Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc đông y cổ truyền
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể chữa bệnh bằng các bài thuốc uống đông y hoặc đắp thuốc lên vùng lưng để giảm đau và cải thiện bệnh tình. Trong dân gian, người xưa có lưu truyền lại đến ngày nay một số bài thuốc giúp ích cho chứng thoát vị đĩa đệm.
Các cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc đông y hiệu quả nhất
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị cột sống chèn ép dẫn đến bao xơ chứa các chất keo nhầy bị nứt rách. Từ đó, các chất keo nhầy bị thoát ra ngoài, chèn ép các dây thần kinh, gây ra những cơn đau dữ dội.
Bên cạnh dùng thuốc Tây, áp dụng xâm lấn ngoại khoa, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc đông y để cải thiện bệnh tình, giúp người bệnh loại bỏ những cơn đau buốt vùng thắt lưng và cột sống.
Người bệnh có thể đắp thuốc, xoa thuốc lên vùng lưng bị đau và uống thuốc đông y để chữa bệnh. Chúng tôi giới thiệu một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của ông bà ta ngày xưa được truyền lại đến ngày hôm nay.
1. Bài thuốc từ lá lốt
Chuẩn bị:
- 40g lá lốt tươi;
- 300ml sữa bò.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá lốt, để cho ráo nước trước khi chế biến.
- Bước 2: Giã nát lá lốt, vắt lấy nước cốt.
- Bước 3: Cho nước cốt lá lốt vào ấm, đun với sữa bò.
Mỗi thang thuốc, người dùng nên chia uống từ 3 – 4 lần/ngày. Bài thuốc này giúp chữa khỏi những cơn đau nhức. Những tinh chất từ lá lốt có công dụng kháng viêm, không chỉ giúp loại bỏ cơn đau mà còn giúp xương khớp dẻo dai hơn, phòng chống được chứng viêm khớp.
Xem thêm: 3 Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt có hiệu quả và lành tính
2. Bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Chuẩn bị:
- 2 cây xương rồng nhỏ;
- 1 ít muối.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho xương rồng vào một túi vải. Giã xương rồng mềm đi.
- Bước 2: Cho một ít muối vào xương rồng, sau đó tiếp tục giã nát.
- Bước 3: Hơ nóng xương rồng trên bếp than.
- Bước 4: Trải tấm khăn trắng lên giường hoặc trên sàn, rải hỗn hợp lên tấm vải trắng.
- Bước 5: Nằm lên hỗn hợp xương rồng và muối.
Cách đắp thuốc này giúp các chất chống viêm, giảm đau nhức trong xương rồng tác động trực tiếp vào vùng lưng đang đau nhức. Từ đó giúp người bị thoát vị đĩa đệm dễ chịu hơn.
3. Bài thuốc từ đu đủ
Chuẩn bị:
- 1 quả đu đủ;
- 1 vài củ gừng;
- Một ít rượu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chọn quả đu đủ bánh tẻ, rửa sạch, để cho ráo nước. Rửa sạch gừng, giã nát.
- Bước 2: Cắt đầu quả đu đủ, ngồi gừng vào trong. Sau đó rót rượu vào quả đu đủ.
- Bước 3: Dùng xiên, cố định lại phần nắp ở đầu quả đu đủ. Nướng đu đủ trên bếp than củi trong khoảng 20 phút.
- Bước 4: Sau 20 phút. Lấy đu đủ ra khỏi bếp than. Cạo bỏ lớp than đen ngoài vỏ đu đủ. Nghiền nhuyễn quả đu đủ.
- Bước 5: Lót lá chuối trên lưng. Cho phần đu đủ nghiền nhuyễn lên lá chuối để đắp thuốc.
4. Bài thuốc từ quả bí đỏ
Chuẩn bị:
- 60g vỏ bí đỏ;
- 30g đường đỏ;
- 15g hương nhu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch vỏ bí đỏ và hương nhu. Để cho hai nguyên liệu ráo nước trước khi chế biến.
- Bước 2: Cho hai nguyên liệu vào ấm nước, cho thêm 1,5 lít nước và cho 30g đường đỏ vào.
- Bước 3: Đun sôi trong vòng 15 phút. Sau đó, chắt lấy nước, uống trong ngày.
Áp dụng bài thuốc ngày trong vòng 1 tuần, người bệnh sẽ cải thiện được cơn đau buốt do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
5. Bài thuốc từ rễ cây đinh lăng
Chuẩn bị:
- 20 – 30g rễ cây đinh lăng;
- 20g cây trinh nữ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu;
- Bước 2: Sắc rễ đinh lăng và cây trinh nữ để uống.
Mỗi ngày uống một thang thuốc. Hai loại thảo dược này giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giảm đau vì xương khớp, cột sống được bồi bổ, giảm chèn ép ở cột sống.
Lưu ý: Khi dùng các bài thuốc đông y để đắp lên lưng hoặc dạng uống để chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng. Tùy vào cơ địa của mỗi người, các bài thuốc có thể không phù hợp, gây dị ứng hoặc không có công hiệu. Trong trường hợp cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ trong quá trình dùng thuốc đông y, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Gợi ý: 10 Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây thuốc nam quanh nhà
Làm gì để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm?
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần đề cao việc phòng bệnh trước khi chữa bệnh.
Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm, chúng ta cần:
- Tập luyện thể dục, thể thao đúng cách, vừa sức. Rèn luyện sức khỏe thường xuyên để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, chống lại bệnh tật.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất dinh dưỡng thiết yếu để xương khớp chắc khỏe, phần đĩa đệm không bị lão hóa.
- Thay đổi những thói quen xấu trong đi đứng, tránh ngồi, làm việc sai tư thế.
- Khi mang vác vật nặng cần phải thực hiện đúng cách, đúng tư thế.
- Nên hạn chế thuốc lá, bia rượu và các loại thực phẩm nhiều cholesterol, cay nóng,…
- Giảm cân khi cân nặng của cơ thể báo động ở mức béo phì.
- Khi cơ thể có các dấu hiệu như đau nhức thắt lưng, xương sống, vai gáy,… bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chữa bệnh dứt điểm.
Tóm lại, thoát vị đĩa đệm gây ra những đảo lộn trong sinh hoạt người bệnh, làm suy giảm chất lượng cột sống và dễ dẫn đến những biến chứng nguy hại. Người bệnh có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách áp dụng các bài thuốc đông y cổ truyền. Ông bà ta có nhiều bài thuốc dùng để uống hoặc đắp trực tiếp lên lưng đau. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?
- Các bài tập cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng người bệnh nên biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!