Nội soi phế quản – những điều mà bạn nên biết

Bác sĩ hay chỉ định nội soi phế quản để kiểm tra hoạt động của các cơ quan trong phổi, bao gồm cả phế quản và con đường dẫn vào phổi. Nhờ đó có thể chẩn đoán được một số bệnh. Nhưng trong quá trình thực hiện biện pháp này cũng gặp không ít những vấn đề mà người bệnh nên tìm hiểu trước. 

nội soi phế quản
Bác sĩ sẽ chỉ định nội soi phế quản để đánh giá mức độ nghiêm trọng của một số bệnh về hô hấp

Tại sao bác sĩ chỉ định nội soi phế quản ?

Biện pháp này được áp dụng để phát hiện nguyên nhân gây khó thở cũng như các vấn đề về phổi. Chẳng hạn như khối u, nhiễm trùng phổi và chảy máu trong phổi.

Trong phương pháp này các bác sĩ có thể đặt thiết bị kiểm tra trong đường thở hoặc tiến hành sinh thiết. Tức là lấy một mẫu mô nhỏ để xét nghiệm.

Bác sĩ hay chỉ định nội soi phế quản nhằm mục đích

  • Theo dõi để phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc khối u nào không.
  • Xác định nguyên nhân ho ra máu
  • Tìm ra nguyên nhân ho mạn tính
  • Tìm ra lý do gây khó thở
  • Tìm ra tác nhân gây tắc nghẽn trong đường thở
  • Kiểm tra hiệu quả của phổi sau khi tiến hành ghép phổi
  • Đánh giá tổn thương của phổi sau khi hít phải hóa chất hoặc khí độc.
  • Có nhu cầu làm sinh thiết phổi

Ngoài ra, biện pháp này còn dùng để điều trị, chẳng hạn như:

  • Loại bỏ chất nhầy, chất lỏng hoặc vật lạ trong đường thở.
  • Mở rộng đường thở do bị chặn hoặc hẹp
  • Điều trị ung thư

Những điều bác sĩ sẽ thực hiện khi nội soi phế quản

Hầu hết các phương pháp nội soi phế quản đều không cần gây mê. Bác sĩ chỉ cần tiêm thuốc tê vào mùi và cổ họng. Ngoài ra có thể dùng thêm thuốc an thần để giúp bệnh nhân thoải mái hơn. Một số trường hợp hiếm thì bác sĩ có thể yêu cầu gây mê toàn thân.

thực hiện nội soi phế quản
Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị để tiến hành nội soi phế quản
  • Khi thuốc tê có hiệu lực, bác sĩ sẽ chèn ống nội soi phế quản vào mũi và cổ họng để đi vào phế quản. Khi mà ống nội soi vào được phồi thì người bệnh sẽ có cảm giác hơi đau và giật mình.
  • Một số người sẽ có cảm giác bị ho hoặc khó thở nhưng thường qua rất nhanh. Cũng có trường hợp bác sĩ phải dùng đến thiết bị trợ thở.
  • Nhờ ánh sáng và camera của ống soi phế quản mà bác sĩ thấy được rõ đường thở, thậm chí còn thấy được ở những ngóc ngách khó thấy nhất.
  • Nếu bác sĩ cần lấy mẫu thử thì họ có thể dễ dàng lấy được qua các thiết bị và qua quan sát trên màn hình
  • Bác sĩ có thể sẽ rửa phế quản bằng dung dịch muối qua đường thở.
  • Trong quá trình nội soi phế quản, bác sĩ có thể tiến hành siêu âm để thấy rõ các hạch cũng như các mô xung quanh phế quản.
  • Sau khi kiểm tra xong đường thở, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi phế quản. Quy trình này thường mất từ 20 đến 30 phút. Thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích nội soi.

→Xem thêm: Co thắt phế quản: Nguyên nhân, cách điều trị và nhiều thông tin khác

Những điều cần chuẩn bị trước khi nội soi phế quản

Tiến hành thực hiện theo những lời khuyên của bác sĩ. Thông thường thì người bệnh cần phải hạn chế ăn uống trước khi nội soi

Thảo luận với bác sĩ về loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn hạn chế sử dụng nếu phải thực hiện nội soi phế quản.

Sau khi nội soi phế quản cần phải có quá trình phục hồi để thuốc gây tê hết hoàn toàn. Thông thường sẽ mất khoảng 2 giờ. Ngoài ra người bệnh nên tránh lái xe hoặc uống rượu khoảng 1 ngày để hạn chế tác dụng phụ của thuốc an thần.

Hầu như người bệnh có thể hoạt động bình thường sau 1 ngày, nhưng có thể kèm theo đau họng hoặc khàn giọng trong vài ngày.

Đánh giá kết quả của nội soi phế quản

Ngay khi nội soi, bác sĩ sẽ chia sẻ những gì mà họ nhận thấy trong suốt quá trình thực hiện. Còn kết quả sinh thiết thì cần phải có thời gian để phân tích.

Mức độ an toàn của nội soi phế quản
Phương pháp nội soi phế quản có mức độ an toàn khá cao

Nếu không thấy vật lạ, tắc nghẽn, chất lỏng bất thường trong phế quản thì có thể kết luận bệnh nhân hoàn toàn bình thường.

Một số trường hợp bất thường hay gặp phải:

  • Nhiễm khuẩn
  • Nhiễm virus
  • Nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng
  • Tổn thương phổi
  • Ung thư
  • Hẹp khí quản hoặc phế quản
  • Ghép phổi không có hiệu quả

Những biến chứng có thể gặp khi nội soi phế quản

Nội soi phế quản thường an toàn nhưng cũng có một số trường hợp gặp phải các biến chứng như:

Ngoài ra người bị tiền sử bệnh tim thường có xu hướng gia tăng cơn đau tim

Một số trường hợp hiếm có thể có triệu chứng tràn dịch màng phổi khi thực hiện nổi soi phế quản. Để chắc chắn biến chứng này có thể tiến hành chụp Xquang ngực để kiểm tra.

Một số rủi ro khác có thể gặp phải:

  • Huyết áp thay đổi
  • Cơ bắp đau nhức
  • Buồn nôn
  • Tim đập chậm

Ngoài ra khi về nhà nếu có một số biểu hiện bất thường như: khó thở, đau ngực, ho ra máu, sốt… thì phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Biện pháp nội soi phế quản nhìn chung khá an toàn là có tác dụng khá tốt trong chẩn đoán và điều trị các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên để an toàn thì người bệnh cũng nên tìm hiểu kĩ và nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn kiểm tra. Đặc biệt là được sử dụng các thiết bị hiện đại để đảm bảo tính chuẩn xác của phương pháp này.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Viêm Amidan mãn tính có nên cắt? Giải pháp nào hiệu quả?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan vị viêm kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần, gây...

Sổ mũi ở trẻ nhỏ: Các mẹ nên nắm rõ những thông tin này

Sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể do bệnh cảm lạnh, cảm...

7 cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và lưu ý

Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, trẻ sơ sinh thường có biểu hiện ho, sổ mũi. Tình trạng này...

Trẻ bị cảm lạnh, cúm: Cha mẹ cần phải làm gì?

Các triệu chứng ho, nghẹt mũi… có thể trẻ đang phải đối mặt với bệnh cảm lạnh, cúm. Điều này...

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ không?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Đây là phản...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *