Bệnh viêm Amidan có tự khỏi không? Bác sĩ nói gì?
Một số bệnh lý đường hô hấp trên có thể tự khỏi ngay cả khi người bệnh không can thiệp y khoa. Nhưng, liệu bệnh viêm Amidan có tự khỏi không khi không được chữa trị?
Bệnh viêm Amidan có tự khỏi không?
Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Không những thế, bệnh còn xuất hiện ở người lớn có sức đề kháng yếu. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng nhận biết điển hình như:
- Nổi hạch ở cổ
- Hơi thở khò khè về đêm
- Sưng tấy ở vòm họng
- Đau họng
- Ho nhiều
Ngoài các triệu chứng này, người bệnh có thể gặp nhiều biểu hiện khác như sốt, sổ mũi,… Tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp chữa trị hợp lý.
Theo các chuyên gia, trong trường hợp viêm amidan do vi rút gây nên, bệnh nhân không cần sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Người bệnh chỉ cần áp dụng các biện pháp kiêng cữ và chăm sóc tại nhà, bệnh sẽ tự khỏi sau đó 7 – 10 ngày.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nặng, viêm amidan do vi khuẩn gây nên, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo chỉ định từ bác sĩ. Bởi nếu không can thiệp y tế, bệnh có thể chuyển nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm phổi hoặc viêm tai giữa,…
→Xem thêm: Viêm amidan để lâu có sao không? Có biến chứng gì không?
Viêm amidan không tự khỏi điều trị bằng cách nào?
Trong trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các cách sau để làm giảm triệu chứng ngay tại nhà:
- Uống trà hoa cúc: Dược liệu có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, đồng thời hỗ trợ làm lành những thương tổn ở bề mặt amidan. Để chữa viêm amidan, người bệnh sử dụng 200 gram hoa cúc đem sắc với 2 lít nước trong vòng 30 phút. Sau khi nước sôi, tắt bếp và thêm mật ong, chia nước làm 2 – 3 lần uống trong ngày
- Dùng trà cam thảo: Nước cam thảo có công dụng giảm ho, kháng khuẩn và làm long đờm. Do đó, người bệnh có thể sử dụng mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng do viêm amidan gây nên. Cách dùng khá đơn giản, bệnh nhân chỉ cần sử dụng 2 muỗng bột rễ cam thảo hãm trong cốc nước nóng và uống
- Nhai lá húng chanh: Lá húng chanh hay còn gọi là húng tần, có tác dụng giảm ho và làm dịu vòm họng do amidan và viêm họng gây nên. Mỗi ngày người bệnh chỉ cần hái 1 – 2 lá húng tần đem rửa sạch và nhai chung với ít muối. Sau khi nhai nhuyễn nuốt từ từ nước để các hoạt chất, tinh dầu chứa trong dược liệu thấm sâu vào cổ họng, giúp hỗ trợ điều trị bệnh
Còn trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ thường kê đơn thuốc cho người bệnh sử dụng. Thuốc điều trị amidan bao gồm thuốc giảm đau, giảm ho, thuốc kháng sinh, thuốc long đờm và một vài loại kẹo ngâm thảo dược giúp xoa dịu vòm họng.
Bên cạnh đó, phẫu thuật cắt bỏ amidan cũng được xem là lựa chọn phù hợp giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh gây biến chứng. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị này chỉ được thực hiện khi bệnh ở mức độ nặng và thường xuyên tái phát.
Ngoài các biện pháp điều trị nêu trên, người bệnh cũng nên có kế hoạch chăm sóc tại nhà phù hợp. Đồng thời nên bỏ qua các thói quen xấu và thường xuyên súc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bệnh viêm Amidan có tự khỏi không? Theo các chuyên gia, bệnh có tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như nguyên nhân gây bệnh. Do đó, để bệnh mau khỏi và tránh trường hợp tái phát, người bệnh cần có chế độ chăm sóc và phòng ngừa ngay từ đầu.
Có thể bạn quan tâm
- 10 cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hiệu quả, an toàn
- Các thuốc trị viêm amidan hiện nay và lưu ý khi dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!