Người bị bệnh phong thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh phong thấp gây ra tình trạng sưng tấy và đau đớn ở các khớp. Hiện nay, có nhiều cách để chữa bệnh như vật lý trị liệu, dùng thuốc tây, uống thuốc đông y,… Tuy nhiên, thực phẩm ăn hàng ngày cũng là một trong những yếu tố giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh tình. Vậy người bệnh phong thấp nên ăn gì là tốt nhất?. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu những loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp.

"Thực

Tổng quan về bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là một căn bệnh mãn tính liên quan đến các khớp. Bệnh gây ra cảm giác đau đớn, sưng tấy ở các khớp, gây ra tình trạng tê cứng chân tay và cứng khớp vào buổi sáng.

Nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp thường là do: Yếu tố di truyền, thuốc lá, chấn thương xương khớp, virus cúm và một số loại virus khác tấn công vào các mô của khớp xương, lớn tuổi,…

Bệnh phong thấp còn có tên gọi khác là viêm khớp dạng thấp, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Có rất nhiều cách để điều trị bệnh phong thấp như: uống thuốc Đông y, dùng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, tập luyện thể dục, vật lý trị liệu, ngâm nước ấm…

Phong thấp (thấp khớp) là bệnh lý sưng đau ở các khớp, tê cứng chân tay.
Phong thấp (thấp khớp) là bệnh lý sưng đau ở các khớp, tê cứng chân tay.

Gợi ý: 4 cách chữa bệnh phong thấp tại nhà hiệu quả nên thử

Người bệnh phong thấp nên ăn gì?

Ngoài việc sử dụng thuốc men, áp dụng các bài tập luyện để điều trị thấp khớp, thực phẩm cũng đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Bệnh  nhân cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với việc điều trị.

Sau đây là một số gợi ý những thực phẩm bệnh nhân thấp khớp nên ăn:

1. Hải sản

Hải sản và một số loài thủy sản như tôm sông, cua đồng, ốc,… là những thức ăn tốt cho người bị phong thấp. Các loại thực phẩm này cung cấp cho người dùng một lượng canxi rất lớn. chúng giúp xương sụn chắc khỏe, cải thiện tình trạng sưng viêm.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều hải sản sẽ làm cơ thể tích tụ một lượng axit uric đáng kể. Nếu không được đào thải tốt, lượng axit uric này sẽ tích tụ ở các khớp và gây ra bệnh gout. Do đó, hãy ăn hải sản ở mức độ vừa phải để chúng hỗ trợ bạn điều trị dứt điểm bệnh phong thấp.

2. Sữa tươi

Sữa tươi là một sự lựa chọn hoàn hảo đối với ai đang muốn bổ sung canxi cho cơ thể và nhất là đối với người bị bệnh phong thấp. Ngoài việc tiêu thụ sữa tươi, bạn còn có thể ăn các loại thực phẩm được chế biến từ sữa tươi như phomat, bơ,… Canxi trong các loại thực phẩm này sẽ giúp bạn phòng chống bệnh loãng xương, cải thiện sụn khớp.

Tiêu thụ sữa tươi, phomat, bơ quá nhiều cũng có thể khiến bạn bị tăng lượng cholesterone trong máu, gây ra tình trạng béo phì. Hãy cân bằng các thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày, không nên quá lạm dụng một loại thức ăn.

Sữa tươi và các thực phẩm chế biến từ sữa cung cấp một lượng canxi, tốt cho xương, giúp người bệnh phong thấp cải thiện bệnh tật.
Sữa tươi và các thực phẩm chế biến từ sữa cung cấp một lượng canxi, tốt cho xương, giúp người bệnh phong thấp cải thiện bệnh tật.

3. Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin

Các loại rau, củ, quả nói chung luôn là sự lựa chọn tuyệt vời cho mọi người và cho những người bị bệnh. Đối với bệnh nhân bị phong thấp, hãy ăn nhiều hoa quả, rau xanh. Một số loại rau và trái cây tốt cho người bệnh như:

  • Chuối;
  • Dưa hấu;
  • Táo;
  • Lê;
  • Nho;
  • Dâu tây;
  • Việt quất;
  • Rau bina;
  • Rau muống;
  • Rau mồng tơi;
  • Rau cải xanh;
  • Bông cải xanh.

Các loại thực phẩm này đều có tác dụng kháng viêm, giúp ích cho trình trạng viêm khớp của người bệnh, tốt cho xương. Bên cạnh đó, rau quả còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu và giải độc, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, viêm nhiễm.

4. Nước

Hãy bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Nước lọc giúp cơ thể thải bỏ độc tố, axit uric có trong máu, phòng chống bệnh gout. Bên cạnh đó, hãy bổ sung các loại nước ép trái cây, nước rau má, nước râu bắp, mã đề,… để khu phong, kiện tỳ.

Vậy, bệnh nhân phong thấp nên tránh ăn các loại thực phẩm gì?

Không phải thực phẩm nào, bệnh nhân phong thấp cũng ăn được. Có rất nhiều thực phẩm sẽ làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân cần tránh:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: gà rán, khoai tây chiên, xúc xích,…
  • Thực phẩm giàu protein: trứng, thịt đỏ, thịt gà, thịt vịt,…
  • Thức ăn ngọt và nhiều đường hóa học;
  • Cà phê, thuốc lá, nước uống có gas, rượu bia,…
  • Tinh bột: Bột mì, bột gạo, bột nếp,… khiến cho tình trạng đau nhức khớp trở nên trầm trọng hơn.
  • Nội tạng động vật: Chúng chứa lượng photpho rất cao, có thể sẽ tiêu hủy đi một lượng canxi trong cơ thể, dẫn đến sức khỏe xương khớp bị yếu đi.

Xem thêm: 10 bài thuốc ngâm chân trị phong thấp giúp giảm đi triệu chứng

Phòng tránh bệnh phong thấp bằng cách nào?

Bệnh phong thấp gây ra tình trạng đau đớn và sưng tấy ở các khớp. Bệnh còn gây ra hiện tượng tê cứng vào mỗi buổi sáng đầu ngày. Những điều này làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh. Do đó, chúng ta cần phải xem trọng việc phòng ngừa bệnh hơn là chỉ nhắm vào việc điều trị.

Để phòng ngừa bệnh phong thấp, chúng ta nên:

  • Ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng;
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày;
  • Cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi;
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái;
  • Tập luyện thể dục thể thao vừa sức, đúng cách, đều đặn;
  • Bổ sung canxi cho cơ thể từ những nguồn như hải sản, sữa tươi, canh súp hầm xương,…
  • Bổ sung hormone estrogen và testosterone từ các thức ăn hàng ngày;
Hãy tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần lạc quan,... để phòng tránh bệnh phong thấp.
Hãy tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần lạc quan,… để phòng tránh bệnh phong thấp.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ và các thực phẩm giàu vitamin như trái cây, nước ép rau quả;
  • Hạn chế thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt, nước có gas.

Nội dung trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hiện nay

Xét nghiệm máu, RF, Anti-CCP, xét nghiệm kháng thể kháng nhân, bổ thể, Uric Acid, nhóm HLA, CRP… là các...

Tìm hiểu phương pháp chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bằng Y học cổ truyền

Chữa bệnh viêm khớp dạng thấp theo Y học cổ truyền

Tùy vào từng thể bệnh khác nhau mà các bài thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp theo Y học...

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp là gì?

Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp – Điều cần biết

Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có hiệu quả không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm...

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là gì? Thông tin cần biết

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là tình trạng viêm khớp xảy ra ở trẻ nhỏ khiến một hoặc nhiều...

Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu, bệnh viện nào tốt?

Viêm khớp dạng thấp cần được sớm phát hiện và điều trị để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *