Tại sao ngồi lâu bị tê chân? Cách xử lý, phòng ngừa
Ngồi lâu bị tê chân là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Khi ngồi, lượng máu lưu thông đến hai chi dưới có thể bị cản trở dẫn đến hiện tượng tê bì khó chịu. Nhưng chỉ cần bạn cử động thì tình trạng này sẽ sớm chấm dứt. Tuy nhiên, một số trường hợp tê chân thường xuyên, kéo dài có thể là triệu chứng của bệnh về xương khớp hay hệ thần kinh mà bạn không thể chủ quan.
Ngồi lâu bị tê chân là gì? Có nguy hiểm không?
Ngồi lâu bị tê chân là hiện tượng thường gặp, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt đâu là chân bị tê mất cảm giác do sinh lý và đâu là tê chân bởi bệnh lý.
Trường hợp bạn ngồi cố định quá lâu, khi thay đổi tư thế sẽ thường nhận thấy hai bên chân hoặc một bên, từ đùi cho tới bàn chân, ngón chân bị tê liệt, khó di chuyển có thể vì máu huyết bị cản trở lưu thông xuống các chi gây ra.
Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy tình trạng tê chân kéo dài, lòng bàn chân có cảm giác ngứa râm ran đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh về xương khớp hay thần kinh,…Thông qua biểu hiện điển hình như tình trạng đau nhức ở chân, đầu gối, bàn chân hoặc lan rộng ra những bộ phận xung quanh để bạn sớm nhận biết và điều trị.
Do đó, bạn đọc không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng ngồi lâu bị tê chân. Thay vào đó, nếu nhận thấy chân tê mỏi, đau nhức kéo dài hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, kiểm tra chính xác hơn.
Trong trường hợp tê chân do ngồi lâu là biểu hiện của bệnh lý không được phát hiện và can thiệp sớm có thể xảy ra biến chứng ảnh hưởng sinh hoạt và sức khỏe. Một số trường hợp, người bệnh phải chấp nhận cưa chân, bại liệt hoàn toàn chi dưới hay khuyết tật vĩnh viễn,…
Các triệu chứng tê chân khi ngồi cố định quá lâu
Tình trạng tê chân khi ngồi lâu có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng. Điều này khiến cho nhiều người không quan tâm đến cơn tê bì vừa xảy ra. Chúng thường kéo dài trong vài giây, gây mất cảm giác tạm thời ở bàn chân. Đôi khi, bạn sẽ nhận thấy chân có cảm giác châm chích như có kiến đang bò lên, khó giữ thăng bằng cơ thể, chạm vào không có cảm giác.
Một vài trường hợp, ngồi lâu bị tê chân còn kèm thêm đau nhức, ngứa, yếu chân. Nếu những triệu chứng này chấm dứt sau đó và không tái phát nhiều lần thì có thể là do yếu tố sinh lý bình thường gây ra. Thế nhưng, khi nhận thấy tình trạng tê chân xuất hiện cùng với các dấu hiệu sau, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ:
- Tê chân diễn ra trong thời gian dài.
- Xuất hiện những triệu chứng của bệnh xương khớp mãn tính.
- Mỏi, thay đổi màu sắc, nhiệt độ ở chân, đặc biệt là lòng bàn chân.
- Sưng tấy hay phù nề ở bàn chân, ngón chân.
- Chóng mặt, trí nhớ kém, thường xuyên bị nhầm lẫn.
- Ngoài ra, bàng quang, ruột bị mất kiểm soát khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên.
- Đặc biệt, tê chân xuất hiện sau khi bạn bị chấn thương cột sống hoặc đầu, bị đau đầu dữ dội, cơ thể co giật, khó thở,…
Các bệnh lý tiềm ẩn có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, chính vì thế bạn không thể chủ quan. Ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất ổn, hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Trong trường hợp biến chứng, phát hiện kịp thời sẽ giúp bạn phòng tránh được nguy cơ xấu nhất.
Ngồi lâu bị tê chân là do đâu?
Như đã đề cập, việc ngồi lâu bị tê chân có thể là do sinh lý và cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý liên quan. Những yếu tố sinh lý không được điều chỉnh có thể dẫn đến nguy cơ phát triển thành bệnh mãn tính. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra tình trạng tê mỏi chân thường gặp:
Tê chân do sinh lý
Những nguyên nhân sinh lý hay tác động bởi những thói quen xấu có thể làm cho bạn bị tê chân. Tùy thuộc vào yếu tố nguyên nhân mà mức độ tê bì sẽ không giống nhau:
- Tê chân do rượu: Người nghiện rượu là đối tượng dễ mắc phải nhiều bệnh lý, đặc biệt là hệ thần kinh và xương khớp. Cơ thể bị tổn thương do sự dung nạp quá nhiều chất kích thích. Điều này ảnh hưởng đến dây thần kinh khiến tê bì chân tay xảy ra.
- Tê chân sau chấn thương: Những tác động do chấn thương ở các khu vực như cột sống, ống cổ chân là nguyên nhân khiến cho bàn chân thường xuyên bị tê mỏi bất thường. Đặc biệt là trường hợp không phát hiện và điều trị sớm dẫn đến khu vực bị chấn thương viêm nhiễm. Nguyên nhân này khiến cho thần kinh tăng độ nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng.
- Tê chân do thói quen: Thói quen ngồi xổm là một trong những yếu tố làm cho tình trạng tê chân xuất hiện. Ở tư thế này, mạch máu dễ bị tắc nghẽn khiến chân bị tê cứng khi bạn cử động đứng lên hay ngồi xuống. Thói quen này cần được điều chỉnh để tránh làm tổn thương dây thần kinh tọa ở chân.
- Tê chân do ít vận động: Những người không thường xuyên vận động cơ thể, làm việc ngồi cố định thường xuyên sẽ dễ gặp phải hiện tượng tê chân. Chính vì nguyên nhân này khiến cho hoạt động tuần hoàn máu bị cản trở, hai chi dưới không nhận đủ lượng máu cần thiết khiến cho chân mất cảm giác, tê bì. Nếu không sớm điều chỉnh, việc bạn không vận động cơ thể kéo dài sẽ khiến cho cơ thể dễ mắc bệnh xương khớp hay thần kinh.
Những nguyên nhân sinh lý và tác động của thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể điều chỉnh, khắc phục để giảm tê chân khi ngồi lâu. Việc trì hoãn thay đổi thói quen xấu sẽ khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng tổn thương, gây ra các bệnh mãn tính khó điều trị.
Tê chân do bệnh lý
Nhiều người khi mắc các bệnh lý như tiểu đường, xương khớp, thần kinh,…thường xuyên gặp phải tình trạng tê chân khi ngồi lâu. Do đó, bạn đọc không thể chủ quan đối với biểu hiện này. Theo dõi triệu chứng và thăm khám sớm là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe được các chuyên gia khuyến khích thực hiện. Nhận biết một số bệnh lý như:
- Bệnh tiểu đường:
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là căn bệnh có thể khiến người bệnh bị tê mỏi tay chân thường xuyên, nhất là ở khu vực ống khuyển của chân, bàn chân. Ngoài cảm giác tê, người bệnh còn nhận thấy bàn chân ngứa râm ran, đau nhức.
Tình trạng này xuất hiện cho thấy quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn, lượng đường trong máu tăng cao ảnh hưởng đến dây thần kinh. Cũng chính vì thế mà người bệnh tiểu đường dễ bị tê mỏi tứ chi. Các chuyên gia gọi đây là bệnh thần kinh tiểu đường.
- Thoát vị đĩa đệm:
Bệnh thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến. Người mắc thoát vị đĩa đệm sẽ gặp một vài vấn đề ở các chi do ảnh hưởng của bệnh. Theo đó, khối thoát vị chèn ép lên dây thần kinh khiến cho các hoạt động của cơ thể trở nên khó khăn hơn.
Người bệnh sẽ thường xuyên nhận thấy biểu hiện tê mỏi ở tay và chân. Đặc biệt là khi ngồi lâu bị tê chân, đau nhức lan rộng xuống tới bàn chân. Trường hợp không kiểm soát, thoát vị đĩa đệm làm tổn thương nghiêm trọng hệ thống thần kinh có thể gây bại liệt tứ chi.
- Hội chứng ống cổ chân:
Hội chứng ống cổ chân không phải là vấn đề thường gặp. So với hội chứng ống cổ tay thì tình trạng bất thường ở ống cổ chân ít xuất hiện hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những bệnh lý có nguy cơ gây nên tình trạng tê bì hai chi dưới khi ngồi lâu.
Khi mắc phải hội chứng này, dây thần kinh liên kết dọc từ trên xuống dưới hai bàn chân bị chèn ép, tổn thương khiến cho cơ thể phát sinh hiện tượng mỏi, tê khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tuy nhiên khi ngồi cố định trong thời gian dài, máu huyết không lưu thông đều sẽ tác động khiến cơn tê mỏi ở chân có điều kiện bùng phát mạnh mẽ hơn.
- Đau thần kinh tọa:
Đau thần kinh tọa xảy ra do những kích thích ảnh hưởng đến dây thần kinh. Hệ thống dây thần kinh tọa nối liền từ đốt sống, qua hông, đến mông, đùi và cuối cùng là bàn chân.
Nếu một trong những vị trí này gặp phải tình trạng tổn thương, bị chèn ép sẽ kéo theo tổn thương dây chuyền đến các khu vực khác. Do đó, khi bạn ngồi lâu, máu huyết ứ đọng, tắc nghẽn và có sự chèn ép dây thần kinh sẽ gây nên cảm giác bị tê mỏi, mất cảm giác.
- Đau cơ xơ hóa:
Đau cơ xơ hóa là một trong những bệnh lý xương khớp mãn tính khiến người bệnh đau nhức toàn thân. Tình trạng tê chân và ngứa ran ở lòng bàn chân cũng là triệu chứng thường gặp khi mắc phải chứng bệnh này.
Người bệnh thường cảm thấy đau và khó cử động cơ thể, tứ chi sau khi vừa thức dậy. Bệnh cần được điều trị, bởi nguy cơ biến chứng đến não bộ khá cao. Trong trường hợp xấu, người bệnh có nguy cơ bị mất trí nhớ nếu đau cơ xơ hóa không được kiểm soát.
- Đau cơ xơ cứng:
Người mắc phải chứng đau cơ xơ cứng thường gặp phải những triệu chứng ở một khu vực trên cơ thể hoặc tứ chi. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống thần kinh bị tổn thương gây ra cảm giác tê nhức khó chịu.
Ngồi lâu bị tê chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau cơ xơ cứng, do đó bạn không nên chủ quan khi gặp phải vấn đề này. Tình trạng tê do bệnh cũng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian khá ngắn, làm cho nhiều người nhầm lẫn với hiện tượng tê mỏi sinh lý bình thường.
- Chứng động mạch ngoại biên:
Ngoài những bệnh lý liên quan kể trên, ngồi lâu bị tê chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh về động mạch ngoại biên. Bệnh khởi phát do mạch máu ngoại biên ở tứ chi, dạ dày bị thu hẹp khiến máu huyết không lưu thông đều toàn bộ cơ thể.
Ảnh hưởng của bệnh khiến cho hai chân xuất hiện cơn đau và chuột rút bất thường. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh sẽ sớm biến mất sau khi người bệnh nghỉ ngơi vài phút. Mặc dù vậy bạn cũng không nên chủ quan. Bởi, bệnh lý không sớm điều trị vẫn có nguy cơ biến chứng nguy hại cho sức khỏe, hoạt động cuộc sống.
- Đột quỵ:
Biểu hiện tê chân khi ngồi lâu có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ nguy hiểm. Nếu bạn thấy cơ thể có những triệu chứng như hoa mắt, tăng nhịp tim, tê bì cơ thể, tứ chi,…hãy nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra. Đặc biệt, đối tượng người cao tuổi, người từng bị tai biến, đột quỵ, huyết áp cao là nhóm bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng này.
XEM THÊM: Tay chân hay bị tê là bệnh gì? Cách chữa hiệu quả
Phương pháp chẩn đoán khi ngồi lâu bị tê chân
Ngồi lâu bị tê chân không phải là tình trạng hiếm gặp, bất kỳ ai cũng có thể trải qua cảm giác này. Loại trừ những nguyên nhân sinh lý bình thường thì nguy cơ do bệnh xương khớp, thần kinh,…cũng có khả năng cao. Trường hợp cơn tê mỏi kéo dài hoặc nhận thấy những triệu chứng bất ổn khác kèm theo, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám sớm.
Các bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp xét nghiệm, kiểm tra để sàng lọc và chẩn đoán vấn đề cho người bệnh. Sau khi đã ghi nhận thông tin về tiểu sử bệnh lý của bản thân, gia đình, triệu chứng đang mắc phải, các xét nghiệm sẽ được thực hiện như:
- Đo lường vận động củ cơ bắp.
- Thu chụp hình ảnh xương khớp thông qua MRI, CT Scan, X Quang.
Phác đồ điều trị sẽ được đưa ra tương ứng với loại bệnh, tình trạng tổn thương của cơ thể. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa để sớm hồi phục, trở lại sinh hoạt bình thường.
Cách xử lý tình trạng ngồi lâu bị tê chân
Tê chân khi ngồi lâu không hẳn là triệu chứng của bệnh lý, do đó bạn không nên tự ý sử dụng thuốc tân dược để điều trị. Thay vào đó, bạn cần theo dõi hiện tượng của cơ thể, trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nên chủ động thăm khám y tế.
Trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh xương khớp hay thần kinh,…liên quan khiến tê mỏi chân tay xảy ra, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị với biện pháp phù hợp và an toàn nhất. Một số phương án được áp dụng như:
- Sử dụng thuốc Tây y trị tê chân: Một số loại thuốc thông dụng được sử dụng nhằm cải thiện tình trạng tê chân do bệnh lý như thuốc corticosteroid, gabapentin, pregabalin, thuốc chống trầm cảm,…Bác sĩ sẽ dựa vào tình hình sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà đưa ra chỉ dẫn nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
- Áp dụng phương pháp dân gian: Một số loại thảo dược được lưu truyền trong dân gian mang lại công dụng trong việc cải thiện lưu thông máu, giảm tắc nghẽn, hỗ trợ điều trị tê mỏi tay chân khác hiệu quả. Bạn có thể tận dụng những loại như lá lốt, ngải cứu trắng, gừng,…sao vàng cùng với muối hột và chườm lên khu vực tê mỏi, hoặc nấu nước ngâm chân để giảm cảm giác khó chịu.
- Chữa tê chân bằng Đông y: Phương pháp này cũng được nhiều người áp dụng. Các bài thuốc Đông y lành tính, không chỉ cải thiện tê chân mà còn bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Bạn có thể đến thăm khám tại những cơ sở Đông y uy tín, thực hiện điều trị bệnh lý khiến chân tê nhức theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Can thiệp ngoại khoa: Trong trường hợp những chấn thương hay bệnh về xương khớp nặng, người bệnh cần can thiệp xâm lấn để điều trị. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nguy hiểm của bệnh để lựa chọn thủ thuật y khoa phù hợp. Sau điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc và phục hồi của bác sĩ để bảo vệ an toàn sức khỏe.
Kết quả khắc phục tình trạng tê mỏi hai chi dưới khi ngồi lâu sẽ tốt hơn nếu bạn kết hợp việc vận động thường xuyên. Theo đó, bạn có thể tập một số bài vật lý trị liệu, thể dục nhẹ nhàng để giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện tình trạng tê mỏi, mất cảm giác hiệu quả tại nhà.
Một số lưu ý phòng ngừa tình trạng ngồi lâu bị tê chân
Ngồi lâu bị tê chân có thể do nhiều yếu tố gây ra. Tình trạng này có thể được cải thiện khi bạn điều chỉnh lại một số thói quen hay can thiệp điều trị bệnh lý liên quan. Dưới đây là một vài lưu ý để bạn sớm cải thiện hay phòng ngừa vấn đề này:
- Dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, không nên làm việc, lao động quá mức khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Vận động cơ thể thường xuyên, không nên ngồi làm việc quá lâu. Có thể dành ra vài phút để đi lại giúp máu huyết lưu thông đến hai chi dưới tốt hơn.
- Tập thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe giúp cải thiện tuần hoàn máu, giúp xương khớp dẻo dai, phòng tránh những bệnh lý thoái hóa, xơ cứng xương khớp diễn ra sớm.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể qua thức ăn, viên uống,…Mỗi ngày nên uống đủ nước từ 1,5 lít đến 2 lít.
- Không sử dụng quá nhiều rượu, bia, thức uống chứa chất kích thích, tránh xa khói thuốc lá để phòng ngừa nguy cơ chúng làm tổn thương thần kinh, gây ra những bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.
- Lựa chọn trang phục phù hợp, không mặc đồ bó sát ảnh hưởng vận động, gây tắc nghẽn lưu thông máu khiến tình trạng tê bì có điều kiện hình thành.
- Chọn giày, dép phù hợp, vừa vặn để bảo vệ đôi chân.
- Thăm khám định kỳ và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.
Ngồi lâu bị tê chân có thể do sinh lý, thói quen sinh hoạt hay bệnh lý liên quan gây ra. Để cải thiện, bạn nên nhận biết nguyên nhân chính xác gây ra vấn đề này. Trường hợp không phải là bệnh lý nguy hại, bạn có thể sớm khắc phục thông qua việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt kết hợp vận động, chăm sóc tốt. Nếu là bệnh lý gây ra, bạn cần sớm điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- 12 cách trị tê chân tay tại nhà hiệu quả nhanh
- Bị tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì để giảm nhanh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!