Cách vệ sinh vùng kín đúng cách – Không lo viêm nhiễm
Cách vệ sinh vùng kín đúng sẽ giúp phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, giảm ngứa ngáy. Đồng thời tránh tình trạng hôi tanh và ẩm ướt khó chịu ở vùng kín.
Vì sao cần phải áp dụng đúng cách vệ sinh vùng kín mỗi ngày?
Việc áp dụng đúng cách vệ sinh vùng kín mỗi ngày sẽ giúp nữ giới bảo vệ tốt bộ phận sinh dục, vùng kín luôn trong trạng thái khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Đồng thời giúp ngăn chặn sự xâm nhập và gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa của các tác nhân gây hại. Thường gặp nhất là nấm men, vi khuẩn, trùng roi, tạp khuẩn.
Ngoài ra giữ gìn vùng kín sạch sẽ mỗi ngày còn giúp đảm bảo khả năng sinh sản của người phụ nữ, không làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục, phòng ngừa viêm nhiễm khi mang thai và sau sinh.
Do nằm ở vị trí gần với hậu môn, nên vùng kín của nữ giới thường rơi vào trạng thái ẩm ướt, có mùi hôi và nhờn dính tạo cảm giác khó chịu nếu không được vệ sinh đúng cách. Hậu môn là nơi tập trung nhiều loại vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn do đây là cơ quan thực hiện quá bài tiết nước tiểu và phân.
Hơn thế, cấu trúc của âm đạo, âm hộ mở hẳn ra ngoài. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh di chuyển và xâm nhập sâu vào bộ phận sinh dục. Từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm, tăng nguy cơ phát sinh các bệnh phụ khoa nguy hiểm gây ung thư, vô sinh ở nữ.
Quần lót bẩn hoặc ẩm ướt, quần ngoài và quần lót quá chật/ quá rộng, quá ngắn… sẽ khiến bụi bẩn và vi khuẩn dễ bám vào vùng kín. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm bẩn. Thường thấy nhất là viêm nhiễm âm đạo.
Cách vệ sinh vùng kín đúng cách không lo viêm nhiễm
Để vệ sinh vùng kín đúng cách không lo viêm nhiễm, “cô bé” sạch sẽ mỗi ngày, nữ giới nên áp dụng đúng những cách vệ sinh vùng kín quan trọng được liệt kê dưới đây:
1. Cách vệ sinh vùng kín hàng ngày, giúp vùng kín khô thoáng, sạch sẽ, không lo viêm nhiễm
Việc áp dụng đúng cách vệ sinh vùng kín mỗi ngày là điều quan trọng, nhất là sau khi đại tiện hoặc tiểu tiện). Không chỉ riêng những người đã lập gia đình, việc giữ gìn vệ sinh vùng kín còn quan trọng đối với nữ giới đang trong độ tuổi dậy thì. Bởi các tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng xâm nhập vào âm đạo từ hậu môn. Sau đó nhanh chóng sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Để phòng ngừa viêm nhiễm, giúp vùng kín luôn khô thoáng và sạch sẽ, nữ giới cần lưu ý và thực hiện những điều sau đây:
Luôn sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng kín
Để vệ sinh sạch sẽ vùng kín, đầu tiên bạn cần lưu ý đến nguồn nước mà bạn đang sử. Nữ giới chỉ được sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo không nhiễm khuẩn để vệ sinh thân thể, vùng kín. Tuyệt đối không dùng nước sông, nước ao hồ, kênh rạch hay thậm chí là nước mưa để tắm và vệ sinh bộ phận sinh dục.
Không xối rửa vùng kín bằng vòi nước mạnh, tránh nước di chuyển sâu vào trong âm đạo
Nữ giới cần lưu ý tránh sử dụng vòi nước rửa hậu môn, vòi sen có lực nước mạnh để xối rửa trong quá trình vệ sinh vùng kín. Bởi việc sử dụng vòi nước mạnh sẽ khiến một lượng lớn nước bắn thẳng vào trong âm đạo, có thể khiến bên trong âm đạo, âm hộ bị tổn thương do lực tác động của nước. Ngoài ra việc rửa vùng kín bằng vòi nước mạnh còn vô tình đẩy nước tiểu, bụi bẩn, vi khuẩn, nấm men, máu kinh (nếu có) vào âm đạo, âm hộ và gây viêm nhiễm.
Trong khi các tác nhân gây hại được đẩy vào bên trong thì các vi khuẩn có lợi có thể bị đánh bật và bị đẩy ra khỏi âm đạo, khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng.
Chính vì những điều trên, nữ giới nên vệ sinh vùng kín với gáo múc nước thông thường hoặc dùng vòi hoa sen, vòi xịt có lực nước chảy ra nhẹ và tia nước nhẹ. Sau đó vệ sinh vùng ngoài, tránh thụt rửa sâu trong âm đạo.
Loại bỏ thói quen sinh hoạt xấu, nên giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô ráo
Để phòng ngừa sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn, giúp vùng kín luôn sạch sẽ và khô ráo, nữ giới cần:
- Sử dụng xà phòng vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vệ sinh vùng kín.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục từ 2 – 3 lần mỗi ngày bằng sản phẩm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp.
- Không ngâm vùng kín trong nước, hạn chế tắm trong bồn nước.
- Chỉ rửa vùng ngoài, không thụt rửa âm đạo.
- Không tác động hoặc xâm nhập vào trong âm đạo bằng vật dụng lạ hoặc tay bẩn.
- Lau khô vùng kín trước khi mặc đồ lót bằng khăn bông sạch hoặc khăn giấy mềm.
- Không mặc quần bó sát vào cơ thể, không thể thấm hút mồ hôi (cả quần lót lẫn quần dài).
- Nên sử dụng quần lót vừa vặn, thông thoáng, khô, sạch, có chất vải thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Tốt nhất quần lót mà bạn sử dụng nên được phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn.
- Lau khi vùng kín sau khi đi tiểu hoặc đi đại tiện.
- Khi lau vùng kín bằng giấy vệ sinh, bạn cần lưu ý lau theo chiều từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo.
- Khi bị ngứa âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường hoặc có mụn mủ, bạn cần tránh cào, gãi mạnh vào vùng kín, không tự ý nặn mụn để tránh gây nhiễm trùng và tổn thương vùng kín. Tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ chuyên khoa về cách xử lý tình trạng này.
Hạn chế cạo lông mu
Tác dụng của lông mu là trở thành một lớp đệm để bảo vệ vùng kín, ngăn ngừa tổn thương da xuất hiện và lọc bụi bẩn. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo nữ giới không nên cạo lông vùng kín. Nếu một vài nguyên nhân khiến việc cạo lông mu là điều cần thiết, bạn cần đến những nơi chuyên cạo lông vùng kín để thực hiện.
Nữ giới cần tránh tự ý cạo lông vùng kín tại nhà, không sử dụng dao cạo chưa được làm sạch hoặc không đảm bảo vệ sinh. Điều này sẽ giúp bạn tránh làm tổn thương da, tránh gây trầy xước dẫn đến nhiễm trùng.
Ngoài ra bạn cần lưu ý, việc cạo lông mu có thể thúc đẩy sự phát triển của lông, lớp lông mọc sau khi cạo sẽ có xu hướng mọc ngược, mọc dày, tăng nguy cơ nhiễm trùng và phát sinh bệnh viêm lỗ chân lông. Trong trường hợp cảm thấy lông mu quá nhiều, nữ giới không nên cạo. Thay vào đó bạn nên sử dụng kéo để tỉa và cắt gọn bớt một phần của lông mu.
Khám phụ khoa định kỳ
Các chuyên khoa và bác sĩ Sản phụ khoa khuyên rằng, nữ giới nên bắt đầu việc khám phụ khoa khi nữ giới bước sang độ tuổi dậy thì, bộ phận sinh dục phát triển (khoảng 13 – 15 tuổi). Bên cạnh đó bạn nên xây dựng thói quen thăm khám từ 1 – 2 lần/ năm. Bởi việc khám phụ khoa định kỳ có thể giúp nữ giới kiểm tra bộ phận sinh dục, đánh giá sức khỏe sinh sản và sớm phát hiện những vấn đề bất thường đang diễn ra.
Ngoài ra việc thường xuyên khám phụ khoa còn giúp nữ giới sớm phát hiện bệnh lý, tình trạng viêm nhiễm, các nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư. Từ đó kịp thời điều trị, phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm và rủi ro không mong muốn phát sinh.
2. Cách vệ sinh vùng kín hàng ngày, giúp vùng kín khô thoáng, sạch sẽ trong ngày “đèn đỏ”
Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày, có khoảng 50 – 70ml máu kinh được tiết ra tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, sức khỏe và thể trạng của phụ nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần của máu kinh gồm: Máu, tuyến âm đạo, những chất được tiết ra từ cổ tử cung, các nội mạc tử cung bong ra khi quá trình thụ tinh không diễn ra.
Những thành phần được liệt kê khiến máu kinh trở thành một môi trường phức tạp, thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, giúp quá trình xâm nhập và gây bệnh ở âm đạo diễn ra dễ dàng hơn. Thường gặp nhất là vi khuẩn, trùng roi và nấm.
Một số nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng, trong những ngày đèn đỏ, nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới sẽ cao gấp 16 lần so với những ngày bình thường. Chính vì thế nữ giới cần đặc biệt lưu ý vệ sinh, giữ gìn cô bé sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày để nguy cơ viêm nhiễm bị loại bỏ.
Cách vệ sinh vùng kín hàng ngày, giúp vùng kín khô thoáng, sạch sẽ trong ngày “đèn đỏ” gồm những bước sau:
Dùng băng vệ sinh chất lượng, sạch sẽ và dịu nhẹ với da
Để bảo vệ vùng kín trong những ngày có kinh, nữ giới cần lưu ý lựa chọn và sử dụng băng vệ sinh mềm, sạch, dịu nhẹ với da và có chất lượng cao. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng kích ứng và nhiễm trùng.
Thay băng vệ sinh thường xuyên
Băng vệ sinh cần được thay nhiều lần trong ngày hành kinh. Một miếng băng vệ sinh chỉ được dùng một lần, không tái sử dụng. Thời gian sử dụng của một miếng băng vệ sinh kéo dài từ 3 – 4 giờ đồng hồ đối với người bình thường và 2 – 3 tiếng đối với những người bị viêm nhiễm phụ khoa. Chính vì thế nữ giới cần loại bỏ băng vệ sinh cũ, thay băng vệ sinh mới nhiều lần trong ngày, tránh để lâu khiến vi khuẩn tích tụ và gây viêm nhiễm.
Vi khuẩn có thể nhanh chóng tích tụ và sinh sôi khi vùng kín bị ẩm ướt bởi kinh nguyệt. Do đó nếu không vệ sinh sạch sẽ vùng kín và thay băng thường xuyên, tình trạng nhiễm trùng sẽ nhanh chóng xảy ra và tiến triển, viêm phụ khoa lâu ngày, khó điều trị và dễ gây biến chứng.
Giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng
Giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng là điều quan trọng và không thể thiếu khi áp dụng cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, nhất là khi nữ giới đang trong những ngày hành kinh. Ở mỗi lần thay băng vệ sinh cũ, nữ giới nên sử dụng nguồn nước sạch cùng dung dịch vệ sinh phù hợp để rửa bộ phận sinh dục, sau đó lau khô vùng kín bằng khăn mềm. Hoạt động này nên thực hiện trước khi dùng băng vệ sinh mới.
Kiêng quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh
Do âm đạo và cổ tử cung có cấu trúc hé mở nên việc tham gia vào các hoạt động tình dục khi có kinh sẽ khiến nấm men, trùng roi và vi khuẩn dễ dàng hơn trong việc sinh sôi, xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Bên cạnh đó do sự tác động của vi khuẩn trong máu kinh. tình trạng viêm nhiễm và nhiều vấn đề khác sẽ nhanh chóng phát triển. Điều này khiến bệnh nhân dễ mắc phải các biến chứng nguy hiểm từ tình trạng viêm và nhiễm trùng.
3. Cách vệ sinh vùng kín hàng ngày giúp vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục
Trong thời gian bộ phận sinh dục của nữ giới bị kích thích và sẵn sàng cho các hoạt động tình dục, âm đạo sẽ có xu hướng mở rộng và ẩm ướt hơn so với thông thường, bên cạnh đó hoạt động tình dục khiến khu vực tiền đình gần âm hộ, niêm mạc thành âm đạo và lỗ niệu đạo ngoài sẽ bị tác động và va đập mạnh. Việc không cẩn thận hoặc quan hệ tình dục thô bạo sẽ khiến những bộ phận này bị trầy xước hoặc bị tổn thương.
Ngoài ra các hoạt động quan hệ tình dục khiến các tác nhân dễ dàng xâm nhập và di chuyển sâu vào âm đạo từ môi trường bên ngoài hoặc từ bộ phận sinh dục của nam giới. Lúc này vi khuẩn và nấm có thể sinh sôi trong cổ tử cung và âm hộ. Từ đó gây bệnh viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm hộ và tăng nguy cơ gây ung thư.
Chính vì thế, để đảm bảo quan hệ tình dục an toàn, phòng ngừa viêm nhiễm bộ phận sinh dục, cả nữ giới lẫn nam giới cần thường xuyên chăm sóc, vệ sinh vùng kín. Đặc biệt bạn cần giữ cho vùng kín sạch sẽ, khô ráo trước và sau khi hoạt động tình dục.
Ngoài ra bạn cần đi tiểu và xối rửa vùng kín ngay khi kết thúc chuyện chăn gối. Bời hoạt động này sẽ giúp bạn đẩy đáng kể lượng vi khuẩn đang tồn tại trong cổ tử cung,, âm đạo, âm hộ và bộ phận sinh dục nam ra ngoài. Từ đó giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm do hoạt động tình dục không an toàn.
4. Cách vệ sinh vùng kín đúng cách, giúp vùng kín luôn sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh phù hợp
Để đảm bảo vùng kín được bảo vệ khỏi tình trạng viêm nhiễm, bạn cần làm sạch bộ phận sinh dục bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên rửa vùng kín với dung dịch vệ sinh từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Dung dịch vệ sinh mà bạn lựa chọn cần chứa các thành phần lành tính, không có khả năng gây kích ứng âm đạo.
Bên cạnh đó sản phẩm phải có nồng độ pH phù hợp (nồng độ pH nhỏ hơn hoặc bằng với nồng độ pH âm đạo), có tác dụng làm sạch dịu nhẹ, giữ ẩm, giúp vùng kín khỏe, khô thoáng và ngăn ngừa được sự tích tụ của vi khuẩn.
Để lựa chọn và sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, tốt nhất nữ giới nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên. Hơn thế, sản phẩm mà bạn sử dụng phải được đảm bảo vệ mặt chất lượng, tính an toàn, được các bệnh viện lớn và chuyên gia khuyến cáo sử dụng.
Bên cạnh đó bạn nên ưu tiên lựa chọn loại dung dịch vệ sinh đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Giúp làm sạch nhẹ nhàng vùng kín, sản phẩm không chứa những thành phần có khả năng làm ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ pH, môi trường âm đạo và bộ phận sinh dục của nữ giới.
- Sản phẩm chứa thành phần dịu nhẹ, không có khả năng gây kích ứng da.
- Có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa, ngứa vùng kín, viêm âm đạo và nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng nhiễm trùng khác.
Nữ giới cần lưu ý tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, xà phòng, sản phẩm chứa chất tẩy rửa nhân tạo, chất tẩy rửa mạnh. Bởi việc vệ sinh vùng kín bằng những sản phẩm này sẽ khiến môi trường âm đạo mất tính ổn định, mất độ ẩm, mất cân bằng nồng độ pH. Đồng thời gây kích ứng, ngứa vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm.
Nếu nhận thấy vùng kín bị ngứa, xung quanh nổi mủ li ti, viêm nhiễm, tiết dịch âm đạo bất thường kèm theo mùi hôi, bạn nên sử dụng kết hợp dung dịch vệ sinh cùng với các phương pháp chữa trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là những thông tin chi tiết hướng dẫn nữ giới thực hiện cách vệ sinh vùng kín đúng cách, giảm ngứa, làm sạch, vùng kín khô thoáng, không lo viêm nhiễm. Hy vọng những thông tin này có thể giúp chị em phụ nữ hiểu hơn về tầm quan trọng của việc vệ sinh, chăm sóc vùng kín. Đồng thời giúp bộ phận sinh dục được làm sạch và được bảo vệ khỏi tình trạng viêm nhiễm, ngăn vi khuẩn xâm nhập vào âm hộ, âm đạo, vòi trứng, cổ tử cung. Từ đó tránh phát sinh viêm nhiễm và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- 7 dung dịch vệ sinh phụ nữ được đánh giá tốt nhất
- Cách vệ sinh vùng kín bằng nước muối – Đơn giản, sạch mỗi ngày
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!