Bị viêm phụ khoa khi mang thai nên làm gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Kết quả thống kê cho thấy, khoảng 10 – 20% trường hợp bị viêm phụ khoa khi mang thai, có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Trong trường hợp không được kiểm soát sớm và hiệu quả, thai phụ sẽ có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non cao.

Bị viêm phụ khoa khi mang thai nên làm gì?
Tìm hiểu bị viêm phụ khoa khi mang thai nên làm gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cách phòng ngừa

Nguyên nhân khiến nữ giới dễ bị viêm phụ khoa khi mang thai?

Theo các chuyên khoa, nữ giới rất dễ bị viêm phụ khoa trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do khi mang thai, nồng độ pH trong môi trường âm đạo có sự thay đổi đột ngột dẫn đến mất cân bằng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn cùng nhiều tác nhân gây bệnh khác xâm nhập và sinh sôi.

Ngoài ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa còn dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai do những nguyên nhân sau:

  • Thói quen không vệ sinh vùng kín thường xuyên hoặc vệ sinh vùng kín sai cách từ trước thời điểm mang thai làm ảnh hưởng đến môi trường âm đạo. Điều này giúp các tác nhân gây hại dễ dàng hơn trong việc xâm nhập, phát triển và gây bệnh phụ khoa.
  • Dịch tiết âm đạo thường tiết ra nhiều hơn bình thường khi mang thai. Điều này khiến vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, khó chịu và ngứa ngáy. Việc không chú ý việc sinh vùng kín khi mang thai sẽ khiến âm đạo trở thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm men, vi khuẩn, virus, trùng roi và nhiều tác nhân gây bệnh khác.
  • Sức đề kháng và sức khỏe tổng thể của  nữ giới sẽ bị giảm sút khi mang thai. Điều này khiến nữ giới dễ mắc bệnh viêm âm đạo hoặc bệnh phụ khoa.

Dấu hiệu nhận biết nữ giới bị viêm phụ khoa khi mang thai

Viêm nhiễm phụ khoa là thuật ngữ nói chung của rất nhiều loại bệnh. Trong các dạng viêm nhiễm, nổi bậc nhất là bệnh nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm đạo do nhiễm trichomoniasis, nhiễm nấm âm đạo và nhiễm Strep B âm đạo (GBS). Đây đều là những bệnh lý xảy ra phổ biến khi mang thai.

Tùy thuộc vào mỗi loại viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh, tổn thương và mức độ nghiêm trọng, dấu hiệu nhận biết ở mỗi trường hợp sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, các biểu hiệu của tình trạng viêm phụ khoa khi mang thai thường là:

  • Khí hư ra nhiều hơn bình thường, có mùi tanh hoặc hôi và có màu sắc bất thường (màu xanh, màu trắng đục, màu vàng hoặc màu nâu)
  • Có cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại vùng kín, đôi khi xuất hiện hiện tượng nổi mẩn quanh bộ phận sinh dục
  • Có cảm giác khó chịu hoặc đau ở bụng, cơn đau có thể xuất hiện dữ dội kèm theo cảm giác buồn nôn, tụt huyết áp và ra nhiều mồ hôi
  • Đau buốt khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần
  • Đau nhiều ở âm đạo
  • Âm đạo chảy máu bất thường
  • Bị đau và khó chịu khi quan hệ tình dục
  • Bụng chướng, khó tiêu
  • Đau vùng chậu
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Rối loạn đường tiêu hóa, thèm ăn/ chán ăn bất thường.

Trong một số trường hợp, nữ giới bị viêm phụ khoa khi mang thai nhưng không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào, thường gặp hơn ở những trường hợp bị viêm âm đạo. Điều này khiến thai phụ không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý.

Khí hư ra nhiều hơn bình thường, có mùi tanh hoặc hôi và có màu sắc bất thường
Khí hư ra nhiều, có mùi tanh hoặc hôi, có màu sắc bất thường là các dấu hiệu thường gặp

Bị viêm phụ khoa khi mang thai có làm ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đa số bệnh nhiễm trùng đều có khả năng tác động xấu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên rất khó để có thể chẩn đoán chính xác liệu thai nhi sẽ bị tác động và ảnh hưởng như thế nào, mức độ ảnh hưởng.

Bệnh viêm phụ khoa khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng theo một trong ba cách được liệt kê dưới đây:

  • Kích thích sảy thai hoặc chuyển dạ sớm
  • Hình thành những thay đổi bất thường khi sinh làm ảnh hưởng trực tiếp và gây hại cho thai nhi
  • Gây hại cho thai phụ, khiến sức khỏe và cơ thể mẹ suy yếu, không đủ khả năng nuôi dưỡng tốt cho thai nhi hoặc thai phụ sử dụng các thuốc có khả năng gây hại cho thai nhi.

Bệnh viêm phụ khoa trong thời kỳ mang thai có thể trực tiếp tác động và gây ảnh hưởng cho thai nhi:

  • Viêm phụ khoa, viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn có thể kích thích, gây chuyển dạ sinh non
  • Bệnh viêm gan, HIV, giang mai, herpes và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có thể lây nhiễm cho thai nhi, làm suy giảm sức khỏe của trẻ sau sinh.
  • Chlamydia (vi khuẩn gây viêm niệu đạo) có khả năng gây viêm phổi và nhiễm trùng mắt.
  • Viêm phụ khoa do bệnh lậu có thể kích thích chuyển dạ sinh non. Ngoài ra vi khuẩn lậu có thể nhanh chóng bám vào mắt của em bé khi thi nhi đi qua âm đạo của mẹ trong quá trình sinh nở. Điều này khiến mắt trẻ bị nhiễm trùng và có thể gây mù.
  • Liên cầu (streptococcus) nhóm B có khả năng làm phát sinh biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, có thể khiến trẻ tử vong ở một số trường hợp hiếm gặp.

Những ảnh hưởng đến thai phụ khi bị viêm phụ khoa trong thời kỳ mang thai:

  • Bệnh viêm phụ khoa khiến nhiều triệu chứng khó chịu xuất hiện, thai phụ luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, cơ thể mệt mỏi. Điều này làm ảnh hưởng đến sự tiến triển và sức khỏe của thai nhi.
  • Nhiễm trùng màng ối, suy giảm khả năng bám chặt vào tử cung của thai nhi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình làm tổ dẫn đến sảy ra khi bị viêm phụ khoa trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Chính vì những ảnh hưởng nêu trên, nữ giới tuyệt đối không nên chủ quan khi bệnh viêm phụ khoa xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bệnh lý này có thể tác động khiến thai kỳ trở nên nguy hiểm cho cả thai nhi trong bụng và thai phụ.

Kích thích sảy thai hoặc chuyển dạ sớm
Bị viêm phụ khoa khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai và chuyển dạ sớm

Bị viêm phụ khoa khi mang thai nên làm gì?

Khi nghi ngờ mắc bệnh phụ khoa trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám cùng bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa. Từ đó giúp xác định nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị. Thông thường để xử lý tình trạng viêm phụ khoa khi mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ lưỡng, đồng thời hướng dẫn bạn điều trị viêm nhiễm bằng thuốc để tránh thai nhi bị ảnh hưởng.

Bên cạnh việc dùng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ, thai phụ nên áp dụng thêm các biện pháp kiểm soát và hạn chế tình trạng viêm nhiễm khi mang thai được liệt kê dưới đây:

  • Tránh sử dụng liên tục băng vệ sinh hàng ngày
  • Nếu bị ngứa vùng kín, bạn không nên cố gắng chịu đựng vì nghĩ rằng việc sử dụng thuốc chữa bệnh sẽ khiến em bé đang phát triển trong bụng bị ảnh hưởng.
  • Mặc đồ lót thoáng khí, rộng rãi, nên ưu tiên sử dụng đồ lót có chất liệu cotton.
  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên và giữ cho vùng kín sạch sẽ mỗi ngày.
  • Số lần quan hệ tình dục cần được hạn chế.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau mỗi lần quan hệ tình dục.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học, nên tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Tăng cường bổ sung nhiều sữa chua vào chế độ ăn uống để dung nạp nhiều lợi khuẩn cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu protein, axit béo omega-3, vitamin và nhiều loại thực phẩm có lợi khác cho sức khỏe.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp với nồng độ pH âm đạo, tránh dùng dung dịch vệ sinh có nồng độ pH cao, chứa chất tạo mùi thơm, chất tẩy rửa mạnh.
  • Không thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị.

Phương pháp điều trị viêm phụ khoa ở phụ nữ mang thai

Trong thời kỳ mang thai, bác sĩ chuyên khoa chỉ khuyên bạn nên sử dụng thuốc đặt âm đạo và kem bôi âm đạo để khắc phục tình trạng viêm nhiễm. Đây là những loại thuốc có khả năng điều trị tại chỗ. Tuy nhiên không phải tất cả các loại thuốc đặt âm đạo và kem bôi âm đạo đều được chỉ định cho phụ nữ bị viêm phụ khoa khi mang thai. Chính vì thế bạn cần tránh sử dụng thuốc bừa bãi, chỉ nên dùng loại thuốc phù hợp do bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.

Bên cạnh đó, quá trình thăm khám và điều trị bệnh cần sớm được diễn ra. Bởi nếu không kịp thời điều trị, tình trạng nhiễm trùng có thể phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ, sức khỏe thai nhi, tăng nguy cơ sinh non và sảy thai. Đồng thời tạo điều kiện cho tình trạng nhiễm trùng truyền sang miệng và mắt của trẻ nhỏ trong khi sinh thường.

Sử dụng thuốc đặt âm đạo và kem bôi âm đạo
Trong thời kỳ mang thai, nữ giới chỉ nên sử dụng thuốc đặt âm đạo và kem bôi âm đạo để khắc phục bệnh lý

Biện pháp giúp giảm nguy cơ bị viêm phụ khoa khi mang thai

Để giảm nguy cơ bị viêm phụ khoa khi mang thai, bạn nên chú ý đến chế độ sinh hoạt, thực đơn ăn uống và áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

  • Luôn lau bộ phận sinh dục từ trước ra sau.
  • Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng.
  • Mặc quần lót thông thoáng, rộng rãi, chất liệu của quần có khả năng thấm hút tốt mồ hôi. Tránh sử dụng chung đồ lót với người khác, không dùng quần ẩm ướt, không sạch sẽ.
  • Nên thường xuyên thay quần lót (khoảng 2 – 3 lần/ ngày).
  • Tránh sử dụng nước nóng để tắm, không nên ngâm mình trong bồn nước.
  • Tránh lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày.
  • Không thụt rửa âm đạo.
  • Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh, nặng mùi và có độ pH cao.
  • Không sử dụng nước hoa vùng kín hoặc một số sản phẩm xịt thơm vùng kín khác.
  • Giảm lượng đường trong chế độ ăn uống. Bởi việc sử dụng thực phẩm nhiều đường có thể thúc đẩy quá trình sinh sôi và phát triển của nấm men.
  • Tập yoga hoặc những bài tập thể dục nhẹ nhàng khác để góp phần nâng cao sức đề kháng.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có khả năng chống lại tình trạng nhiễm trùng.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể và sức đề kháng bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu protein, axit béo omega-3, vitamin, rau xanh, trái cây tươi.
  • Ăn một hũ sữa chua không đường và uống nhiều nước mỗi ngày để ổn định môi trường âm đạo, duy trì nồng độ pH ở mức phù hợp.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày. Nên dùng khăn giấy sạch và mềm để lau chùi sau khi đi tiểu tiện hoặc đi đại tiện, lau bộ phận sinh dục từ trước ra sau.
  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu quá mức. Bởi điều này có thể khiến nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai tăng cao hoặc khiến bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ăn một hũ sữa chua không đường và uống nhiều nước mỗi ngày
Ăn một hũ sữa chua không đường và uống nhiều nước mỗi ngày giúp bổ sung lợi khuẩn, duy trì nồng độ pH âm đạo ở mức phù hợp

Nữ giới dễ bị viêm phụ khoa khi mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý này không chỉ tạo cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ mà còn tác động xấu đến quá trình phát triển và sức khỏe của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và lây nhiễm cho trẻ sau sinh.

Vì thế bạn nên chú ý đến chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh vùng kín đúng cách và áp dụng các biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm. Trong trường hợp viêm nhiễm xuất hiện, thai phụ nên sớm thăm khám và nhờ đến sự tư vấn điều trị của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa phát sinh các rủi ro nghiêm trọng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Viêm phụ khoa nhẹ - nặng: Biểu hiện và cách xử lý

Viêm Phụ Khoa Nhẹ – Nặng: Biểu Hiện Và Cách Xử Lý

Là phụ nữ, ai cũng có thể một lần trong đời mắc phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Dù...

Cần thăm khám kịp thời để được tư vấn cách điều trị chính xác

10+ Phòng Khám Phụ Khoa Ở Hà Nội Tốt Nhất (Có Ngoài Giờ)

Có khá nhiều chị em phụ nữ không có thời gian để thăm khám bệnh phụ khoa tại các bệnh...

Khám Phụ Khoa Gồm Những Gì? Quy Trình Và Lưu Ý

Khám phụ khoa là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với phụ nữ, nên thực hiện theo định...

Đang Cho Con Bú Bị Viêm Phụ Khoa Phải Làm Sao?

Viêm phụ khoa là tình trạng thường gặp phải ở các chị em phụ nữ đã kết hôn. Thế nhưng,...

Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa loại nào tốt? Cách dùng

Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa có thể ngăn bệnh phát triển, tránh bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *