Tê ngón tay út: Nguyên nhân và cách điều trị

Tê ngón tay út có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường do những tác động cơ học bên ngoài hoặc nguyên nhân sinh lý bên trong gây ra. Tuy nhiên, một số trường hợp, tê ngón tay út là triệu chứng cảnh báo bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, để khắc phục bạn đọc cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến biểu hiện này.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tê ngón tay út

Tình trạng tê bì chân tay có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mỗi người sẽ trải qua những triệu chứng tê bì, cũng như vùng bị ảnh hưởng sẽ không giống nhau. Trường hợp tê ngón tay út là một trong những hiện tượng mà hiện nay nhiều người gặp phải.

Tê ngón tay út: Nguyên nhân và cách điều trị
Tê ngón tay út là do đâu?

Những tác động cơ học từ thói quen sinh hoạt hàng ngày là yếu tố hàng đầu tác động đến tay và gây nên cơn tê mỏi ở ngón tay út. Bên cạnh đó, bạn cũng không thể loại trừ những ảnh hưởng bên trong cơ thể hay phản ứng khi sử dụng thuốc trị bệnh. Dưới đây là các nguyên do phổ biến dẫn đến tê ngón tay út:

  • Tư thế ngủ, sinh hoạt: Tê ngón tay út khi vừa thức dậy thông thường không đáng lo ngại. Bởi, nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do bạn nằm nghiêng người, chèn ép lên tay quá lâu khiến cho máu huyết không lưu thông đến các ngón tay. Khi gặp phải hiện tượng này, bạn chỉ cần dành ít phút massage nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu, giảm tê.
  • Yếu tố công việc: Người có công việc cần hoạt động bàn tay thường dễ gặp phải tình trạng tê ngón tay, trong đó có ngón tay út. Nhóm đối tượng làm việc văn phòng, phải thường xuyên đánh máy, người phải lái xe đường dài,….có khả năng cao gặp phải hiện tượng này. Khi đó, sự tắc nghẽn dây thần kinh là nguyên nhân khiến cho ứ đọng máu huyết, khiến các khớp ngón tay, bàn tay không tiếp nhận đủ lượng máu. Vì thế mà sinh ra chứng tê ngón tay, nhất là ngón út.
  • Do thời tiết: Yếu tố thời tiết đóng vai trò quan trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bất cứ lúc nào. Tình trạng tê bì tay chân khi thời tiết thay đổi xảy ra phổ biến. Đặc biệt là đối với người có tuổi tác càng cao, người vốn có sức khỏe kém sẽ bị đau mỏi trong xương khớp nếu nhiệt độ môi trường đột ngột tăng cao hoặc hạ thấp. Tình trạng tê ngón tay út là một trong số những vấn đề thường phát sinh bởi nguyên do này.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Người sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh thường xuyên đối mặt với nhiều triệu chứng dưới tác dụng phụ của thuốc. Trong đó có tình trạng ngón tay, bàn tay tê mỏi. Cơ thể gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng tân dược điều trị bệnh là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nặng nề, vượt sức chịu đựng nên sớm thông báo để bác sĩ điều chỉnh và xử lý.
  • Cơ thể thiếu chất: Tê ngón tay út có thể là do cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin B1, B12 hoặc những hoạt chất cần thiết khác, nhất là canxi,…Thông thường, những người gầy, cơ thể yếu, hoặc người già, người đang mang thai sẽ dễ gặp phải tình trạng này.
  • Do chấn thương: Cơ thể chịu tác động bởi chấn thương có thể gặp phải những biểu hiện như đau mỏi, tê nhức khó chịu. Trường hợp ngón tay út bị tê có thể là do chấn thương ảnh hưởng khiến xương khớp chèn ép lên dây thần kinh. Nếu không điều chỉnh, chấn thương lâu ngày có thể khiến cơ thể mắc các dị tật khó cứu chữa.
  • Hội chứng tiền mãn kinh: Một số phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ có nhiều biểu hiện khác lạ ở cơ thể. Trong đó tình trạng tê ngón tay út là một trong những biểu hiện phổ biến. Lúc này, phụ nữ cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để sớm cải thiện triệu chứng tê bì khó chịu, gây ảnh hưởng hoạt động của khớp ngón tay.
Nguyên nhân gây nên tình trạng tê ngón tay út
Tê tay do những tác động bên ngoài gây ra

Một số nguyên nhân tác động bên ngoài hay hiện tượng sinh lý của cơ thể có thể sớm khắc phục để cải thiện tình trạng tê ngón tay út. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp, tình trạng tê bì xuất hiện do bệnh lý tiềm ẩn mà cảm giác tê là triệu chứng báo hiệu. Do đó, bạn đọc nên thận trọng theo dõi biểu hiện của cơ thể.

Tham khảo thêm: Tại sao ngồi lâu bị tê chân? Cách xử lý, phòng ngừa

Tê ngón tay út có thể là triệu chứng bệnh gì?

Các bệnh lý điển hình dưới đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tê ngón tay út không rõ vì sao. Nếu nghi ngờ tình trạng tê bì do bệnh lý gây ra, bạn nên sớm thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị sớm:

  • Bệnh thoái hóa cột sống: Đây là một trong số các bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống xương khớp và hệ thần kinh trong cơ thể. Tình trạng cột sống thoái hóa khiến cho khả năng vận động kém dần. Kèm theo đó là hệ thần kinh bị tổn thương và chịu nhiều áp lực hơn. Chính vì thế mà ngón tay út hay các vị trí khác trên cơ thể xuất hiện tình trạng tê mỏi khó chịu.
  • Trúng gió: Thông thường, khi mắc bệnh trúng gió, người bệnh sẽ nhận thấy đầu bị đau mỏi, chóng mặt, muốn nôn và đặc biệt là tê nhức ở đầu ngón tay. Không nên kéo dài tình trạng này. Thay vào đó bạn nên thăm khám bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện kèm theo như tăng hoặc tụt huyết áp, thay đổi đường huyết,…

    Tê ngón tay út có thể là triệu chứng bệnh gì?
    Tê tay do bệnh lý xương khớp, bệnh tiểu đường biến chứng,…
  • Tắc nghẽn mạch máu: Bệnh không chỉ gây rối loạn lưu thông máu mà còn khiến có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng. Đặc biệt, tình trạng này càng nặng nề hơn khi thời tiết chuyển lạnh, vào mùa đông. Khi đó bạn sẽ nhận thấy cơ thể có những biểu hiện khác kèm theo.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh khiến cho các khớp ngón tay, ngón chân bị tê nhức khó chịu, trong đó có ngón tay út. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến cho bạn bị tê bì thường xuyên. Khi mắc bệnh, bạn còn nhận thấy biểu hiện đi kèm khác như nóng và ngứa ran ở ngón tay.

Tình trạng tê ngón tay út có thể là nguyên nhân sinh lý nhưng cũng có nguy cơ cao do bệnh lý kể trên gây ra. Do đó, bạn đọc nên chủ động tìm hiểu nguyên do và có hướng giải quyết sớm. Tránh tình trạng ủ bệnh khiến cơ thể gặp biến chứng nguy hại sức khỏe, cản trở đời sống hàng ngày. 

Khi nào nên gặp bác sĩ nếu bị tê ngón tay út?

Cơn tê ngón tay út có thể đột ngột xảy đến khi bạn nằm chèn lên ngón tay, khi khiêng vác vật nặng,…Đây là hiện tượng bình thường, chỉ cần xoa bóp, cử động tay thì tình trạng tê mỏi sẽ biến mất. Tuy nhiên, trường hợp tê bì kéo dài mà không có bất kỳ tác động lực nào. Đặc biệt là kèm theo những triệu chứng bất thường sau đây thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ:

  • Khó thở, đau đầu, chóng mặt dữ dội.
  • Cơ thể bị căng thẳng, stress quá mức.
  • Thay đổi nhịp tim đột ngột, nói chuyện không rõ câu, nói vấp.
  • Tê từ ngón tay sau đó lan rộng cơn tê nhức sang các vùng lân cận. 
  • Đầu óc không còn tỉnh táo, có triệu chứng lú lẫn.

    Khi nào nên gặp bác sĩ nếu bị tê ngón tay út?
    Thăm khám y tế sớm để kịp thời phòng tránh tình trạng biến chứng các bệnh lý liên quan ảnh hưởng đến sức khỏe

Khi gặp phải những biểu hiện này, bạn nên nhanh chóng thông báo với người thân để được đưa đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Vì một số biến chứng của các bệnh lý cơ thể có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh.

Tham khảo thêm: Tê tay khi mang thai: Mẹ đã biết gì về triệu chứng này?

Chẩn đoán tình trạng tê ngón tay út

Bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng thông qua các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Bạn nên khai báo trung thực những vấn đề của cơ thể. Đồng thời thông tin cho bác sĩ tiền sử bệnh lý hoặc thuốc đang sử dụng. Bác sĩ sẽ kết hợp với một số xét nghiệm khác nhằm củng cố kết quả chẩn đoán.

Thông thường, các biện pháp xét nghiệm được tiến hành như chụp X quang, chụp cộng hưởng từ MRI, CTscan,…Ngoài ra, người bệnh còn được lấy mẫu máu xét nghiệm những bệnh lý và các vấn đề khác có liên quan. Nắm được nguyên nhân gây nên tình trạng tê ngón tay út, bác sĩ sẽ điều chỉnh và tư vấn hướng giải quyết phù hợp cho từng đối tượng người bệnh.

Điều trị hiện tượng tê ngón tay út

Tê ngón tay út nếu do những yếu tố sinh lý, thói quen sinh hoạt tác động, bạn có thể tự khắc phục bằng cách massage nhẹ nhàng kích thích lưu thông máu. Trường hợp chấn thương nên điều trị phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng.

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết, luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, giúp tuần máu được tốt hơn. Sau một thời gian điều chỉnh, tình trạng tê bì sẽ cải thiện mà bạn không cần can thiệp sử dụng thuốc hoặc xâm lấn chuyên sâu.

Trường hợp tê ngón tay út do bệnh lý xương khớp hay chịu ảnh hưởng của các chứng bệnh liên quan khác, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương án khắc phục phù hợp.

Điều trị hiện tượng tê ngón tay út
Trường hợp tình trạng tê bì do bệnh lý gây ra nên được điều trị và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa

Tránh tình trạng tự mua và uống thuốc tân dược vì những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể. Đồng thời, trường hợp uống sai thuốc, không đúng liều lượng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Đặc biệt là nguy cơ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, dẫn đến việc điều trị về sau gặp nhiều khó khăn.

Tham khảo thêm: Tê 2 bàn tay là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Phòng tránh nguy cơ tê ngón tay út

Chủ động phòng ngừa tê ngón tay út hay nói cách khác là bảo vệ sức khỏe thông qua việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt là việc vô cùng cần thiết. Bạn đọc lưu ý một số vấn đề như:

  • Hạn chế cầm nắm, gõ bàn phím, lái xe,….trong thời gian dài. Nên dành thời gian để thư giãn giúp các khớp ngón tay không bị tê mỏi, nhất là ngón út.
  • Thực hiện những bài tập cử động ngón tay giúp giãn cơ để tránh những vấn đề liên quan như tê cứng, viêm khớp dạng thấp,…
  • Thay đổi tư thế khi ngủ, tránh kê tay, nằm đè lên bàn tay khiến tay bị tê mỏi khó chịu.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là ăn nhiều rau xanh, trái cây và và các thực phẩm chứa canxi, khoáng chất,…
  • Luyện tập thể dục, thể thao, vận động giúp tăng tuần hoàn máu, tránh tình trạng lão hóa xương khớp ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống.
  • Thăm khám và điều trị các bệnh lý của cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng ủ bệnh khiến bệnh biến chứng gây hại cho sức khỏe.

Tê ngón tay út có thể là hiện tượng bình thường. Nguyên nhân gây ra bởi những tác động cơ học hoặc sinh lý. Tuy nhiên, trường hợp tê bì là do bệnh xương khớp, tiểu đường hay những chứng bệnh khác liên quan cần được can thiệp y tế sớm. 

Có thể bạn quan tâm

Chưa tê bì chân tay bằng thuốc liệu có an toàn và hiệu quả?

Các loại thuốc chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất

Thuốc chữa tê bì chân tay được người bệnh sử dụng thường là thuốc Tây y, ngoài ra còn có...

Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì? Cách khắc phục

Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì? Cách khắc phục

Chân bị tê mất cảm giác gây khó chịu, ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt và làm suy giảm...

chụp X-quang đốt sống cổ là gì

Chụp X-quang cột sống cổ khi nào? Điều cần biết

Chụp X-quang cột sống cổ là một kỹ thuật hiện đang được áp dụng rất phổ biến tại các trung...

Nguyên nhân gây tê bì chân tay khi ngủ

Tê bì chân tay khi ngủ là bị gì? Cách điều trị

Tê bì chân tay khi ngủ là tình trạng phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải vấn...

Đau cổ do nguyên nhân nào gây ra? Cách điều trị

Đau cổ là triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp. Tình trạng này có thể do tư thế làm...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. TĂNG MINH HIẾUTĂNG MINH HIẾU says: Trả lời

    Cho e hỏi e 18 tuổi ngón tay út bị tê lâu ko thấy khỏi mấy ngày nay r vậy bác sĩ có cách nào chữa điều trị khỏi ko ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *