Thủ pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp đã được nền y học cổ truyền áp dụng từ lâu. Vậy phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp nào, trước khi điều trị cần chuẩn bị những gì, cách tiến hành ra sao? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này.

Tìm hiểu về phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp
Tìm hiểu về phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Tìm hiểu về phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Bên cạnh việc dùng các loại thuốc Tây y và Đông y, áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những phương pháp thường được sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai bị viêm khớp dạng thấp cũng có thể áp dụng được cách chữa trị này. Thêm vào đó, điều trị không đúng cách cũng sẽ khiến bệnh nhân gặp phải nhiều vấn đề không mong muốn. Do đó, để bảo đảm an toàn, bệnh nhân cần nắm rõ các thông tin sau đây về phương pháp này:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

1. Chỉ định

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt được chỉ định cho những người bị viêm khớp dạng thấp.

2. Chống chỉ định

Xoa bóp bấm huyệt không được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Những người mắc bệnh ngoài da ở các vị trí khớp bị tổn thương.
  • Bệnh nhân đang mắc bệnh loãng xương.
  • Người bị bệnh ưa chảy máu.
  • Những bệnh nhân đang sốt cao.

3. Các bước chuẩn bị xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Trước khi thực hiện bước điều trị, cần chuẩn bị:

+ Người thực hiện:

Là các bác sĩ, y sĩ có chuyên môn, được đào tạo bài bản của chuyên ngành y học cổ truyền. Đồng thời, phải được cấp chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định của pháp luật.

+ Phương tiện:

  • Phòng, giường để xoa bóp bấm huyệt.
  • Ga trải giường, gối nằm.
  • Cồn sát trùng.
  • Bột talc.

+ Bệnh nhân:

Trước khi điều trị, bệnh nhân cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ
Trước khi điều trị, bệnh nhân cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ

Trước khi bước vào điều trị, bệnh nhân sẽ được:

  • Được tư vấn và hướng dẫn các quy trình, vị trí bấm huyệt và cần có sự đồng ý của bệnh nhân trước khi bấm huyệt.
  • Có thể ở tư thế ngửa hoặc ngồi.
  • Được quyền thăm khám và cấp sổ hồ sơ bệnh án theo các quy định của bệnh viện.

Ngoài ra, tùy vào từng cơ sở điều trị mà các bước chuẩn bị có thể có nhiều hơn để thuận tiện cho các bác sĩ và cả bệnh nhân. Do đó, hãy trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

4. Tiến hành xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

+ Các thủ thuật:

Sau khi đã được chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bệnh nhân. Các thủ thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng trong trường hợp này bao gồm:

  • Ấn: Sử dụng các ngón tay để ấn vào trí huyệt cần phải tác động.
  • Day: Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng các gốc bàn tay hoặc o mô út để ấn xuống vùng da của người bệnh với một lực phù hợp theo đường tròn.
  • Lăn: Bác sĩ sẽ sử dụng mặt bên của ô mô út hoặc mu bàn tay di chuyển nhẹ khớp cổ tay để lăn lên vị trí cần xoa bóp với một lực nhất định.
  • Véo: Khi thực hiện thủ thuật này, người tiến hành chữa trị sẽ sử dụng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ để kéo da của bệnh nhân lên. Động tác này sẽ được  thực hiện liên tục để cho da của bệnh nhân luôn bị cuộn ở giữa những ngón tay. Vùng da mà các bác sĩ sẽ là những vị trí ở các khớp, cơ quanh khớp bị tổn thương.

+ Xác định huyệt cần tác động:

Một trong những bước quan trọng khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp là cần xác định được những huyệt cần tác động. Bởi nếu như bước này không được tiến hành chính xác sẽ làm cho việc điều trị không mang lại hiệu quả tốt. Thậm chí gây ra những vấn đề xấu cho bệnh nhân.

Vị trí các huyệt cần tác động bao gồm:

  • A thị huyệt: Chính là các vị trí khớp bị tổn thương mà khi dùng tay ấn vào, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau.
  • Huyệt phong trì: Vị trí của huyệt này nằm ở chỗ trũng ngoài cơ thang, bên trong cơ ức đòn chũm sau gáy.
  • Phong môn: Là huyệt ở mỏm gai D2 đo ra khoảng 1,5 thốn.
  • Huyệt khúc trì: Huyệt này nằm ở ngoài nếp gấp khuỷu khi chúng ta gấp cẳng tay vào cánh tay.
  • Hợp cốc: Đây là huyệt nằm ở vị trí chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ. Khi đặt đốt 2 ngón cái của bàn tay đối diện lên hố khẩu bàn tay ở bện này, thấy đầu ngón cái ở đâu thì huyệt hợp cốc sẽ nằm ở chỗ đó.
  • Đại chùy: Vị trí huyệt nằm ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cổ 7 hoặc nằm trên đốt sống lưng 1.
  • Túc tam lý: Huyệt này nằm ở vị trí thẳng dưới hõm ngoài xương bánh chè 3 thốn, cách vị trí lồi của củ trước xương chày khoảng 1 khoát ngón tay.
  • Huyệt phong long: Để xác định được huyệt này, cần phải xác định được đúng vị trí của huyệt túc tam lý. Vì huyệt phong long được xác định là từ huyệt túc tam lý đo xuống bên dưới 5 thốn và đo ngang ra phía bên ngoài khoảng 1 khoát ngón tay.
  • Tam âm giao: Cách xác định huyệt này là từ vị trí đỉnh giữa bờ trên của mắt các trong đo lên trên khoảng 3 thốn, huyệt sẽ nằm ở vị trí cách bờ sau trong xương chày khoảng 1 khoát ngón tay.
Xoa bóp bấm huyệt cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn
Xoa bóp bấm huyệt cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn

+ Vận động:

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cách xoa bóp, vận động theo những tư thế, động tác phù hợp với chức năng của khớp. Việc thực hiện các động tác vận động này cần phải được thực hiện từng bước. Người thân trong gia đình cũng cần phải khuyến khích người bệnh tập luyện để tăng biên độ hoạt động của khớp. Khi bắt đầu cảm thấy khớp đã bắt đầu được phục hồi thì bệnh nhân cũng phải tiếp tục thực hiện những động tác này. Điều này sẽ giúp bệnh nhân dự phòng được tình trạng bệnh tái phát.

5. Liệu trình điều trị

– Mỗi ngày cần tiến hành xoa bóp theo hướng dẫn khoảng 30 phút .

– Một liệu trình thường kéo dài từ 15 – 30 ngày. Bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng từ 2 – 3 liệu trình liên tục tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và mức độ phục hồi của bệnh nhân.

6. Quá trình theo dõi và xử lý tai biến

Sau khi được điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi và tiến hành xử lý khi có bất cứ tai biến nào xảy ra. Cụ thể như sau:

+ Theo dõi toàn trạng và các triệu chứng kèm theo.

+ Cách xử lý tai biến:

Một số ít trường hợp sau khi được điều trị sẽ có biểu hiện bị choáng. Lúc này, người bệnh sẽ có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi, mạch đập nhanh, mặt kém sắc. Trong trường hợp này, cần phải xử lý như sau: Phải ngưng xoa bóp bấm huyệt và tiến hành ủ ấm, dùng khăn khô để lau mồ hôi. Sau đó cho bệnh nhân uống nước chè đường và để nằm nghỉ tại chỗ. Đồng thời bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi mạch và huyết áp.

Trên đây là các thông tin cần biết về phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp. Đây được xem là một trong những biện pháp điều trị mang đến tác dụng tốt và khá an toàn. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho bản thân, bệnh nhân cần tìm đến những cơ sở Y học cổ truyền uy tín để tiến hành điều trị. Bên cạnh đó, phải tuân thủ đúng sự chỉ định của bác sĩ về phác đồ điều trị để nó mang đến tác dụng tốt.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]
Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp là gì?

Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp – Điều cần biết

Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có hiệu quả không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm...

Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu, bệnh viện nào tốt?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm mãn tính khiến người bệnh phải đối diện nhiều với tình trạng...

7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất

Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp - RA) là một dạng bệnh lý tự miễn do các...

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn mãn tính. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có...

Tìm hiểu phương pháp chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bằng Y học cổ truyền

Chữa bệnh viêm khớp dạng thấp theo Y học cổ truyền

Tùy vào từng thể bệnh khác nhau mà các bài thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp theo Y học...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.