Hiểu hơn về chụp X-quang cột sống cổ

Chụp X-quang cột sống cổ là một kỹ thuật hiện đang được áp dụng rất phổ biến tại các trung tâm y tế. Hiểu về phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức y khoa cần thiết. 

chụp X-quang đốt sống cổ là gì
Bạn biết gì về kỹ thuật chụp X-quang đốt sống cổ?

Chụp X-quang cổ là gì?

Đây là một hình thức bức xạ đi qua cơ thể để từ đó tạo thành hình ảnh hoàn chỉnh trên phim. X-quang cổ (còn được gọi là X-quang cột sống cổ) là hình ảnh được chụp từ đốt sống cổ của chúng ta, bao gồm 7 xương cổ – nhiệm vụ bao quanh và bảo vệ phần trên cùng của tủy sống.

Hình ảnh X-quang cổ cũng cho thấy được các cấu trúc gần đó, bao gồm:

  • Dây thanh quản
  • Amidan
  • Adenoids
  • Khí quản
  • Nắp thanh quản (nắp mô dùng để che khí quản khi nuốt).

Theo đó, khi chụp X-quang, các cấu trúc xương dày đặc màu trắng sẽ xuất hiện trên tia X. Nguyên nhân là vì có rất ít các tia bức xạ có thể đi qua xương cứng, trong khi các mô mềm lại ít đậm đặc hơn. Điều đó có nghĩa là các cấu trúc xương sẽ xuất hiện màu trắng đục trên hình ảnh X-quang nên có thể dễ dàng quan sát hơn các mô mềm.

Nói cách khác, xương của chúng ta có khả năng cản quang rất tốt. Các mô mềm bị tia X xuyên qua bao gồm:

  • Mạch máu
  • Da
  • Mỡ
  • Cơ bắp

Chụp X-quang cổ được tiến hành trong trường hợp nào?

Kỹ thuật chụp X-quang cổ hiện nay đã rất phổ biến với chi phí dao động ở mức phù hợp, vì vậy bạn có thể yên tâm yêu cầu với bác sĩ chụp X-quang nếu bạn nhận ra (hoặc nghi ngờ) cổ của mình có những chấn thương. Bạn cũng nên chụp X-quang cổ nếu như những tổn thương mang đến cảm giác tê cứng kéo dài.

Cổ của chúng ta là một trong những bộ phận hết sức quan trọng nhưng cũng rất dễ bị tổn thương. Các sự cố té ngã, tai nạn xe hơi, chấn thương do tập thể thao, tổn thương ở các cơ và dây chằng cổ v.v…khiến cho các đốt sống cổ dễ bị va chạm và di chuyển ra ngoài phạm vi bình thường.

Nếu cổ của chúng ta bị trật khớp hay gãy thì tủy sống cũng sẽ bị tổn thương rất nguy hiểm. Chấn thương do giật đầu đột ngột thường được gọi là Whiplash. Theo đó, bác sĩ sẽ có thể kiểm tra hình ảnh X-quang của bạn cho các trường hợp sau:

  • Gãy xương cổ hoặc nghi ngờ bị gãy xương cổ.
  • Khí quản hay khu vực gần khí quản bị sưng.
  • Bệnh nhân bị loãng xương cổ.
  • Có khối u xương hoặc u nang ở cổ.
  • Thoái hóa đốt sống cổ.
  • Tình trạng các khớp cổ bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường của chúng, gọi là trật khớp.
  • Sự phát triển bất thường trên xương cổ.
  • Biến dạng cột sống.
  • Sưng ở xung quanh dây thanh âm (được gọi là Catt).
  • Viêm nắm dây thanh quản.
  • Bị dị vật bám ở cổ họng hoặc đường thở.
  • Viêm amidan và viêm adenoids.

Những rủi ro của chụp X-quang cổ là gì?

Tia X-quang nhìn chung khá an toàn và không có tác dụng phụ hoặc dẫn đến các phản ứng không mong muốn. Nguyên nhân là vì lượng bức xạ được sử dụng trong một tia X là khá nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều tia X thì nguy cơ bị phơi nhiễm phóng xạ sẽ tăng lên đáng kể.

Chính vì vậy, bạn cần phải thông báo cho bác sĩ biết về số lần chụp X-quang trong quá khứ để họ có thể quyết định mức độ rủi ro cho lần chụp mới nhất. Nói chung thì các bộ phận trong cơ thể của chúng ta không thể che chắn hoàn toàn bằng tấm chắn chì để có thể giảm được nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ.

Trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm với tia X, do đó trước khi chụp X-quang thì các bác sĩ sẽ cung cấp cho bệnh nhi tấm chắn có chất liệu bằng chì để che đi phần bụng. Việc làm này giúp bảo quản các cơ quan sinh sản của trẻ khỏi sự tác động của bức xạ.

Ngoài trẻ em thì phụ nữ có thai cũng cần phải hết sức thận trọng trong việc tiếp xúc với tia X. Nếu phải chụp X-quang cổ theo yêu cầu của bacs sĩ, bạn cần nói thật với bác sĩ rằng mình có đang mang thai hay không và thai ở tháng thứ mấy. Lúc này, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn áo vest che bụng để tránh tác hại của phóng xạ đến thai nhi.

chụp X-quang đốt sống cổ và những điều cần biết
Phụ nữ đang mang thai cần hết sức thận trọng khi chụp X-quang.

Kỹ thuật chụp X-quang cổ được thực hiện như thế nào?

Chụp X-quang sẽ được thực hiện bởi các kỹ thuật viên. Bạn có thể được chụp X-quang ở trong khoa X-quang của bệnh viện hoặc trong phòng khám của bác sĩ.

Trước khi chụp, bạn sẽ được yêu cầu loại bỏ quần áo và các loại trang sức trên cơ thể để tránh việc tia bức xạ bị cản lại, ảnh hưởng đến kết quả thu được trên phim.Tất cả các vật làm bằng kim loại cũng đều sẽ can thiệp vào kết quả chụp X-quang.

Thủ tục này không gây đau và chỉ thường tốn khoảng 15 phút (hoặc ít hơn) để thực hiện. Theo đó, các bước chụp X-quang sẽ được tiến hành như sau:

  • Kỹ thuật viên yêu cầu bạn nằm thẳng trên bàn và máy X-quang.
  • Dùng các vật cản cần thiết đối với từng đối tượng.
  • Đối với vùng cổ, bạn sẽ phải di chuyển theo hướng quay lưng lại với tia X-quang để có thể được hình ảnh ở các đốt sống cổ.
  • Để giữ hình ảnh thu được có chất lượng tốt, bạn cần giữ im lặng và đặc biệt là nín thở trong vài giây khi máy đi qua.

Công nghệ X-quang sẽ yêu cầu bạn nằm ở một số vị trí khác nhau để có thể chụp từ nhiều góc độ, nhằm tăng độ chính xác của sự chẩn đoán. Vì vậy bạn cũng có thể sẽ được yêu cầu đứng thẳng để chụp từ phương thẳng đứng, tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Ý nghĩa của chụp X-quang cổ

Hình ảnh thu được sau khi chụp X-quang là một bước quan trọng quyết định chẩn đoán của bác sĩ. Theo đó, các bác sĩ sẽ xem xét vị trí các tia X gây ra để có thể tìm kiếm các dấu vết của bất cứ bất thường nào ở đốt sống cổ.

Kết quả X-quang sẽ được bác sĩ thảo luận với bạn, cũng như đưa ra các khuyến nghị về điều trị. Sẽ không mất quá nhiều thời gian để bạn có được hình ảnh chụp X-quang của mình, vì vậy mà kỹ thuật này được đánh giá khá cao về mặt tiện lợi và mức độ chính xác.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn có thể hiểu hơn về kỹ thuật chụp X-quang đốt sống cổ. Nếu có bất cứ thắc mắc về thủ tục này, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được giải đáp một cách chính xác.

 

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Đi tìm nguyên nhân đau khuỷu tay và phương pháp điều trị

Đau khuỷu tay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu nguyên nhân do chơi thể thao hay vận động quá mức, tình trạng sẽ nhanh chóng thuyên giảm...
Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì? Cách khắc phục

Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì? Cách khắc phục

Chân bị tê mất cảm giác gây khó chịu, ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt và làm suy giảm...

Chưa tê bì chân tay bằng thuốc liệu có an toàn và hiệu quả?

Các loại thuốc chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất

Thuốc chữa tê bì chân tay được người bệnh sử dụng thường là thuốc Tây y, ngoài ra còn có...

đau đầu ngón tay thường xuyên

Vì sao bị đau đầu ngón tay thường xuyên? Phải làm sao?

Tình trạng đau đầu ngón tay xảy ra thường xuyên đã làm cho chất lượng cuộc sống của nhiều người...

Bị tê tay chân khám ở đâu tốt tại TP HCM và Hà Nội?

Bị tê tay chân khám ở đâu tốt tại TP HCM và Hà Nội?

Bị tê bì tay chân khám ở đâu tốt tại TP HCM và Hà Nội? Nhiều người bệnh đang quan...

Tê bì chân tay do thiếu chất gì?

Bị tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh?

Tê bì chân tay nên ăn gì giúp hỗ trợ cải thiện? Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.