Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Tổng quan và phương pháp điều trị

Nếu bị đau dữ dội vùng cổ, có cảm giác tê bì vai, cánh tay hoặc ngón tay thì có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nếu không được chữa trị sớm và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như bị thiếu máu não, liệt tay chân hoặc liệt nửa người…

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cách điều trị
Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Tương tự như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là hiện tượng các nhân tủy nằm giữa các đĩa đệm của 7 xương đốt sống cổ bị tràn ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh lân cận, từ đó gây ra các triệu chứng đau nhức của bệnh.

Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, nhưng đa số các trường hợp mắc bệnh thường nằm trong độ tuổi từ 30  – 50. Thông thường, bệnh sẽ không gây ra những nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không được chữa trị sớm, chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Ở từng đối tượng, tùy vào thể trạng và mức độ bệnh khác nhau mà các triệu chứng cũng được biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, đa số các trường hợp đều có chung triệu chứng là đau cổ. Khi các dịch nhầy (nhân tủy) bị thoát ra khỏi đĩa đệm và chèn lên các rễ thần kinh hoặc tủy sống gần đó, nhưng bạn có thể gặp nhiều vấn đề khác như:

  • Tê bì vai, cánh tay, ngón tay.
  • Cánh tay và ngón tay bị mất sức hoặc suy giảm khả năng vận động.
  • Cơ thể bị mất thăng bằng.
  • Choáng váng, đau đầu.
  • Cơn đau có xu hướng lan tỏa dọc theo các dây thần kinh đến nhiều vị trí khác của cơ thể.

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây ra các vấn đề khác mà không được chúng tôi liệt kê trên đây. Để được cung cấp đầy đủ các thông tin về vấn đề này, bạn hãy trao đổi trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bao bọc xung quanh các đĩa đệm là lớp vỏ sợi, có chức năng ngăn không cho các nhân tủy ở giữa các đĩa đệm bị thoát ra ngoài. Nhưng do quá trình lão hóa hoặc do một số tác nhân khác khiến cho lớp vỏ sợi bị khô lại, bị rách hoặc vỡ làm cho chất dịch bên trong bị thoát ra ngoài, từ đó gây bệnh thoát bị đĩa đệm cột sống cổ. Các yếu tố được cho là nguyên nhân gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Tuổi tác: Nếu như ở trẻ em, các đĩa đệm thường có hàm lượng nước cao hơn, lớp vỏ sợi vì thế cũng trở nên dẻo dai hơn và nguy cơ mắc bệnh cũng thấp hơn. Nhưng khi tuổi càng cao, cùng với quá trình lão hóa, các đĩa đệm sẽ càng bị khô lại, lớp vỏ sợi cũng vì vậy mà cứng, giòn hơn nên dễ bị rách và vỡ. Chính vì vậy, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người trẻ tuổi.
  • Di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có cha hoặc mẹ từng bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
  • Do chấn thương: Bị tai nạn, nâng các đồ vật nặng hoặc xoay người một cách đột ngột sẽ tác động đến các cột sống cổ làm cho các đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu, từ đó gây nên tình trạng trên.

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Không chỉ gây ra cảm giác đau đớn và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, trong trường hợp không được chữa trị sớm, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Thiếu máu nuôi dưỡng não: Các chất nhầy bị trào ra ngoài từ các đĩa đệm không chỉ chèn ép các rễ thần kinh mà nó còn có thể chèn ép lên các mạch máu ở vùng cổ, làm cho quá trình vận chuyển máu từ tim đến não bị giảm xuống. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương cho hệ thần kinh.
  • Hội chứng giao cảm cổ sau: Các dịch nhầy khi chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống có thể gây ra hội chứng giao cảm cổ sau. Những người mắc hội chứng này thường có các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, rối loạn chức năng nghe, nói…
  • Bị liệt tay chân, liệt nửa người: Đây được cho là biến chứng nặng nề nhất khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nếu nhân tủy chèn ép mạnh lên các rễ thần kinh 2 và 3, có thể bạn sẽ bị liệt tay chân, làm mất khả năng vận động của cơ thể.

Chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

1. Chẩn đoán

Nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ bệnh mình đang mắc phải. Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng bạn gặp phải, kết hợp với việc khám thực thể để đưa ra các chẩn đoán ban đầu. Tiếp theo, để có thể khẳng định một cách chính xác tình trạng bệnh lý, đồng thời loại trừ các nguyên nhân khác gây nên cảm giác đau đớn, bạn sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm, bao gồm:

  • Chụp X – quang
  • Chụp CT
  • Dùng thuốc nhuộm: Với phương pháp chẩn đoán này, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhuộm để tiêm vào dịch của tủy sống trước khi tiến hành chụp X – quang. Cách này giúp các bác sĩ dễ dàng xác định được vị trí trào dịch tủy cũng như thấy được mức độ lây lan của chúng.

2. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

♦ Phương pháp điều trị không phẫu thuật: 

Thông thường, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ tự khỏi trong khoảng 4 – 6 tuần. Vì vậy, đa số người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị không cần phẫu thuật. Cụ thể:

  • Dùng thuốc: Để làm giảm các cơn đau đớn và các triệu chứng của bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm… cho bạn sử dụng.
  • Áp dụng các liệu pháp vật lý trị liệu: Nếu bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để điều trị. Chúng sẽ giúp tăng cường hoạt động của các cơ bắp, cải thiện sự vận động của vai và cánh tay. Một chương trình trị liệu vật lý thường bao gồm: Các bài tập cải thiện hoạt động của cơ bắp, bài tập aerobic, massage, chườm nóng – lạnh, siêu âm trị liệu, kích hoạt cơ điện.
  • Sử dụng thuốc tiêm: Trong trường hợp áp dụng các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, một liều thuốc tiêm steroid sẽ được tiêm vào không gian xung quanh tủy sống của bạn. Cách này được gọi là tiêm màng cứng. Để xác định chính xác vị trí cần tiêm, bạn sẽ được yêu cầu chụp CT hoặc MRT.
  • Nghỉ ngơi: Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị thì một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ các triệu chứng bệnh được giảm bớt, làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

♦ Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: 

Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trong các trường hợp sau:

  • Việc áp dụng các biện pháp chữa trị không phẫu thuật không mang lại tác dụng.
  • Mất kiểm soát bàng quang, khó khăn trong việc đi đứng.
  • Bệnh tình của bạn ở mức độ nặng.

Các phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định sử dụng bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Bác sĩ có thể cắt bỏ đĩa đệm bị hỏng để làm giảm áp lực lên dây thần kinh.
  • Phẫu thuật lamina: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một mảnh xương nhỏ (lamina) ra khỏi đốt sống của bạn. Đây là lớp màng có tác dụng bảo vệ tủy sống của bạn, loại bỏ một mảnh nhỏ vùng xương này sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng can thiệp và xử lý màng nhầy bị thoát ra ngoài, từ đó làm giảm được các áp lực lên dây thần kinh.
  • Phẫu thuật đặt đĩa đệm nhân tạo: Nếu đĩa đệm của đốt sống cổ bị tổn thương trầm trọng, các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật và đặt một cái đĩa nhân tạo vào để thay thế. Điều này sẽ giúp cột sống của bạn được ổn định và giúp bạn vận động hoặc di chuyển được dễ dàng hơn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây liệt toàn thân vĩnh viễn. Chính vì vậy, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn hãy nhanh chóng đi thăm khám và điều trị sớm.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài nên đọc

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay chạy bộ không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau đớn nhất là khi vận động. Chính vì vậy có...

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị đẩy ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần...

10 mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây thuốc nam quanh nhà

Đã có khá nhiều bệnh nhân tự chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà và thấy có tác dụng...

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?

Châm cứu là biện pháp giảm đau không dùng thuốc được nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm áp dụng....

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào là tốt nhất?

Phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm là một thủ thuật phức tạp. Nó có thể dẫn đến một số...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.