Ngâm nước muối có chữa được bệnh trĩ không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ngâm nước muối có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn và hạn chế chảy máu ở bệnh nhân bị trĩ. Tuy nhiên biện pháp này không tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh, vì vậy chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình chữa trị.

ngâm nước muối chữa bệnh trĩ
Ngâm nước muối có chữa được bệnh trĩ không ?

Tác dụng của việc ngâm nước muối đối với bệnh trĩ

Trĩ là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến, có xu hướng xuất hiện ở những người bị táo bón mãn tính, lao động nặng nhọc, ngồi nhiều hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia.

Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và làm việc của người bệnh.

Ngâm nước muối chữa bệnh trĩ là cách chữa được dân gian lưu truyền. Muối chứa nhiều khoáng chất, có tác dụng sát trùng nhẹ, kháng khuẩn và cầm máu. Ngâm nước muối cho bệnh nhân trĩ sẽ hạn chế được tình trạng nhiễm trùng, cải thiện viêm, giảm chảy máu và triệu chứng ngứa ngáy.

Ngoài ra, nhiệt độ ấm từ nước ngâm còn có khả năng thúc đẩy lưu thông máu, giải phóng huyết ứ ở trực tràng và giảm tình trạng sưng viêm. Tuy nhiên biện pháp này không tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh, nên chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình chăm sóc.

Khi áp dụng, người bệnh cần hiểu rõ tác dụng và bản chất của phương pháp để tránh tình trạng phụ thuộc, khiến bệnh tình chuyển biến xấu và phải can thiệp ngoại khoa.

Thực hiện ngâm nước muối hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Trước khi ngâm nước muối, bạn cần làm sạch hậu môn với nước ấm. Không vệ sinh đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng ở búi trĩ.

ngâm nước muối chữa bệnh trĩ
Ngâm nước muối đều đặn 1 lần/ ngày hoặc áp dụng khi triệu chứng ngứa ngáy xuất hiện

Thực hiện:

  • Nấu sôi khoảng 3 lít nước
  • Sau đó đổ vào thau và cho thêm 2 – 3 thìa muối
  • Khuấy cho muối tan hoàn toàn và tiến hành xông hậu môn
  • Khi nước nguội bớt, có thể ngâm hậu môn cho đến khi nước nguội hoàn toàn
  • Sau đó, nên dùng nước rửa sơ búi trĩ và lau khô

Bạn có thể thực hiện cách này đều đặn 1 lần/ ngày hoặc áp dụng khi triệu chứng ngứa ngáy xuất hiện. Khi thực hiện, nên lựa chọn muối biển thay cho muối ăn. Muối biển chứa nhiều khoáng chất nên có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn mạnh hơn nhiều lần so với muối đã qua tinh chế.

Bên cạnh đó, bạn có thể thêm các thảo dược thiên nhiên có khả năng chống viêm như nghệ vàng, ngải cứu,… vào nước ngâm để gia tăng tác dụng.

Những điều cần lưu ý khi ngâm nước muối chữa bệnh trĩ

Ngâm nước muối chữa bệnh trĩ có cách thực hiện đơn giản và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu cẩu thả khi áp dụng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.

ngâm nước muối chữa bệnh trĩ
Những điều cần lưu ý khi ngâm nước muối chữa bệnh trĩ

Dưới đây là những lưu ý khi thực hiện ngâm nước muối hỗ trợ điều trị bệnh trĩ:

  • Nên giữ khoảng cách giữa hậu môn và nước ngâm (khi nước còn nóng), nhằm hạn chế tình trạng bỏng và kích ứng da.
  • Lựa chọn muối sạch để đảm bảo đặc tính sát trùng và kháng khuẩn. Sử dụng muối đã qua pha tạp có thể gây rát, xót hậu môn hoặc thậm chí tăng nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ.
  • Chỉ nên sử dụng từ 2 – 3 thìa cà phê muối. Dùng muối quá nhiều có thể gây nóng rát và khó chịu.
  • Thực hiện ngâm nước muối 1 lần/ ngày. Lạm dụng cách chữa này có thể kích ứng và gây lở loét hậu môn.
  • Phải phối hợp với việc dùng thuốc, thực hiện ăn uống theo chỉ định của bác sĩ và tập thể dục thường xuyên để điều trị bệnh dứt điểm.
  • Biện pháp ngâm nước muối không thích hợp với người bị nhiễm trùng hậu môn (chảy mủ, chảy dịch có mùi hôi) hoặc bị chảy máu nghiêm trọng,…

Ngoài biện pháp ngâm nước muối chữa bệnh trĩ, bạn có thể trao đổi với bác sĩ khoa y học cổ truyền để biết thêm các thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh. Linh động phối hợp cách chữa từ dân gian với các phương pháp điều trị từ Tây y sẽ giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Mới phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì và kiêng gì ?

Để hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật cắt trĩ và thúc đẩy vết mổ nhanh phục hồi, bạn...

Bột ngâm trĩ Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội – Thông tin

Bệnh trĩ không chỉ gây ra những cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác...

Dùng ốc sên chữa trĩ như thế nào?

Được biết đến là một loại động vật phá hoại mùa màng (ăn thực vật), tuy nhiên ít ai biết...

Thông tin về các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn

Các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn bạn nên thử

Nitroglicerin, diltiazem, Cortison, Anusol-HC, Lidocain…là các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn thường được sử dụng. Vì sử...

Khám trĩ cho bà bầu ở đâu an toàn, chính xác?

Khám trĩ cho bà bầu ở đâu uy tín và chất lượng là câu hỏi của không ít người. Việc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *