Viêm amidan cấp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm amidan cấp khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu, đau rát ở họng, làm ảnh hưởng đến hoạt động nhai nuốt và chất lượng cuộc sống. Khi không được điều trị, bệnh dễ phát triển thành viêm nhiễm mãn tính và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm amidan cấp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm amidan cấp, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh viêm amidan cấp là gì?

Viêm amidan cấp tính là một bệnh lý thể hiện cho tình trạng viêm nhiễm niêm mạc amidan nằm ở phía sau hầu họng. Ngoài tình trạng viêm nhiễm, niêm mạc amidan còn bị sung huyết đột ngột dẫn đến đau rát, khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động nhai nuốt.

Bệnh viêm amidan cấp tính có thể phát sinh ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên bệnh xảy ra phổ biến nhất ở những trẻ có độ tuổi từ 5 – 15. Vì thế cả người lớn và trẻ nhỏ cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị để tránh những rủi ro không mong muốn.

→Xem thêm: 10 cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hiệu quả, an toàn

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm amidan cấp

Bệnh viêm amidan cấp tính nếu không được điều trị sẽ nhanh chóng phát triển và chuyển thành viêm nhiễm mãn tính. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ  có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng được liệt kê dưới đây:

  • Biến chứng tại chỗ: Sỏi amidan, loét khe amidan, viêm tấy xung quanh thành họng, viêm tấy xung quanh amidan, viêm họng mãn tính.
  • Biến chứng kế cận: Viêm mũi xoang, viêm hạch ở cổ mãn tính, viêm thanh khí quản, viêm tai giữa.
  • Biến chứng toàn thân: Viêm thận, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết, viêm nội mạc tâm, viêm nội mạc tim, viêm màng tim…

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan cấp

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan cấp tương tự như bệnh viêm họng và bệnh cảm cúm nên dễ gây nhầm lẫn. Đặc trưng của thể viêm nhiễm cấp tính gồm:

  • Triệu chứng tại họng: Có cảm giác nóng và khô rát tại cổ họng bên trái hoặc bên phải. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi thực hiện hoạt động nhai nuốt, có cảm giác vướng mắc khi nuốt, ho, niêm mạc họng đỏ, lưỡi trắng.
  • Triệu chứng toàn thân: Rét run, sốt, có nhiệt trên 38 – 39 độ C, chán ăn, ăn không ngon miệng, đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiểu tiện.
  • Bệnh viêm amidan cấp ở trẻ em: Amidan bị viêm có dấu hiệu sưng to, kích thước lớn khiến cổ họng bị chèn ép, amidan đỏ, thở khò khè, ngáy khi ngủ có dấu hiệu khan tiếng.
  • Viêm amidan cấp mủ: Viêm nhiễm xuất hiện do nhiễm tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn khiến nhiều đốm mủ trắng hình thành ở hốc amidan và miệng. Lâu ngày hình thành một lớp mủ có màu trắng bao quanh niêm mạc, amidan có dấu hiệu sưng đỏ.
  • Ho: Đối với những trường hợp nặng, viêm nhiễm phát triển và lan xuống phế quản, thanh quản dẫn đến ho khan, ho có đờm, đau họng nhiều hơn khi ho.

Các triệu chứng của bệnh viêm amidan cấp tính thường bùng phát đột ngột khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và chất lượng cuộc sống.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan cấp
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan cấp gồm amidan sưng to, đau rát họng, đau nhói lên tai…

Bệnh viêm amidan cấp xuất hiện do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh viêm amidan cấp hình thành và phát triển theo chiều hướng xấu. Trong đó bệnh xảy ra thường xuyên nhất do sự tác động của những nguyên nhân sau:

  • Nhiễm vi khuẩn, virus: Thông thường tình trạng viêm nhiễm cấp tính sẽ xuất hiện do sự tác động của của một số loại vi khuẩn, virus gồm virus Parainfluenzae, virus Parainfluenza, liên cầu khuẩn, Adenoviruses…
  • Do tạng bạch huyết: Do một vài nguyên nhân tác động, tạng bạch huyết có thể bị rối loạn, quá phát dẫn đến nhầm lẫn và tấn công vào amidan. Điều này khiến amidan bị viêm, tắc nghẽn đường thở và hình thành nhiều tổn thương trên niêm mạc hầu họng.
  • Ảnh hưởng của thời tiết: Thời tiết đột ngột thay đổi, chuyển từ nóng sang lạnh hoặc mùa đông kéo dài có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu. Tạo điều kiện thuận lợi giúp một số tác nhân gây hại xâm nhập, gây bệnh.
  • Nguyên nhân khác: Chế độ ăn uống thiếu chất, không phù hợp, vệ sinh răng miệng kém, làm việc hoặc sinh sống tại môi trường bụi bẩn,  có tiền sử mắc các bệnh lý, vấn đề liên quan đến đường hô hấp (ho gà, cúm, sởi…), cơ thể suy yếu, sức đề kháng sinh giảm…

Đường lây truyền bệnh viêm amidan cấp

Phần lớn nguyên nhân khiến bệnh viêm amidan cấp tính phát sinh và phát triển theo chiều hướng xấu là do sự tác động của các loại vi khuẩn. Chính vì thế bệnh lý này cũng như vi khuẩn có khả năng lây nhiễm từ cơ thể người bệnh sang cơ thể người trưởng thành.

Để phòng ngừa lây nhiễm, bạn nên chủ động hơn trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Đồng thời bảo vệ bản thân khi tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm amidan hoặc hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

Bệnh viêm amidan cấp được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm amidan cấp tính và phân biệt bệnh viêm amidan với những bệnh lý khác, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một loại đèn đặc biệt để quan sát những tổn thương thực thể xuất hiện ở các khoang của tai, vòm họng và mũi để xác định ổ nhiễm khuẩn. Tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành khám ở cổ để xác định hạch bạch huyết có bị sưng hay không, khám vùng lách có bị to bất thường hay không, nghe tiếng ran phổi.
  • Xét nghiệm: Tiến hành xét nghiệm dịch tiết hô hấp được lấy ra từ họng và xét nghiệm máu toàn phần để  tìm và xác định nguyên nhân khiến amidan bị nhiễm khuẩn.

Mách bạn: 7 cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian hiệu nghiệm

Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm amidan cấp
Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm amidan cấp

Phương pháp điều trị viêm amidan cấp

Các phương pháp điều trị viêm amidan cấp được áp dụng phổ biến:

1. Điều trị viêm amidan cấp bằng dân gian tại nhà

Một số mẹo dân gian dưới đây có thể giúp bạn giảm nhẹ tình trạng đau rát họng và một số triệu chứng khác của bệnh:

Cách kết hợp mật ong và chanh điều trị viêm amidan cấp

Tác dụng:

  • Làm dịu nhanh tình trạng đau rát cổ họng, giúp hoạt động nhai nuốt diễn ra dễ dàng hơn
  • Giảm viêm, giảm ho
  • Cải thiện tình trạng sưng tấy ở họng và amidan
  • Phòng ngừa sự xâm nhập và sinh sôi của các loại vi khuẩn, virus.

Nguyên liệu:

  • 10ml mật ong nguyên chất
  • 10m nước cốt chanh tươi
  • 300ml nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan nước cốt chanh tươi và mật ong nguyên chất vào lượng nước ấm đã chuẩn bị
  • Uống từng ngụm nước mật ong chanh ấm để làm dịu cổ họng và cải thiện các triệu chứng
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày (mỗi sáng và tối).

Cách dùng trà gừng làm giảm đau họng do viêm amidan 

Tác dụng:

  • Làm dịu niêm mạc họng và giảm đau
  • Sát khuẩn, cải thiện tình trạng viêm sưng
  • Làm ấm cổ họng, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng nhỏ
  • 10ml mật ong nguyên chất
  • Vài lát chanh.

Cách thực hiện:

  • Cạo vỏ, rửa sạch gừng và thái mỏng
  • Hãm gừng trong 250 – 300ml nước sôi
  • Sau 15 – 20 phút, thêm mật ong và chanh, khuấy đều cho tan
  • Uống từng ngụm trà gừng khi còn ấm nóng
  • Người bệnh kiên trì uống trà gừng ấm từ 1 – 2 lần mỗi ngày để giảm viêm và đau rát họng.
Cách dùng trà gừng làm giảm đau họng do viêm amidan 
Cách dùng trà gừng làm giảm đau họng do viêm amidan

Cách sát khuẩn amidan và họng bằng nước ấm pha muối loãng

Tác dụng:

  • Sát khuẩn amidan và họng
  • Cải thiện tình trạng viêm sưng cổ họng
  • Giảm ngứa ngáy, đau rát họng.

Nguyên liệu:

  • 3 gram muối
  • 150ml nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan muối trong nước ấm
  • Súc họng và họng bằng nước ấm pha muối vào mỗi sáng và tối, sau khi đánh răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Cách dùng lá bạc hà kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm amidan cấp

Tác dụng:

  • Làm mát và làm dịu niêm mạc họng
  • Cải thiện tình trạng đau rát và sưng viêm cổ họng
  • Kháng viêm, sát khuẩn.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá bạc hà tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá bạc hà bằng nước muối loãng
  • Tiến hành giã nát lá bạc hà và vắt lấy nước cốt
  • Ngậm và nuốt nước cốt bạc hà sau khi thực hiện
  • Hoặc hãm lá bạc hà trong nước sôi, uống khi còn ấm như trà
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Cách dùng lá bạc hà kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm amidan cấp
Cách dùng lá bạc hà kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm amidan cấp

Cách dùng nghệ điều trị viêm amidan cấp

Tác dụng:

  • Hỗ trợ chữa lành tổn thương ở niêm mạc họng và amidan
  • Làm dịu niêm mạc họng, kiểm soát cơn đau
  • Tiêu viêm, tiêu đờm và sát khuẩn.

Cách thực hiện:

  • 10 gram bột nghệ
  • 200ml sữa tươi hoặc nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Làm ấm sữa tươi
  • Cho bột nghệ vào sữa, khuấy đều cho tan
  • Uống sữa nghệ ấm mỗi ngày một lần, kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh thuyên giảm.

2. Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cấp

Một số loại thuốc điều trị viêm amidan cấp thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Các thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol, Efferalgan… sẽ được chỉ định đối với những trường hợp viêm nhiễm amidan kèm sốt cao và đau rát họng dữ dội.
  • Thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Phù hợp với những trường hợp amidan bị viêm do sự tác động của virus. Loại thuốc này được sử dụng theo phác đồ phù hợp để hạn chế gây tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng sinh toàn thân: Penicillin, erythromycin, beta-lactam, macrolid và một số loại thuốc kháng sinh toàn thân khác sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm amidan do vi khuẩn xâm nhập và sinh bệnh.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Một số loại thuốc kháng sinh tại chỗ thường được sử dụng gồm thuốc, dung dịch sát khuẩn dạng nước súc miệng, họng, viêm ngậm, dung dịch nhỏ mũi…
  • Một số loại thuốc khác: Thuốc chống phù nề, thuốc giảm ho, thuốc chống xung huyết…

Lưu ý an toàn:

  • Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị viêm amidan.
Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cấp
Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cấp

3. Phẫu thuật cắt amidan

Phẫu thuật cắt amidan sẽ được cân nhắc và chỉ định trong trường hợp các triệu chứng của bệnh tái phát dai dẳng và trở nên nghiêm trọng hơn.

Cụ thể bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành hút và loại bỏ mủ khi amidan bị viêm sưng nghiêm trọng dẫn đến áp xe thành họng và xung quanh amidan. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm sưng và nhiễm khuẩn vẫn tái phát và có dấu hiệu phát sinh biến chứng, người bệnh sẽ được chỉ định cắt amidan.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm amidan cấp

Nguy cơ mắc bệnh viêm amidan cấp có thể giảm nếu bạn áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Tăng cường bổ sung những loại hoa quả, thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, đạm và các khoáng chất
  • Uống nhiều nước (2,5 lít/ngày).
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn cứng, thức ăn chứa chất bảo quản…
  • Không sử dụng các loại thức uống có ga, thuốc lá, các loại rượu bia…
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm, thức uống lạnh.
  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý
  • Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân, vật dụng với bệnh nhân bị viêm amidan
  • Sớm thăm khám và điều trị khỏi các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, tiếp xúc hoặc làm việc với môi trường nhiều khói bụi
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động để tăng cường sức khỏe
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động để nâng cao sức đề kháng của cơ thể và phòng bệnh

Bệnh viêm amidan cấp thường dễ kiểm soát, không gây nguy hiểm nếu sớm thăm khám và điều trị. Đối với trường hợp chủ quan, bệnh có thể nhanh chóng phát triển thành thể mãn tính và phát sinh biến chứng. Chính vì thế, ngay khi những biểu hiện đầu tiên xuất hiện, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và nhờ đến sự tư vấn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Viêm Amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm amidan hốc mủ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng sẽ gặp phải trường hợp nghiêm trọng nếu không được tiến hành thăm khám và...

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?

Viêm amidan mãn tính là kết quả của bệnh viêm amidan cấp tính không được điều trị triệt để. Khi...

Viêm Amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm amidan hốc mủ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng sẽ gặp phải trường hợp...

Cắt amidan xong có được đánh răng không? Nên làm gì?

Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp ích cho quá trình hồi phục của bệnh nhân sau cắt...

Trong khi phẫu thuật cắt amidan hoặc sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số rủi ro, một số biến chứng không thể lường trước.

Sau khi cắt amidan có phải nằm viện không? Bác sĩ giải đáp

Sau khi cắt amidan, nếu không có những dấu hiệu của biến chứng, người bệnh không cần phải nằm viện...

Nên ăn gì và kiêng gì sau khi phẫu thuật cắt amidan?

Hậu phẫu thuật cắt amidan, bạn có thể đối mặt với các triệu chứng như: nôn (kéo dài 24 giờ),...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *