Người bị thoát vị đĩa đệm có uống Glucosamin được không?

Thuốc Glucosamin được bào chế từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên. Thuốc có tác dụng bồi bổ và tái tạo xương khớp, giúp giảm đau nhẹ. Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể dùng Glucosamin để tái tạo và chống lão hóa xương khớp nhưng không có tác dụng điều trị bệnh.

Thuốc Glucosamin (Glucosamine) có công dụng tái tạo xương khớp, giảm đau nhẹ. Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể dùng thuốc Glucosamin.
Thuốc Glucosamin (Glucosamine) có công dụng tái tạo xương khớp, giảm đau nhẹ. Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể dùng thuốc Glucosamin.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Người bị thoát vị đĩa đệm có uống được Glucosamin không?

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng chất nhầy trong các bao xơ đĩa đệm bị thoát ra ngoài và chèn ép các dây thần kinh, rễ thần kinh, tủy sống ở cột sống.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thường là do:

  • Sinh hoạt sai tư thế;
  • Nguyên nhân tai nạn, dẫn đến đĩa đệm bị tổn thương;
  • Tuổi tác cao, dẫn đến đĩa đệm vị thoái hóa, xuống cấp, dịch nhày dễ bị thoát ra bên ngoài;
  • Lao động nặng.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng chất dịch nhày trong bao xơ bị thoát ra ngoài, chèn ép các dây thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng chất dịch nhày trong bao xơ bị thoát ra ngoài, chèn ép các dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thường được chia ra hai khu vực:

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ;
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thường là:

  • Đau nhức vùng lưng, cổ;
  • Đau lan ra các vùng lân cận như vai gáy, cánh tay, đùi,…
  • Táo bón, rối loạn tiêu hóa;
  • Di chuyển khó khăn.

Nếu không điều trị thoát vị đĩa đệm sớm, bệnh sẽ ngày một trầm trọng, gây suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường như bại liệt, di chuyển khó khăn, yếu cơ, rối loạn tiểu tiện, mất cảm giác trên da,…

2. Thuốc Glucosamin có tác dụng gì?

Glucosamin (hoặc Gulucosamine) là thuốc được bào chế từ các thành phần có nguồn gốc tôm, cua. Các hóa dược của thuốc đều là những nguyên liệu tự nhiên, tựa như cơ thể người. Các hoạt chất này có tác dụng tái tạo xương sụn, giúp xương sụn khỏe mạnh.

Thuốc Glucosamin không phải là thuốc giảm đau xương khớp, do đó, không nên dùng thuốc chỉ với mục đích giảm đau, loại bỏ cơn đau.

Người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể uống thuốc Glucosamin để xương sụn được bồi bổ, không bị thoái hóa. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc dành để chữa thoát vị đĩa đệm. Trong thuốc sẽ có chứa thành phần Glucosamin. Tác dụng của Glucosamin chỉ giúp làm chậm quá trình thoái hóa xương sụn và làm giảm đau nhẹ. Hãy nhớ rằng, chức năng của thuốc Glucosamin sẽ không giúp điều trị dứt điểm chứng thoát vị đĩa đệm.

Khi dùng thuốc Glucosamin, người bệnh cần lưu ý đến một số điều sau:

  • Chỉ dùng thuốc Glucosamin khi bác sĩ chỉ định;
  • Bệnh nhân bị cảm cúm, bị nhiễm khuẩn tai – mũi họng cần thận trọng khi dùng;
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường hoặc người hay bị hạ đường huyết cần thận trọng trong khi dùng thuốc. Bệnh nhân phải được theo dõi lượng đường trong cơ thể thường xuyên để kiểm soát cho phù hợp;
  • Thuốc Glucosamin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số trường hợp bệnh nhân bị rối loạn chảy máu, bệnh nhân dùng thuốc aspirin hàng ngày, bệnh nhân dùng thuốc loãng máu,… Các đối tượng này cần phải có sự theo dõi, giám sát của bác sĩ khi dùng thuốc Glucosamin;
  • Thuốc Glucosamin không thích hợp dùng cho trường hợp phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi;
  • Thuốc Glucosamin có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, móng cứng, đầy hơi, mất ngủ, đau đầu, dị ứng ở da, buồn ngủ, phân mềm, tăng huyết áp tạm thời, tăng nhịp tim,…;
  • Thuốc glucosamin được bào chế từ tôm, cua,… do đó, người bị dị ứng với hải sản không nên dùng thuốc;
  • Bên cạnh việc dùng thuốc Glucosamin, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bệnh nhân nên tiêu thụ các thực phẩm giàu Omega-3, thức ăn chứa nhiều đạm, thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin D, vitamin K, vitamin E, thực phẩm chứa nhiều Magie, glucosamin, chodroitin,…
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kết hợp việc dùng thuốc với một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý để bệnh được cải thiện.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kết hợp việc dùng thuốc với một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý để bệnh được cải thiện.

Phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm, mỗi người trong chúng ta cần phải có lối sống lành mạnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cẩn thận. Cụ thể như sau:

  • Tiêu thụ các thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, xương ống, thịt nạc, thịt gia cầm, tôm, cua,…
  • Duy trì luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày, đúng cách và vừa phải. Tập luyện sẽ giúp xương sụn được khỏe mạnh, dẻo dai, chống lão hóa;
  • Loại bỏ những thói quen xấu trong tư thế ngồi, nằm, để không làm tổn thương đĩa đệm;
  • Hạn chế bia rượu, thuốc lá và các loại thực phẩm chiên xào, cay nóng,… dễ gây lão hóa, béo phì;
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
  • Nếu thấy bất kỳ triệu chứng, cơn đau nào ở vùng cột sống, bạn cần đến bác sĩ khám bệnh ngay.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, tư vấn phương pháp điều trị hoặc khuyến khích áp dụng,… thay cho chuyên viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

Tin bài nên đọc

Phương pháp mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm

Mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm là phương pháp tận dụng khả năng phóng đại và chiếu sáng của kính hiển vi, giúp giảm xâm lấn và hạn chế...

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn tư vấn giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đột phá trên VTV2

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn thuộc thế hệ bác sĩ “vàng" của  Y học cổ...

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn chữa khỏi thoát vị đĩa đệm cho nghệ sĩ Phú Thăng

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn chữa khỏi thoát vị đĩa đệm cho nghệ sĩ Phú Thăng

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn là chuyên gia xương khớp đầu ngành với hơn 40...

Cảnh giác với những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Nhiễm trùng, thoái hóa cột sống, những cơn đau kéo dài... là những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa...

Người bị thoát vị đĩa đệm khi đi xe đạp cần lưu ý những điều này

Việc đi xe đạp khi bạn bị thoát vị đĩa đệm sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của...

Sau mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?

Mổ thoát vị đĩa đệm là một phương pháp điều trị đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.