Nước Bọt (Miếng) Có Mùi Hôi và Cách Điều Trị, Khắc Phục

Nước bọt hay nước miếng có mùi hôi là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Ngoài các nguyên nhân do thói quen ăn uống, sinh hoạt, nhiều khả năng đây là triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa, hô hấp, răng miệng. Tìm hiểu nguyên nhân và chủ động khắc phục để bảo vệ đời sống sinh hoạt, sức khỏe.

Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi?

Hôi miệng là tình trạng nhiều người đang gặp phải hiện nay. Qua quan sát, người ta nhận ra mùi hôi có thể bắt nguồn từ trong kẽ răng, lưỡi, nước bọt hoặc từ cổ họng,… Trường hợp nước bọt có mùi hôi là một trong số đó tình trạng thường gặp, ngày càng phổ biến.

Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi?
Nước bọt có mùi hôi là tình trạng thường gặp ở nhiều người

Để nhận biết nước bọt có mùi hôi bạn có thể áp dụng một số phương pháp như:

  • Hỏi ý kiến của người thân trong gia đình, quan sát phản ứng của người xung quanh khi bạn giao tiếp với họ.
  • Sử dụng tăm bông, tự lấy mẫu nước bọt để kiểm tra. Trường hợp tăm bông có mùi hôi kèm theo màu sắc bất thường bạn nên thăm khám sớm.
  • Tự liếm mu bàn tay, để ngoài không khí vài phút rồi ngửi thử xem nước bọt có mùi hay không.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, dùng tăm tre kiểm tra mùi hôi trong kẽ răng.
  • Chủ động đến nha khoa kiểm tra nồng độ mùi trong nước bọt, đây là cách nhanh nhất để phát hiện tình trạng nước bọt có mùi hôi bất thường.

Mỗi trường hợp khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Trường hợp mùi hôi trong nước bọt do nguyên nhân ăn uống, sinh hoạt không khoa học có thể điều chỉnh khắc phục sau một thời gian. Ngược lại nếu mùi hôi xuất phát từ bệnh lý, bạn nên chủ động khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi

Nước bọt được tiết ra liên tục trong khoang miệng. Việc nước bọt có mùi hôi khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, thiếu tự tin khi giao tiếp với người xung quanh. Ở trạng thái bình thường, nước bọt không có mùi, trong suốt, ngoài ra có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, nước bọt còn có vai trò như một chất khử trùng và làm sạch khoang miệng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nước bọt có mùi hôi. Tỷ lệ mắc phải tình trạng này ngày càng gia tăng. Trong đó có nhiều trường hợp mùi hôi do ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc là biểu hiện của các bệnh lý liên quan. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Nước bọt có mùi hôi do vệ sinh kém

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân gây mùi hôi ở khoang miệng, cụ thể là từ nước bọt, tình trạng này nhiều người gặp phải. Theo đó, người có thói quen không đánh răng thường xuyên, đánh răng không đúng cách, sử dụng dụng cụ chải răng, kem đánh răng không phù hợp,… làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Ngoài gây ra tổn thương nướu răng, vi khuẩn có trong mảng bám ở kẽ răng không được loại bỏ phát triển ồ ạt, tấn công gây ra các bệnh về răng miệng. Triệu chứng thường gặp như viêm sưng, đau nhức răng khó chịu, miệng có mùi hôi,… Trường hợp bệnh răng miệng kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Thực phẩm có mùi nồng

Ăn thực phẩm có mùi nồng khiến khoang miệng của bạn phát ra mùi hôi khó chịu trong thời gian dài. Nước bọt cũng có mùi bất thường. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây mùi có liên quan đến yếu tố tạm thời có thể điều chỉnh khắc phục bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sử dụng các thảo dược dân gian giảm mùi hôi,…

Do răng giả, hàm tháo lắp

Đối với một số đối tượng phải cần sự hỗ trợ của răng giả, hàm tháo lắp để nhai thức ăn có thể gặp phải tình trạng hôi miệng, nước bọt có mùi bất thường. Đặc biệt là khi các dụng cụ hỗ trợ không được vệ sinh đúng cách, thức ăn mắc vào gây mùi hôi.

Nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi
Người dùng răng giả, hàm tháo lắp có thể gặp phải hiện tượng nước bọt hôi do vệ sinh không đúng cách

Lúc này bạn cần biết cách vệ sinh hàm giả, răng giả đúng cách, sử dụng dung dịch chuyên dụng để vệ sinh, diệt vi khuẩn gây hại. Đồng thời lựa chọn dụng cụ hỗ trợ theo kích thước của hàm, điều chỉnh lại khi cần thiết. Khi lắp hàm giả cần tránh gây tổn thương, ảnh hưởng đến niêm mạc và nướu răng.

Tác dụng phụ của thuốc

Ngoài các nguyên nhân kể trên, nhiều trường hợp người bệnh dùng thuốc tân dược trong thời gian dài gặp phải tác dụng phụ của thuốc, khoang miệng và nước bọt có mùi hôi bất thường. Trường hợp này thường gặp ở người điều trị bệnh mãn tính, hoặc có khả năng cao khi bệnh nhân tự lạm dụng thuốc không theo hướng dẫn.

Một số loại thuốc Tây có khả năng giảm tiết nước bọt. Do đó bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh nên uống nước nhiều hơn khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên nhiều đối tượng lười uống nước, khiến cho khoang miệng khô, gây mùi khó chịu, đặc biệt là nước bọt trở nên đặc hơn và kèm theo mùi lạ.

Nước bọt có mùi hôi do lão hóa

Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, xảy ra ở người có tuổi tác ngày càng cao. Tuyến nước bọt làm việc kém hơn, khiến cho miệng thường xuyên có cảm giác khô. Nếu không uống nước, miệng sẽ có mùi hôi khó chịu. Đây là một trong số các nguyên nhân gây hôi miệng, nước bọt có mùi được tìm thấy điển hình.

Thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu

Người có thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu, đồ uống chứa cồn là đối tượng dễ gặp phải tình trạng hôi miệng và các vấn đề nha khoa. Nước bọt có mùi hôi cũng là trường hợp thường gặp ở các đối tượng này. Trong thuốc lá và đồ uống chứa cồn có chứa các chất khiến cho khoang miệng khô, có mùi.

Nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi
Thuốc lá, bia rượu,… là những thứ khiến miệng của bạn phát ra mùi hôi khó chịu

Không chỉ ảnh hưởng đến mùi hơi thở, thói quen có hại này còn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Trường hợp uống rượu, hút thuốc quá nhiều trong thời gian dài khiến cho răng dễ bị viêm nha chu, sâu răng, vàng răng,… Ngoài ra còn nhiều biểu hiện bất thường khác kèm theo khiến cơ thể suy nhược, các cơ quan trong cơ thể bị nhiễm độc tố hoạt động kém dần.

Bệnh răng miệng

Các bệnh về răng miệng hình thành do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó các các vấn đề được đề cập bên trên. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng tương ứng với chứng bệnh nha khoa mắc phải. Vi khuẩn khi phát triển tấn công ồ ạt khiến cho răng bị sâu, viêm nướu, viêm nha chu,… gây hôi miệng, đau răng, nước bọt có mùi, và nhiều biểu hiện bất thường khác.

Trường hợp không điều trị kiểm soát, tình trạng viêm nhiễm răng miệng kéo dài có thể phát sinh các biến chứng khó lường khác. Bạn cần chủ động thăm khám nha khoa nếu mùi hôi miệng không cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp giảm mùi tại nhà, đặc biệt là khi mùi hôi kéo dài không thuyên giảm.

Nước bọt có mùi hôi do bệnh tiêu hóa

Bên cạnh bệnh răng miệng, mùi hôi từ nước bọt còn có liên quan mật thiết với các bệnh lý tiêu hóa. Trong đó có thể kể đến như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh đau dạ dày,… Thức ăn và dịch vị tiêu hóa trào ngược lên trên khiến cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác ảnh hưởng sinh hoạt, sức khỏe.

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nước bọt có mùi hôi. Một số bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm họng hạt,… Vi khuẩn từ đường hô hấp lan rộng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, hơi thở có mùi khó chịu. Để giảm mùi hôi, trước hết bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị khắc phục nước bọt có mùi hôi

Tùy từng trường hợp nước bọt có mùi hôi do nguyên nhân nào gây ra để chỉ định phương án điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Trường hợp mùi hôi có liên quan đến bệnh lý nha khoa, bệnh hô hấp, tiêu hóa,… người bệnh cần khám chữa theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phương pháp điều trị khắc phục nước bọt có mùi hôi
Thăm khám trước khi áp dụng các biện pháp điều trị

Đối với trường hợp mùi hôi xuất phát từ các nguyên nhân tạm thời có thể khắc phục thông qua các biện pháp điều chỉnh thói quen, chăm sóc răng miệng, ăn uống đủ chất,… Dưới đây là các hướng giảm mùi hôi miệng nói chung, bạn đọc có thể tham khảo:

Sử dụng kẹo cao su

Sử dụng kẹo cao su là một trong những phương pháp giảm mùi hôi miệng được áp dụng phổ biến, dễ thực hiện. Dùng tốt nhất là loại kẹo không đường, nhai sau bữa ăn sáng. Quá trình nhai kẹo cao su giúp khoang miệng tiết nhiều nước bọt hơn, đồng thời lấy đi thức ăn thừa, làm sạch và giảm mùi hôi miệng.

Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng, do các sản phẩm kẹo cao su hiện nay được sản xuất chứa hương vị thơm ngon. Tuy nhiên nếu lạm dụng, nhai quá nhiều kẹo cao su trong một ngày có thể gây phản tác dụng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Sử dụng kem đánh răng, bàn chải đánh răng phù hợp giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn. Bạn nên chải răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Chải răng đúng cách, không chải theo chìu ngang và dùng lực quá mạnh có thể gây tổn thương nướu răng.

Lựa chọn kem đánh răng chứa các thành phần kháng khuẩn, giảm mùi hôi miệng, nhất là thành phần bạc hà, thảo dược thiên nhiên lành tính. Không lạm dụng quá nhiều kem đánh răng làm trắng chứa các chất tẩy khiến răng bị ảnh hưởng, dễ bị buốt, tê răng,…

Dùng mẹo chữa dân gian

Áp dụng mẹo chữa dân gian giúp giảm mùi hôi miệng, hỗ trợ điều trị các vấn đề nha khoa là phương pháp được nhiều người áp dụng. Nguyên liệu được dùng có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính, an toàn cho người dùng, ít nguy cơ gây phản ứng phục. Tham khảo ngay cách giảm mùi hôi trong nước bọt qua cách cách:

Phương pháp điều trị khắc phục nước bọt có mùi hôi
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên điều trị tình trạng nước bọt có mùi hôi

Dùng chanh: Chanh có tính axit, giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, đồng thời còn giúp làm sạch bề mặt lười, khoang miệng, cuốn đi thức ăn thừa. Sử dụng chanh giảm mùi hôi miệng bằng cách đơn giản:

  • Vắt một ít nước cốt chanh vào cốc nước ấm.
  • Súc miệng sau khi đánh răng.
  • Dùng nước sạch súc miệng lại.
  • Áp dụng vào buổi sáng khi ngủ gậy giúp diệt khuẩn khoang miệng.

Dùng muối: Ngoài cách làm trên, bạn có thể tận dụng muối khắc phục tình trạng nước bọt có mùi hôi tại nhà. Muối có tính kháng khuẩn cao, giúp loại bỏ tác nhân gây hại, hỗ trợ làm chắc khỏe răng, giảm mùi hôi. Thực hiện theo cách đơn giản, chuẩn bị cốc nước muối ấm loãng, súc miệng sau khi đánh răng, áp dụng mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp dân gian được áp dụng cho đối tượng hôi miệng do các nguyên nhân tạm thời và hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh lý. Trường hợp mùi hôi trong nước bọt do bệnh gây ra, ngoài dùng biện pháp tại nhà, bạn nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Thay đổi thói quen ăn uống

Bên cạnh áp dụng mẹo chữa, điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng, bạn nên thay đổi thực đơn ăn uống, giảm các thực phẩm có mùi nồng để quá trình điều trị hôi miệng hiệu quả hơn. Các thực phẩm có thể làm mùi nước bọt khó chịu hơn bình thường như hành, tỏi, cà ri, cần tây,…

Để giảm mùi bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này hoặc dùng các sản phẩm thơm miệng sau khi ăn. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các thực phẩm tăng tiết nước bọt như lê, táo, cà rốt, dưa chuột,… giúp nước bọt giảm mùi hôi, đồng thời làm sạch khoang miệng, cải thiện sức khỏe tổng thể.

Điều trị tại nha khoa

Trường hợp nước bọt có mùi hôi do bệnh nha khoa gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp với bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Trước tiên, bác sĩ tiến hành kiểm tra các vấn đề trong khoang miệng, áp dụng các biện pháp từ nội khoa đến chuyên sâu. Một vài cách chữa như:

Phương pháp điều trị khắc phục nước bọt có mùi hôi
Can thiệp điều trị bằng các biện pháp nha khoa đối với các vấn đề răng miệng gây mùi hôi
  • Điều trị sâu răng: Điều trị khắc phục các lỗ hỏng trên răng, phục hồi tình trạng sứt mẻ, giúp răng phục hồi chức năng nhai và làm răng trắng tự nhiên. Sau khi loại bỏ các nguy cơ, lỗ sâu răng được trám lại bằng vật liệu dùng trong nha khoa.
  • Điều trị viêm nướu: Người bệnh nhận thấy nướu bị sưng, có cảm giác khó chịu, mùi lạ, chảy máu khi chải răng,… Để điều trị, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng bằng máy tăm nước, cạo sạch vôi răng, cho người bệnh sử dụng thuốc phù hợp, loại bỏ các nguy cơ.
  • Điều trị nội nha: Sau khi áp dụng các biện pháp chẩn đoán, chụp X quang, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị nội nha hay còn gọi là chữa tủy, bao gồm gây tê, đặt đế cao su, sau đó mở buồng tủy, dọn dẹp sạch sẽ, tái tạo lại ống tủy, trám ống tủy.
  • Cạo vôi và đánh bóng răng: Trường hợp răng có nhiều mảng bám gây mùi hôi khó chịu, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng để ngăn cản sự phát triển của hại khuẩn trong khoang miệng. Nhờ việc làm sạch định kỳ cao răng bạn cũng phòng ngừa được rủi ro viêm nhiễm, nước bọt có mùi hôi.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng nước bọt có mùi hôi. Ngoài các nguyên nhân tạm thời, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nha khoa, bệnh về tiêu hóa hoặc hệ hô hấp,… Không nên chủ quan nếu nhận thấy mùi hôi kéo dài không khỏi. Bạn đọc nên chủ động thăm khám y tế và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Cách khắc phục mùi hôi miệng liên quan đến bệnh lý nhiễm ký sinh trùng

Ký Sinh Trùng Gây Hôi Miệng Là Đúng Hay Sai? [Lý giải]

Ký sinh trùng gây hôi miệng có đúng không? Đây là thắc mắc được quan tâm hiện nay. Nhiều người...

Cao răng là gì? Cách nhận biết cao răng

Cao Răng Có Gây Hôi Miệng Không? Lấy Còn Hôi Không?

Cao răng có gây hôi miệng không là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, tình trạng cao...

13 Loại Thực Phẩm Trị Hôi Miệng Có Hiệu Quả Bất Ngờ

Sử dụng thực phẩm trị hôi miệng là một trong những mẹo tự nhiên đang được nhiều người lựa chọn...

11 Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ Trị Hôi Miệng Ưa Chuộng

Thực phẩm chức năng hỗ trợ trị hôi miệng khá dễ mua và tiện lợi khi sử dụng nên được...

Hôi miệng do viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Viêm Họng Hạt Có Gây Hôi Miệng Không? [Nha Sĩ Giải Đáp]

Viêm họng hạt có gây hôi miệng không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Theo thống kê cho thấy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.