Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em do đâu? Dấu hiệu, điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là bệnh lý liên quan đến rối loạn tự miễn trong cơ thể. Thông thường, bệnh xuất hiện ở đối tượng trẻ trong độ tuổi từ 13 đến 16. Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em không chỉ gây hại cho xương khớp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu không can thiệp điều trị sớm, đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe và khả năng vận động của trẻ nhỏ.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em do đâu? Dấu hiệu, điều trị
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em do đâu?

Thế nào là viêm khớp dạng thấp ở trẻ em?

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em như đã đề cập, xuất hiện phổ biến ở nhóm đối tượng từ 13 – 16 tuổi. Đây có thể là một dạng bệnh lý về xương khớp, tuy nhiên cũng có thể do sự rối loạn tự miễn gây ra. Không giống như viêm khớp dạng thấp của người lớn, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em xuất hiện và có thể biến mất nếu được chăm sóc tốt sau vài tháng.

Mặc dù thế, vẫn có một vài trường hợp, bệnh xuất hiện và kéo dài, chuyển dần sang mãn tính. Trường hợp trẻ em mắc viêm khớp mãn tính sẽ có những biểu hiện khó chịu từ 6 tuần – 3 tháng, thậm chí diễn ra lâu hơn.

Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ mà còn gây tác động tiêu cực cho sức khỏe tổng thể của các bé. Nhất là đối với trường hợp người bệnh không được phát hiện tình trạng sớm và áp dụng biện pháp điều trị không phù hợp. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ em, khi thấy con có dấu hiệu bất thường, bạn nên sớm đưa con đến gặp bác sĩ.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em được phân thành bao nhiêu loại?

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em xuất hiện, sau đó có thể phát triển trên một khớp hoặc nhiều hơn. Trong đó, các vị trí dễ gặp phải tình trạng này là khớp gối, ngón tay, ngón chân, khớp cổ tay, cổ chân. Dựa vào vị trí, số lượng khớp bị viêm, cùng với thời gian bệnh hình thành, tiến triển, các chuyên gia thống kê được bệnh có các dạng chính sau:

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em được phân thành bao nhiêu loại?
Tùy thuộc vào vị trí, mức độ bệnh mà viêm khớp dạng thấp ở trẻ em được chia thành các dạng tương ứng
  • Viêm khớp dạng thấp đa giác: Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, đa dạng độ tuổi. Trong đó, trẻ em có tỷ lệ tương đối cao (40%). Dạng này có thể làm ảnh hưởng lên nhiều khớp nhỏ của trẻ, ví dụ như khớp hàm, khớp cổ, bàn tay hay bàn chân.
  • Oligoarticular: Dạng này còn có tên khác là Pauciarticular. Bệnh có thể hình thành và tiến triển trên 5 khớp nhỏ hoặc ít hơn. Với dạng này, có đến 50% trẻ em là đối tượng người bệnh.
  • Bệnh Still – Viêm khớp dạng thấp toàn thân: Đây được xem là dạng phổ biến nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, trường hợp hiếm trẻ em bị viêm khớp dạng thấp rơi vào tình trạng này. Theo thống kê, chỉ khoảng 10% – 15% bệnh nhi mắc bệnh ở dạng viêm khớp toàn thân. Bệnh có thể gây hại cho một vài cơ quan nội tạng như tim, gan, lá lách của người bệnh.

Dù cho trẻ mắc viêm khớp dạng thấp ở dạng nào thì bố mẹ cũng không nên chủ quan. Bởi, nếu không điều trị khắc phục sớm, nhiều nguy cơ bệnh biến chứng ảnh hưởng nặng nề tới khả năng vận động và sức khỏe của trẻ.

Tìm hiểu thêmViêm khớp dạng thấp RF Là Gì? Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có mấy giai đoạn

Viêm khớp dạng thấp nói chung và viêm khớp dạng thấp ở trẻ em nói riêng đều có 4 giai đoạn phát triển sau đây:

  • Giai đoạn 1: Tình trạng viêm xuất hiện tại màng của khớp khiến người bệnh bị đau và có hiện tượng sưng khớp. Có sự dịch chuyển của các tế bào trong hệ thống miễn dịch. Chúng dời đến các khu vực bị viêm khiến cho tế bào nằm trong dịch khớp tăng đột ngột.
  • Giai đoạn 2: Mô bị viêm nghiêm trọng hơn và có dấu hiệu lan rộng tình trạng viêm. Mô xương phát triển khiến cho không gian trên sụn cùng với các khoang khớp bị ảnh hưởng. Theo đó, các sụn khớp sẽ bị phá hủy khiến cho khớp thu hẹp dần. Tuy nhiên, ở giai đoạn này vẫn chưa thấy sự dị dạng khớp trên người trẻ em.
    Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có mấy giai đoạn
    Viêm khớp dạng thấp xảy ra ở trẻ cũng có 4 giai đoạn chính
  • Giai đoạn 3: Bệnh đã chuyển biến nặng, sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn khiến cho xương dưới sụn lộ ra ngoài. Trẻ em bắt đầu có những cơn đau nhức khó chịu, khớp sưng, không còn khả năng chuyển động như bình thường. Khi đó, cơ thể trẻ rơi vào trạng thái suy nhược, cơ bị biến dạng đáng kể.
  • Giai đoạn 4: Ở giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp, trẻ có thể bị bại liệt bởi xương chùng, mô bị xơ làm suy yếu nghiêm trọng chức năng của khớp.

Kịp thời nhận biết và can thiệp điều trị giúp trẻ phòng tránh được nhiều nguy cơ, nhất là khả năng trẻ bị bại liệt khi còn nhỏ tuổi. Bố mẹ không nên chủ quan, ngược lại nên quan sát sự thay đổi trên cơ thể con và sớm đưa con đi thăm khám để được điều trị.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em hình thành do đâu?

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em hình thành khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ bị rối loạn. Lúc này, các tế bào khỏe mạnh bị nhầm lẫn thành những tác nhân gây hại. Khi đó hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các mô và tế bào, gây nên hiện tượng sưng viêm.

Mặc dù thế, cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân vì sao lại xảy ra vấn đề này. Một số phỏng đoán được đưa ra có thể là do:

  • Xương khớp gặp chấn thương: Xương khớp dù bị chấn thương ở mức độ nặng hay nhẹ cũng khiến cho chúng bị suy yếu hơn trạng thái khỏe mạnh bình thường. Bên cạnh đó, trường hợp chấn thương ở trẻ không được điều trị đúng cách hoặc thậm chí không điều trị sẽ khiến cho hiện tượng viêm khớp hình thành.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có bố, mẹ mắc viêm khớp dạng thấp, trẻ em khi sinh ra cũng có nguy cơ bị di truyền chứng bệnh này. Nhất là trường hợp cơ thể người mẹ hoặc bố có kháng nguyên HLA di truyền sang cho con. Kháng nguyên này được xem là tác nhân gây khởi phát viêm khớp dạng thấp ở trẻ em cao hơn bình thường.
    Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em hình thành do đâu?
    Di truyền, thừa cân, béo phì, chấn thương,…là các nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp ở trẻ
  • Béo phì, thừa cân: Tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể trẻ có thể xảy ra do cân nặng của trẻ tăng không kiểm soát. Đến khi vượt mức cho phép, xương khớp trẻ sẽ phải chịu nhiều sự chèn ép từ cơ thể. Khớp gối, khớp bàn chân là hai vị trí chịu nhiều sự tác động nhất khi trẻ mắc phải chứng bệnh này.
  • Nhiễm virus, vi khuẩn: Sức đề kháng của trẻ em chưa hoàn thiện hoàn chỉnh. Chính vì lý do này mà virus, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, gây hại.

Bệnh có thể khiến cho trẻ em đối mặt với nhiều biến chứng nếu không phát hiện sớm và điều trị. Do đó, bạn nên quan sát con và sớm đưa con đi bệnh viện nếu con có những biểu hiện không bình thường.

Dấu hiệu nhận biết trẻ em mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em cũng có những giai đoạn tiến triển tương tự như bệnh ở người trưởng thành. Tuy nhiên, thời gian phát bệnh và đến khi chấm dứt có thể ngắn hạn hơn. Mặc dù vậy, một số trường hợp bệnh diễn biến theo từng đợt, kéo dài liên tục.

Ở mỗi trẻ, triệu chứng nhận biết bệnh sẽ không giống nhau. Để sớm phát hiện bệnh, người thân phải dựa vào mức độ viêm, sức khỏe thực tế của trẻ, thời gian khởi phát. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình cho bạn đọc:

  • Cân nặng của trẻ sụt giảm không nguyên do, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
  • Khớp, cơ, xương của trẻ bị đau, đôi khi đơ cứng. Nhất là khi vừa ngủ dậy, trường hợp bé nằm lâu cũng dễ gặp phải tình trạng này. Tình trạng xuất hiện khá đột ngột nhưng cũng nhanh hết, điều này khiến nhiều người chủ quan, nhầm lẫn bệnh lý ở trẻ nhỏ.
  • Khớp sưng đỏ, nóng, mềm. Nếu không can thiệp, nguy cơ cao chúng có thể bị biến dạng nguy hiểm.
  • Ngoài ra trẻ em còn có thể gặp một số triệu chứng khác nhau chân nổi mụn nhọt, mắt ngứa, không muốn ăn, ăn không ngon, sốt cao, thở gấp, ngắn,…

Khi nhận thấy những biểu hiện bất thường này, bạn nên sớm đưa con đến bệnh viện để thăm khám. Càng sớm càng giúp con bạn được khỏe mạnh, an toàn hơn.

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Như đã nói, bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em sẽ khỏi sau một thời gian nếu được chăm sóc tốt. Trường hợp không can thiệp sớm, bệnh có khả năng biến chứng, ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe và khả năng vận động của trẻ sau này. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể kể đến như:

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Trẻ em mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị lâu dần có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Mắt trở nên kém dần, thị lực giảm, yếu, viêm ống mắt.
  • Viêm màng bồ đào ở trẻ em
  • Nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng
  • Hoạt động xương khớp trở nên khó khăn
  • Suy nhược cơ thể do đau nhức, ăn không ngon, ngủ đủ giấc.
  • Trẻ bị viêm khớp dạng thấp toàn thân sẽ có những biến chứng ảnh hưởng gan, tim, lá lách nguy hiểm.

Để phòng tránh những nguy cơ này, người thân cần sớm đưa trẻ em đi khám và điều trị khi nhận thấy những biểu hiện bất thường. Việc ủ bệnh lâu ngày có thể dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn.

Cách chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em tương đối khó nhận biết từ sớm so với bệnh ở người trưởng thành. Do những biểu hiện của bệnh dễ bị nhầm lẫn sang các chứng bệnh khác khiến việc điều trị không như mong đợi. Đến khi khớp xương của trẻ bắt đầu hiện tượng sưng viêm mới phát hiện ra thì đã ở giai đoạn muộn.

Do đó, ngay khi thấy trẻ có những biểu bất thường, bạn nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Dưới đây là một vài biện pháp chẩn đoán bệnh ở trẻ em, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Bác sĩ chuyên khoa yêu cầu người bệnh tiến hành chụp X quang. Thông qua hình ảnh thu phóng được, bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhận định vị trí cũng như mức độ viêm khớp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được chụp MRI để đưa ra các đánh giá về bệnh và chỉ định điều trị phù hợp.
    Cách chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
    Thông qua hình ảnh, bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ tình trạng viêm khớp ở trẻ nhỏ
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra được trong máu người bệnh có hiện tượng tăng CRP và độ lắng hồng cầu thay đổi theo chiều hướng tăng cao. Điều này có nghĩa người bệnh có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, nếu không cơ thể đã tồn tại sẵn viêm nhiễm thì khả năng bùng phát sẽ rất cao.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Vấn đề về thận là một trong số những nguyên nhân khiến gia tăng tỷ lệ mắc bệnh về xương khớp mà không phải ai cũng biết. Thông qua biện pháp xét nghiệm này, bác sĩ sẽ xác định được nồng độ protein, hồng cầu – bạch cầu.

Bạn cần biết: Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu, bệnh viện nào tốt?

Làm sao để điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em?

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em như đã đề cập bên trên, đây là căn bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch. Chính vì thế rất khó để điều trị hoàn toàn. Việc điều trị lúc này có tác dụng giúp giảm viêm, sưng và hạn chế biến chứng cho trẻ nhỏ, bảo vệ khả năng đi lại về sau. Một số phương pháp kiểm soát bệnh thường được áp dụng như:

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc tân dược có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên phụ huynh nên tránh việc tự ý mua và cho con sử dụng. Thay vào đó, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để con sớm hồi phục, bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của trẻ. Một số loại thuốc như:

Thuốc không chứa steroid 

Thuốc có công dụng điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể sử dụng cho trẻ em. Các dạng có thể kể đến như ibuprofen, naproxen,…Mang đến tác dụng chống viêm, giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy khó chịu cho trẻ em.

Bên cạnh đó, phụ huynh nên lưu ý, đối với thuốc aspirin không nên sử dụng đối với trẻ em. Bởi, trong thuốc có nhiều chất gây kích thích dạ dày hoặc ảnh hưởng lên sức khỏe trẻ nhỏ. Đặc biệt, thuốc có khả năng gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc DMARDs – Chống thấp khớp

Bác sĩ sẽ dựa vào tình hình thực tế của mỗi trẻ để hướng dẫn sử dụng nhóm thuốc có công dụng chống thấp khớp DMARDs. Mặc dù vậy, so với các nhóm thuốc khác thì nhóm thuốc này sẽ có công dụng chậm hơn nhiều. Ngoài ra, để đạt hiệu quả tốt nhất, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp giữa thuốc DMARDs với các loại thuốc chống viêm không steroid.

Làm sao để điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em?
Điều trị viêm khớp dạng thấp cho trẻ em nên thực hiện theo hướng dẫn của người có chuyên môn

Thuốc có tác dụng chống viêm sẽ là methotrexate hoặc sulfasalazine. Dựa trên độ tuổi và mức độ bệnh viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ chỉ định lượng thuốc phù hợp. Tuyệt đối không nên cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của người có chuyên môn. Bởi, nếu không biết cách sử dụng thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Thuốc corticosteroid

Thuốc thường được sử dụng trong trường hợp bệnh viêm khớp ở trẻ đang chuyển sang giai đoạn khá nặng. Khi đó, những biến chứng bắt đầu biểu hiện rõ. Thuốc sẽ được sử dụng theo con đường tiêm vào tĩnh mạch, hoặc uống trực tiếp.

Tùy thuộc vào tình trạng, trường hợp bệnh ở mỗi trẻ mà phương hướng điều trị cũng không giống nhau. Thuốc giúp cải thiện nhanh tình trạng sưng cũng như viêm nhiễm tại khớp, nhanh chóng giúp người bệnh giảm đau, tránh được tình trạng xơ cứng khớp không đáng có.

Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh, thuốc tân dược có thể gây tác dụng phục. Trường hợp trẻ nhỏ càng nên thận trọng. Bởi nếu chỉ cần sử dụng bừa bãi, cơ thể trẻ có thể gặp phải nhiều biểu hiện bất ổn, nguy hại đến tính mạng của trẻ.

Thuốc sinh học

Tá dược trong thuốc sinh học cao và mang lại hiệu quả tốt, can thiệp giảm sưng, viêm và xoa dịu cơn đau cho trẻ em. Các loại phổ biến như anakinra, abatacept,…thường được dùng trong vấn đề điều trị tình trạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em.

Xem chi tiếtThuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả không? Loại nào tốt

Áp dụng điều trị bằng mẹo dân gian

Áp dụng mẹo dân gian trong điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em cũng được nhiều phụ huynh quan tâm. Do nguồn nguyên liệu thiên nhiên nên đảm bảo ít gây phản ứng phụ cho cơ thể trẻ em. Bên cạnh đó, thuốc dân gian cũng giúp giảm sưng, cải thiện tình trạng viêm hiệu quả. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:

Làm sao để điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em?
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng mẹo dân gian được nhiều người tin tưởng áp dụng cho trẻ em

Sử dụng ngải cứu: Ngải cứu là loại cây thảo dược mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ giúp giảm đau, cải thiện máu huyết, loại cây này còn giúp kháng viêm, giảm sưng an toàn và lành tính. Thực hiện theo biện pháp sau: 

  • Cho 300g ngải cứu tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để làm sạch tuyệt đối.
  • Sau đó đem giã nát, vắt lấy phần nước cốt rồi cho vào 2 muỗng mật ong.
  • Cho người bệnh uống nước thuốc 2 lần trong ngày, nên uống vào buổi sáng và tối.

Sử dụng gừng: Loại củ này có công dụng tốt trong việc giảm viêm, kháng khuẩn. Chính vì thế, bạn có thể áp dụng công thức sau đây để cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em:

  • Bỏ vỏ và rửa sạch khoảng 100g gừng tươi.
  • Sau đó cắt thành nhiều lát nhỏ, cho một ít rượu trắng vào ngâm.
  • Sau một thời gian thì lấy rượu gừng ra sử dụng.
  • Thoa lên vùng da bị viêm khớp của trẻ một lượng vừa đủ.
  • Không nên thoa lên khu vực nhạy cảm như mắt, mũi, miệng, vùng kín.

Bên cạnh hai cách này, bạn có thể sử dụng thay thế các lá thảo dược khác. Song song đó, bạn cũng nên lưu ý, mẹo dân gian sẽ không mang lại hiệu quả tức thời. Vì thế, phụ huynh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Để đảm bảo an toàn hơn cho em bé, trước khi áp dụng người thân nên tham vấn trước với bác sĩ.

Đừng bỏ qua: 7 Cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng cây thuốc nam có sẵn quanh nhà

Khắc phục viêm sưng khớp bằng vật lý trị liệu

Bên cạnh sử dụng các biện pháp kể trên để điều trị bên trong lẫn bên ngoài, người bệnh có thể được chỉ định áp dụng thêm phương pháp vật lý trị liệu. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả tích cực, giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, phục hồi chức năng của khớp bị tổn thương:

Làm sao để điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em?
Chườm nóng – lạnh ở vị trí đau giúp bé xoa dịu cơn đau hiệu quả
  • Chườm nóng – lạnh: Biện pháp đơn giản này có thể thực hiện ngay tại nhà. Nhiệt độ của nước sẽ giúp cải thiện cơn đau, giảm sưng hiệu quả cho trẻ em. Bạn có thể sử dụng túi chườm chuyên dụng để đảm bảo nước không bị tràn ra khi thực hiện. Lưu ý khi chườm nóng – lạnh nhiệt độ nên giữ mức vừa phải.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Phụ huynh có thể giúp trẻ massage tại khu vực bị đau. Bên cạnh đó, nếu biết vị trí huyệt bạn cũng có thể giúp trẻ bấm huyệt, nhưng tốt nhất nên được người có chuyên môn thực hiện. Mục đích tăng tuần hoàn máu, cải thiện chứng đau nhức và tình trạng sưng viêm. Đồng thời, biện pháp xoa bóp, bấm huyệt giúp trẻ phòng tránh tình trạng cứng cơ, khớp.
  • Vận động thể dục: Bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn cho trẻ thực hiện một số động tác giúp vận động cơ thể, tránh cứng cơ. Thông thường, trẻ em có thể tham gia các bài tập như đi bộ, tập xoay khớp, kết hợp với nhiều bài tập bổ ích khác. Nhờ đó, xương khớp trẻ được tăng cường chuyển hóa, khỏe mạnh hơn.

Phẫu thuật điều trị

Trường hợp người bệnh không còn đáp ứng được các biện pháp kể trên, tình trạng viêm chuyển biến nghiêm trọng. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc để người bệnh thực hiện phẫu thuật. Biện pháp này có thể nói là phương pháp giúp cải thiện nhanh viêm khớp dạng thấp. 

Tuy nhiên, một vài yếu tố nguy cơ tiềm ẩn vẫn tồn tại, người thân cần trao đổi cẩn thận với bác sĩ chuyên khoa. Các phương pháp phổ biến như:

  • Nội soi: Loại bỏ lớp niêm mạc bằng biện pháp nội soi khá phổ biến. Những vị trí thường được tiến hành phương pháp này là khuỷu tay, khớp đầu gối, cổ, hông, ngón tay.
  • Chỉnh gân: Phẫu thuật tác động điều chỉnh gân xung quanh khớp khi chúng bị hỏng hoặc tổn thương, viêm. Biện pháp này sẽ được tiến hành nhằm sửa chữa các đường gân bất ổn.
  • Chỉnh trục: Phẫu thuật chỉnh trục hay phẫu thuật cầu chì có công dụng ổn định khớp và xoa dịu cơn đau cho trẻ nhỏ. Trường hợp trẻ không thực hiện thay khớp được sẽ được chỉ định điều trị bằng phương án này.
  • Thay thế khớp: Nếu những tổn thương lan rộng, bác sĩ có thể phẫu thuật thay thế khớp. Bằng cách loại bỏ những tổn thương và sử dụng thiết bị hỗ trợ để chèn trực tiếp vào vị trí đó. Mục đích chính là giúp phục hồi phần xương khớp đang gặp vấn đề, duy trì chức năng vận động cho trẻ.
    Làm sao để điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em?
    Áp dụng phẫu thuật cho trường hợp cần thiết, tình trạng viêm chuyển biến nặng

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp. Để tránh những nguy cơ không mong muốn đối với trẻ em, phụ huynh không nên chủ động điều trị can thiệp. Bởi, nếu kéo dài, viêm khớp dạng thấp biến chứng có thể khiến trẻ em không thể đi lại, thậm chí là bại liệt. 

Phòng tránh tình trạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em gây ra nhiều biểu hiện khó chịu, nhất là tình trạng đau nhức. Bệnh mặc dù có thể điều trị khắc phục triệu chứng nhưng gần như không thể chữa trị hoàn toàn. Bởi, nguyên nhân hình thành viêm nhiễm khớp có thể do hệ thống tự miễn gây ra.

Do đó, chủ động phòng tránh từ sớm được xem là cách phụ huynh và con cái nên áp dụng. Dưới đây là một số vấn đề bạn nên lưu ý:

  • Việc cơ thể thiếu nước có thể khiến sụn khớp bị suy giảm chức năng, nhiều nguy cơ còn khiến thoái hóa khớp diễn ra sớm. Do đó, bạn nên cho trẻ bổ sung đủ nước mỗi ngày, tạo thành thói quen để cải thiện sức khỏe, tăng cường trao đổi chất.
  • Cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nhất là một số dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin. Hạn chế những thực phẩm có hại cho sức khỏe, thức ăn chứa nhiều muối, dầu,…
  • Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, nhất là khi thời tiết thay đổi bất thường. Cho trẻ mắc đồ thoáng, mát vào mùa hè, giữ ấm vào mùa đông.
  • Giúp trẻ duy trì mức cân nặng ổn định, không nên để các bé thừa cân quá mức, điều này có thể tăng nguy cơ gây viêm khớp dạng thấp.
  • Cùng trẻ luyện tập thể dục, thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe, tăng cường máu huyết huyết lưu thông.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là bệnh tự miễn, xuất hiện thường do cơ thể nhầm lẫn các tế bào khỏe thành thế bào hư tổn. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh khởi phát do những chấn thương trong cuộc sống của trẻ. Trường hợp được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh có thể biến mất sau thời gian. Tuy nhiên, trường hợp không can thiệp, viêm khớp ở trẻ em có thể biến chứng nguy hại đến sức khỏe và khả năng vận động của trẻ về sau.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc sinh học có nhiều cải tiến so với các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp thông thường. Nhóm...

Tìm hiểu các bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp

7 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bạn Nên Biết

Gừng, cây trinh nữ, ngải cứu trắng, bột quế, mật ong và lá lốt... là những cây thuốc nam chữa...

Quốc dược Phục cốt khang – Giải pháp “vàng” điều trị tận gốc bệnh viêm đa khớp

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc bí truyền đặc trị bệnh lý viêm đa khớp được nghiên cứu...

Tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hiện nay

Xét nghiệm máu, RF, Anti-CCP, xét nghiệm kháng thể kháng nhân, bổ thể, Uric Acid, nhóm HLA, CRP… là các...

Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra biến chứng gì?

12 biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm mạch máu, gây tổn thương hệ thần kinh, loãng xương, mắc bệnh phổi mạn tính... là các biến chứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *