Nên hay không nên tập gym khi bị thoát vị đĩa đệm?

Tập Gym là một trong những bộ môn thể thao không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe mà còn giúp phòng chống bệnh tật. Những động tác Gym giúp tăng cường sự dẻo dai và khả năng hồi phục bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người bệnh không biết cách tập có thể khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập gym không?
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Gym hay không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân.

Lợi ích của Gym đối với sức khỏe?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thể hình, tập Gym đều đặn, đúng cách và có chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp giữ vóc dáng thon gọn mà còn giúp đẹp da. Bên cạnh đó, các động tác Gym luôn tác động vào hệ cơ giúp làm tăng sức mạnh và sức bền cho cơ bắp.

Đồng thời, Gym cũng giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Không những thế, môn thể thao này còn giúp giảm thiểu tình trạng loãng xương, làm chậm quá trình thoái hóa. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra lợi ích của tập Gym trong việc cải thiện và phòng ngừa một số bệnh như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp,…

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập Gym không?

Theo các chuyên gia trị liệu và phục hồi chức năng cho biết, cơ thể con người có cơ chế tự chữa lành vết thương. Theo cơ chế tự nhiên, cơ thể sẽ tự hồi phục các phần tổn thương trước đó. Chính vì vậy, trong quá trình hồi phục thoát vị đĩa đệm, cơ chế này sẽ góp phần giúp giảm đau các cơ.

Tuy nhiên, chúng không giúp chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng, đĩa đệm cổ hoàn toàn vì đây là vấn đề liên quan đến mặt cấu trúc vật lý. Chỉ khi nào cột sống không bị lệch và trả về hệ trục vốn có thì cơ chế tự chữa lành của cơ thể mới phát huy hết tác dụng điều trị. Và để cơ chế này hoạt động tích cực, người bệnh cần tiến hành tập thể dục thể thao mỗi ngày.

Bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không?
Người bị thoát vị đĩa đệm nên chú ý không nên tập các bài tập cường độ cao.

Ngoài những bộ môn thể thao cần tập luyện như bơi lội, đi bộ hay thực hiện các bài tập tại chỗ bệnh nhân cũng có thể tập Gym. Nhưng, để giúp đĩa đệm phục hồi tốt hơn, người bệnh chỉ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức. Không nên tập những động tác khó với cường độ cao. Đặc biệt là nên tránh những bài tập tác động mạnh mẽ đến cột sống, tránh tình trạng bệnh không khỏi mà ngày càng nặng thêm. Tốt nhất, người bệnh nên chọn những bài tập tác động vào nhóm cơ chính ở cột sống để làm tăng sức bền cho chúng.

ĐỌC NGAY: Lưu lại các bài tập cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên lưu ý những điều này khi tập Gym

Thực tế, tập Gym rất tốt cho sức khỏe nhưng nó cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây chấn thương cột sống và  thoát vị đĩa đệm nếu người tập quá sức và không đúng cách. Vì vậy, trước khi tập luyện, người bị thoát vị đĩa đệm nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các tư thế và bài tập phù hợp với sức khỏe. Trong trường hợp được phép tập luyện, người bệnh cũng nên lưu ý những điểm sau để tránh bệnh chuyển nặng.

  • Trước khi tập, bệnh nhân nên khởi động làm ấm và nóng các cơ. Nên bắt đầu tập luyện với những động tác đơn giản, nhẹ nhàng trước. Trong khi tập luôn giữ thẳng lưng, tránh các tư thế cúi hoặc khom người.
  • Đối với các động tác nâng tạ, người bệnh nên nâng vật theo phương thức đẳng trường. Nên nâng tạ ở mức độ vừa phải, không được quá kg sẽ gây tổn thương cột sống. Tốt nhất, bệnh nhân nên tránh xa các bài tập dùng sức nhiều như đẩy hoặc nâng tạ.
  • Ngoài ra, các bài tập cử giật hoặc bài tập phối hợp deadlift thường không được khuyến khích tập ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Mặt khác, các động tác squat đứng lên ngồi xuống với tư thế ngồi xổm tác động lên mông và đùi cũng có thể gây tổn thương cột sống. Do đó, người bệnh nên tránh xa những bài tập này ra.
  • Trong quá trình tập luyện, nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường thì người bệnh nên ngừng tập và nên đến bệnh viện kiểm tra.

Có thể thấy, Gym mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp. Tuy nhiên, không phải ai bị bệnh thoát vị đĩa đệm cũng nên tập Gym. Điều này còn tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Để đảm bảo an toàn và ngăn chặn bệnh chuyển biến xấu, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị đẩy ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần...

Những cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm: Đừng để có bệnh mới chữa

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, đau đầu,...

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 – Triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là dạng thoát vị thường gặp nhất. Trong giai đoạn đầu bệnh thường không...

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt có hiệu quả không?

Không chỉ được dùng như một món ăn, từ lâu dân gian đã dùng lá lốt để trị rất nhiều...

Danh sách bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm giỏi ở TPHCM

Thông tin về bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm giỏi ở TPHCM luôn nhận được rất nhiều sự quan...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *