc bất cứ lúc nào bạn muốn.
  • Xoa bóp tăng tuần hoàn máu: Bạn ma sát hai bàn tay vào nhau cho đến khi chúng ấm dần lên. Sau đó thực hiện động tác xoa tay, xoa chân để giúp điều hòa máu huyết đến các chi được tốt hơn. Bạn thực hiện bài tập trước khi ngủ, khi mới ngủ dậy để cải thiện tình trạng tay chân tê mỏi khó chịu.

Các bài tập tương đối dễ dàng, bạn có thể thực hiện vào thời gian rảnh hoặc ngay khi nhận thấy tay và chân có dấu hiệu khó khăn trong việc cử động. Song song với đó, bạn nên kết hợp thăm khám y tế để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này.

Một số lưu ý khi tay chân hay bị tê bì

Để đạt được hiệu quả điều trị chứng tay chân hay bị tê bì hiệu quả, bạn đọc cần kết hợp giữa phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà. Thay đổi một số thói quen sinh hoạt không khoa học, thiết lập chế độ ăn uống và rèn luyện thân thể phù hợp sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh, phòng tránh được các bệnh về xương khớp.

Một số lưu ý khi bạn thường xuyên bị tê tay chân:

  • Hạn chế mang vác những vật nặng hay đứng, ngồi trong một tư thế trong thời gian dài. Đồng thời, bạn nên điều chỉnh lại một số tư thế sinh hoạt hàng ngày có nguy cơ tác động đến hệ thần kinh để cải thiện tình trạng tay chân hay bị tê bì, nhức mỏi.
  • Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống thấp, bạn nên giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là các chi để tránh tình trạng tay chân tê buốt, dẫn đến vận động kém.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…Thay vào đó, bạn nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm tốt như rau xanh, trái cây tươi, thịt, cá,…Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Tập thể dục, vận động hàng ngày giúp máu huyết lưu thông tốt. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp, tránh vận động mạnh, các bài tập đòi hỏi nhiều thể lực, động tác xoay chuyển khớp cơ mạnh khiến cho tình trạng tê bì chân tay bị ảnh hưởng.
    Một số lưu ý khi tay chân hay bị tê bì
    Vận động cơ thể giúp máu huyết lưu thông tốt hơn kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ sức khỏe
  • Để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng, stress trong thời gian dài. Có thể nói, khi cơ thể quá áp lực cũng là yếu tố khiến hệ thần kinh trung ương quá tải, dẫn đến tình trạng rối loạn ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thăm khám khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nhất là khi tình trạng tê chân tê mỏi thường xuyên diễn ra không cải thiện. Điều trị các bệnh lý của cơ thể theo phác đồ tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Tình trạng tay chân hay bị tê bì, nhức mỏi tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị, bệnh biến chứng có thể khiến người bệnh suy giảm khả năng vận động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều vấn đề đối với công việc và cuộc sống. Do đó, bạn đọc nên thăm khám y tế tìm hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng điều trị theo phác đồ của bác sĩ để sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

THAM KHẢO THÊM

Đau cổ tay do nguyên nhân gì? Cách nhận biết và điều trị

Đau cổ tay thường do bong gân hoặc gãy xương do chấn thương bất ngờ. Tuy nhiên tình trạng này...

Tê ngón tay út: Nguyên nhân và cách điều trị

Tê ngón tay út: Nguyên nhân và cách điều trị

Tê ngón tay út có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Nguyên nhân gây nên tình trạng...

Co giật tay

Co giật tay: Những điều bạn nên biết về hiện tượng này

Các rối loạn của hệ thống thần kinh như đa xơ cứng, bại não, thiếu vitamin B hoặc vận động...

tìm hiểu chứng tê tay khi mang thai

Tê tay khi mang thai: Mẹ đã biết gì về triệu chứng này?

Tê tay khi mang thai là một vấn đề xảy ra khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng có...

Chưa tê bì chân tay bằng thuốc liệu có an toàn và hiệu quả?

Các loại thuốc chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất

Thuốc chữa tê bì chân tay được người bệnh sử dụng thường là thuốc Tây y, ngoài ra còn có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *