Phương pháp mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm

Mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm là phương pháp tận dụng khả năng phóng đại và chiếu sáng của kính hiển vi, giúp giảm xâm lấn và hạn chế những biến chứng thông thường.

mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm
Mổ vi phẫu là thủ thuật xâm lấn tận dụng khả năng phóng đại và chiếu sáng của kính hiển vi

Tìm hiểu phương pháp mổ vi phẫu

Thông thường, nội soi được đánh giá là thủ thuật ngoại khoa ít xâm lấn và hạn chế tổn thương phần mềm nhất. Tuy nhiên đối với trường hợp phẫu thuật các cơ quan lớn và phức tạp, thủ thuật nội soi không thể đáp ứng được các điều kiện cần thiết.

Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải tiến hành mổ mở bằng cách rạch cơ quan cần phẫu thuật và tiến hành sửa chữa những tổn thương bên trong. Tuy nhiên mổ mở lại là thủ thuật gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Hiện nay, phương pháp mổ vi phẫu được nhiều người bệnh lựa chọn vì có thể áp dụng cho các cuộc phẫu thuật lớn và hạn chế được những biến chứng nặng nề do mổ mở gây ra.

Mổ vi phẫu là thủ thuật xâm lấn tận dụng khả năng phóng đại và chiếu sáng của kính hiển vi được dùng riêng trong phẫu thuật, nhằm giảm chiều dài và chiều rộng của vết mổ.

Chính vì tạo vết mổ nhỏ nên thủ thuật này có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra phương pháp này còn có khả năng giảm thời gian hồi phục, giúp người bệnh nhanh chóng di chuyển và vận động trở lại. Người bệnh có thể hoạt động sau 24 giờ phẫu thuật và xuất viện sau 4 ngày theo dõi.

Có thể thấy mổ vi phẫu đã cải thiện được những mặt hạn chế của nội soi và mổ mở truyền thống. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có thể gây ra các biến chứng tiềm ẩn như trật khớp, nhiễm trùng, tổn thương mô mềm, dây thần kinh, hình thành huyết khối,…

Phương pháp mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý liên quan đến tổn thương đĩa đệm ở cột sống. Đĩa đệm bị nứt, rách khiến nhân nhầy tràn ra ngoài, gây chèn ép lên những cơ quan xung quanh và làm phát sinh cơn đau.

Thông thường bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ được điều trị bảo tồn bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, tiêm steroid, châm cứu, bấm huyệt, áp dụng liệu pháp nhiệt,… Tuy nhiên với những trường hợp không đáp ứng với các biện pháp này, đồng thời tổn thương ở đĩa đệm trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa.

mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm
Kính hiển vi giúp quan sát rõ tình trạng của đĩa đệm và các cơ quan xung quanh cột sống

Mổ vi phẫu là một trong những thủ tục ngoại khoa được cân nhắc cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội, đồng thời có thể thực hiện với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đa tầng.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, cần điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng (nếu có). Đồng thời không sử dụng Aspirin, thuốc chống đông máu và thuốc giãn mạch. Những loại thuốc có thể tăng nguy cơ chảy máu khi đang phẫu thuật.

Để dự phòng rủi ro, bạn nên trình bày các vấn đề sức khỏe và những loại thuốc bạn đang sử dụng để bác sĩ chỉ định các biện pháp khắc phục thích hợp.

Các bước mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân và đặt nằm ngửa trên bàn mổ.
  • Bước 2: Rạch một đường ở vị trí đĩa đệm cần phẫu thuật. Thông thường, phẫu thuật viên sẽ rạch ngang. Nhưng nếu phải phẫu thuật cùng lúc nhiều đĩa đệm, vết rạch sẽ có hình dáng tương tự chữ “Z”.
  • Bước 3: Tiến hành tách màng gân, dây thần kinh và mạch máu ra khỏi đốt sống.
  • Bước 4: Sau khi tách các cơ quan khác ra khỏi đốt sống, phẫu thuật viên sẽ sử dụng thiết bị để giữ vết mổ mở nhằm quan sát rõ tình trạng ở đĩa đệm.
  • Bước 5: Chụp X-quang cột sống để xác định chính xác vị trí cần mổ.
  • Bước 6: Sau đó đưa kính hiển vi phẫu thuật vào nhằm quan sát và tiến hành loại bỏ đĩa đệm.
  • Bước 7: Phóng đại hình ảnh của đĩa đệm nhằm xác định vị trí đĩa đệm bị rách/ nứt.
  • Bước 8: Loại bỏ đĩa đệm hư tổn và các mảng nhân nhầy thoát ra từ đĩa đệm này.
  • Bước 9: Phẫu thuật viên sử dụng mũi khoan chuyên dụng để mài các gai xương nhằm tăng độ liền giữa đốt sống với mảnh ghép nhân tạo.
  • Bước 10: Kiểm tra tủy sống, mạch máu và các dây thần kinh. Sau đó cho mảnh ghép nhân tạo vào để thay thế vị trí đĩa đệm vừa được loại bỏ.
  • Bước 11: Làm sạch cột sống và các cơ quan lân cận. Nẹp cột sống bằng các vít bắt ở đầu trên và đầu dưới của mảnh ghép nhân tạo.
  • Bước 12: Kiểm tra vết mổ, tiến hành cầm máu và khâu vết mổ lại.

Mảnh ghép nhân tạo thường được làm từ chất liệu tatinium hoặc peek. Các chất liệu này có độ bền cao, ít gây kích ứng và có thể kết nối với đốt sống dễ dàng.

Mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị nguy hiểm với nhiều biến chứng có thể xảy ra. Phương pháp này được bác sĩ chỉ định khi người bệnh tổn thương đĩa đệm nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Chăm sóc sau khi mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm

Để cột sống và các cơ quan khác phục hồi sau phẫu thuật, bạn cần có chế độ chăm sóc đúng cách.

mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm
Nghỉ ngơi sau phẫu thuật giúp hạn chế trật khớp và thúc đẩy phục hồi xương khớp

Chế độ chăm sóc sau khi mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm:

  • Nếu thực hiện mổ đĩa đệm cổ, nên uống nhiều nước và nói chuyện thường xuyên để giảm tình trạng đau họng và đau khi ăn uống. Có thể ăn cháo loãng trong 7 ngày để giảm áp lực cơ quan này..
  • Mang nẹp cố định trong 3 – 6 tuần để tránh trật và cong vẹo cột sống.
  • Nên luyện tập các động tác vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên viên để cải thiện chức năng vận động và rút ngắn quá trình phục hồi.
  • Nghỉ ngơi trên giường từ 1 – 2 tuần sau phẫu thuật. Qua thời gian này, bạn có thể đi lại nhẹ nhàng đồng thời cần tránh các hoạt động có cường độ mạnh.
  • Bổ sung những thực phẩm có lợi cho xương khớp như sữa, trứng, hải sản, rau xanh, trái cây,…
  • Thông báo với bác sĩ nếu cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, nóng ấm ở vị trí mổ, đau cơ toàn thân, đau họng,…
  • Sau phẫu thuật, vết mổ có thể gây đau nhức âm ỉ. Để cải thiện, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm không kê toa.

Mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm có thể hạn chế được các biến chứng từ phương pháp mổ mở truyền thống. Tuy nhiên phẫu thuật luôn đi kèm với biến chứng nguy hiểm – ngay cả khi bạn đã thực hiện các biện pháp dự phòng. Chính vì vậy, chỉ nên can thiệp ngoại khoa trong trường hợp thực sự cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Hầu hết bệnh nhân đều nhận thức rõ, một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng không...

5 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm theo phương pháp dân gian

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc đắp từ tự nhiên thường được nhiều bệnh nhân tin tưởng...

Sau mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?

Mổ thoát vị đĩa đệm là một phương pháp điều trị đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp...

Chi tiết quá trình khám bệnh và chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm là một bước quan trọng giúp đánh giá được mức độ và nguyên nhân...

Những cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm: Đừng để có bệnh mới chữa

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, đau đầu,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *