11 loại tinh dầu giúp giảm cơn ho có thể bạn chưa biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Một số tinh dầu có thể giúp bạn làm dịu cổ họng, chống lại vi khuẩn và làm giảm viêm. Bài viết dưới đây là 11 loại tinh dầu được chứng minh là có thể hỗ trợ làm giảm ho và gợi ý cách sử dụng đúng đắn để tránh những tác dụng không mong muốn.

tinh dầu giúp giảm ho
Có nhiều bằng chứng cho thấy những tinh dầu này có thể giúp giảm ho, nhưng nên được sử dụng đúng cách

11 loại tinh dầu giúp giảm ho

Các nhà y tế có xu hướng sử dụng các loại tinh dầu như một liệu pháp thay thế, bổ sung hơn là biện pháp điều trị y tế. Những loại dầu này nên được sử dụng một cách thận trọng, vì không có hướng dẫn được y học phê duyệt về liều lượng hay sức mạnh.

Tuy nhiên, nếu thực hiện theo hướng dẫn thì bất kỳ loại nào trong số 11 tinh dầu này cũng có thể giúp giảm ho.

1. Tinh dầu khuynh diệp

Một nghiên cứu cho biết tinh dầu khuynh diệp có khả năng điều trị bệnh ho và các bệnh liên quan đến đường hô hấp chẳng hạn như viêm họng, viêm phế quản và viêm xoang. Phân tích cho thấy tác dụng tăng cường miễn dịch sẽ hoạt động như một chất ức chế bơm đẩy, ảnh hưởng đến khả năng đối phó với vi khuẩn.

Thậm chí, hiện tại tinh dầu khuynh diệp đang được nghiên cứu như một loại thuốc chống lao. Nhiều sản phẩm có sẵn trong hiệu thuốc có thể được kết hợp với dầu khuynh diệp để làm giảm tắc nghẽn mà bạn không biết. Tinh dầu khuynh diệp có thể được sử dụng để làm dịu cơn ho theo nhiều cách như:

  • Thêm một vài giọt dầu khuynh diệp vào 1 ounce dầu nền (30ml) rồi xoa hỗn hợp lên ngực và cổ họng
  • Pha loãng 12 giọt tinh dầu trong ¾ cốc nước sôi để hít hơi nước ba lần mỗi ngày

2. Tinh dầu hương thảo

Một nghiên cứu cho thấy tinh dầu hương thảo có thể giúp làm loãng chất nhầy và giảm viêm. Nó cũng gắn liền với việc điều trị hen suyễn nhờ công dụng làm dịu các cơ trong khí quản nên giúp bạn giảm đau.

Tinh dầu hương thảo có thể được sử dụng bằng cách pha loãng với nước nóng rồi hít hơi nước.

HỮU ÍCH: Phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị hen suyễn tại nhà an toàn, hiệu quả

3. Tinh dầu bạc hà

Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy, một người khỏe mạnh sử dụng tinh dầu bạc hà có thể giúp giãn các cơ của khí quản. Cho nên tinh dầu bạc hà có thể giúp những người bị ho dễ thở hơn.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại kết luận rằng việc hít tinh dầu bạc hà không thực sự làm giảm các triệu chứng ho nhưng có thể khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Tinh dầu bạc hà có thể được sử dụng để trị ho bằng các cách:

  • Pha loãng trong nước sôi và hít hơi nước
  • Thêm dầu vào trong máy khuếch tán
  • Sử dụng nó cùng với hỗn hợp các loại dầu bôi

Nhưng tinh dầu bạc hà không được khuyến khích với trẻ dưới 8 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

4. Tinh dầu trầm hương

Tinh dầu trầm hương được đánh giá cao về công dụng điều trị ho, viêm phế quản, hen suyễn,…AKBA là chất ức chế quan trọng nhất của một loại enzyme gọi là 5-lipoxygenase đã được chứng minh là có thể chống lại tình trạng viêm. Nhờ đó có thể làm dịu cổ họng, giảm ho.

tinh dầu trầm hương giúp giảm ho
Tinh dầu trầm hương đã được chứng minh có thể giảm triệu chứng ho

5. Tinh dầu phong lữ

Tinh dầu phong lữ có thể giúp chống nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, bao gồm cả viêm phế quản. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một số đo lường tác dụng của tinh dầu này với ho. Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa việc sử dụng tinh dầu phong lữ và giảm các triệu chứng ho.

Một nghiên cứu khác cho thấy việc sử dụng tinh dầu phong lữ có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường và rút ngắn thời gian chữa bệnh. Bạn có thể thử cho một vài giọt tinh dầu phong lữ vào máy khuếch tán hoặc pha loãng với nước nóng để hít.

6. Tinh dầu quế

Quế là một thành phần quen thuộc trong nấu ăn. Nhưng một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng tinh dầu quế có thể giúp làm giảm những tắc nghẽn trong đường hô hấp.

Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán rồi hít tinh dầu trong vài giờ. Hoặc pha loãng tinh dầu với nước nóng sau đó hít hơi nước.

7. Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được chứng minh là có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng xoang và các vấn đề về hô hấp. Bạn có thể giảm ho bằng cách dùng vài giọt tinh dầu pha loãng với nước rồi hít hơi nước hoặc xoa bóp ngực, cổ.

8. Tinh dầu oải hương

Ho có thể là một triệu chứng của bệnh hen suyễn. Trong khi đó, tinh dầu hoa oải hương đã được nghiên cứu là có thể làm giảm các triệu chứng của hen suyễn. Bởi nó sẽ ức chế sự cản trở đường thở do hen phế quản.

Hãy thử hít tinh dầu oải hương pha loãng với nước nóng hoặc khuếch tán trong không khí để điều trị cơn ho.

9. Tinh dầu cỏ xạ hương

Một nghiên cứu cho thấy cỏ xạ hương có thể được sử dụng như một chất chống vi trùng cho các bệnh về hô hấp, chẳng hạn như khắc phục cơn ho. Các nhà nghiên cứu cũng dùng cỏ xạ hương và các loại tinh dầu khác để xác định cách sử dụng tốt nhất giúp chống lại mầm bệnh trên đường hô hấp. Nghiên cứu kết luận rằng bạn nên khuếch tán chúng ở nồng độ cao trong thời gian ngắn.

10. Tinh dầu nhục đậu khấu

Tinh dầu nhục đậu khấu có thể giảm bớt những khó chịu do ho và cảm lạnh gây ra. Theo các chuyên gia, loại tinh dầu này có lợi như một chất giải phóng để nới lỏng dịch tiết, chất nhầy. Bạn có thể áp dụng bằng cách cho một vài giọt tinh dầu vào trong máy khuếch tán.

11. Tinh dầu Oregano

Theo nghiên cứu, tinh dầu Oregano có thành phần hoạt động chính là Carvacrol và thymol có thể làm giảm sự khó chịu của cơn ho. Đồng thời, tinh dầu này còn có thể kháng khuẩn và kháng nấm.

Tinh dầu Oregano có thể được sử dụng theo nhiều cách như:

  • Cho vài giọt vào trong máy khuếch tán
  • Trộn với một vài giọt dầu nền và xoa bóp ngực, cổ
các loại tinh dầu giúp giảm ho
Mặc dù tinh dầu có thể giúp giảm ho nhưng nên thận trọng khi sử dụng

Cách sử dụng tinh dầu giúp giảm ho

Tinh dầu có công dụng khá mạnh mẽ do đó nên sử dụng chúng một cách cẩn thận. Chúng nên được pha loãng, sử dụng trong máy khuếch tán hoặc kết hợp với một loại dầu nền khác để tránh kích ứng. Những cách sử dụng bao gồm:

  • Trộn tinh dầu với dầu nền như dầu dừa, dầu oliu, dầu hướng dương,…
  • Máy khuếch tán sẽ biến tinh dầu và nước thành hơi để hít
  • Cho một vài giọt tinh dầu vào trong bát nước sôi và hít hơi nước
  • Cho một hoặc hai giọt tinh dầu vào khăn tay, khăn giấy rồi hít

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu

Không có liều lượng sử dụng cụ thể, bạn nên thảo luận về việc sử dụng với bác sĩ để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc dùng các loại thuốc khác thì nên thông báo với bác sĩ.

Tinh dầu có thể giúp bạn thuyên giảm một số triệu chứng nhưng trong trường hợp ho nghiêm trọng, kéo dài thì bạn nên thăm khám, chẩn đoán và điều trị với bác sĩ.

Nên giữ tinh dầu xa tầm tay trẻ em, đặc biệt là dầu long não và khuynh diệp có thể gây nguy hiểm khi nuốt phải. Luôn luôn sử dụng tinh dầu thận trọng vì có thể gây dị ứng, thậm chí chết người nếu sử dụng với lượng lớn.

Trên đây là 11 loại tinh dầu giúp giảm ho và các cách sử dụng, nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn. Người bệnh nên tìm kiếm các giải pháp điều trị với bác sĩ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chữa ho cho trẻ sơ sinh

Chữa ho cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Không hiểu rõ nguyên nhân gây nên cơn ho ở trẻ, tìm cách điều trị ho bằng mọi cách, không...

10 thuốc trị ho khan tốt nhất hiện nay – Giá bán, cách dùng

Thuốc trị ho khan có nhiều loại, bao gồm các thuốc được bào chế ở dạng siro, viên nén hay...

Ô mai trị ho

Mẹo trị ho bằng ô mai bạn đã thử chưa?

Trị ho bằng ô mai là một trong những phương pháp an toàn, hiệu quả. Trong Đông y, ô mai...

Gợi ý 10 món ăn trị ho khan, ho có đờm hiệu quả, dễ nấu

Dùng các món ăn trị ho có đờm, ho khan thay vì dùng các loại thuốc kháng sinh không còn...

Mật ong có chứa chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng chữa chứng ho hiệu quả.

6 cách trị ho bằng mật ong “cực hay” bạn không nên bỏ qua

Trị ho bằng mật ong là một mẹo được truyền miệng trong dân gian. Hiện nay, các nghiên cứu khoa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *