Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp phục hồi chức năng của cột sống và điều chỉnh đĩa đệm về đúng vị trí mà không cần phẫu thuật xâm lấn. Nhưng liệu rằng vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm khá phổ biến

Các nghiên cứu mới đây tại Viện hàn lâm, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh đang ngày càng trẻ hóa tại các nước đang phát triển, trong đó Việt Nam là đất nước có tỷ lệ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm rất cao. Nếu không được phát hiện và cải thiện kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, tê liệt.

I. Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm

Bạn có biết, đĩa sống có lớp vỏ cứng được hình thành từ chất xơ và phần lõi bên trong khá mềm. Đĩa sống nằm giữa hai xương đốt sống và làm nhiệm vụ linh hoạt các khớp khi vận động hoặc di chuyển. Khi kết nối với phần xương đốt sống, phần đĩa này hoạt động giống như một miếng đệm hấp thụ lực, nhờ vậy mà giúp cho xương sống hoạt động dễ dàng hơn và đồng thời giúp cột sống luôn vào đúng vị trí.

Tuy nhiên, theo thời gian cùng với áp lực công việc và cuộc sống thì các đĩa đệm này bị mất nước, co lại hoặc xuất hiện các vết nứt ở phần vỏ do thoái hóa. Đây là điều kiện thuận lợi để dịch nhầy bị thoát ra ngoài và gây ra triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống. Hai vị trí dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất đó là cổ và lưng.

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp đó là:

  • Có biểu hiện đau nhức vùng cổ, lưng vị trí thoát vị.
  • Cơn đau bùng phát dữ dội khi bạn vận động mạnh hoặc làm việc nặng nhọc. Cụ thể, bạn sẽ thấy đau tức nhiều hơn khi ngồi hoặc đứng quá lâu, cơn đau sẽ giảm đi khi bạn nằm nghỉ ngơi.
  • Tần suất đau đớn kéo dài và liên tục được gọi là mãn tính (kéo dài trong nhiều ngày liền hoặc vài tháng).
  • Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở lưng, bạn sẽ thường có biểu hiện đau, tê lan tỏa xuống mông, chân, bàn chân,… Nguyên nhân chủ yếu là do thoát vị chèn ép lên các rễ thần kinh và làm ảnh hưởng đến một số vị trí trên cơ thể.
  • Ngứa ran, tê nhức ở chân, bàn chân hoặc ngón chân và có biểu hiện tương tự ở tay khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
  • Cơ yếu, làm suy giảm chức năng vận động.
Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?
Tìm hiểu về cơ cấu bệnh thoát vị đĩa đệm

II. Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Thoát vị đĩa đệm không chỉ gây đau nhức, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống mà nghiêm trọng hơn nó còn gây ảnh hưởng đến chức năng vận động. Hiện nay, việc điều trị thoát vị được tiến hành với nhiều phương pháp hiện đại nhưng nhìn chung đều không mang lại hiệu quả điều trị tối ưu. Cụ thể như sau:

  • Điều trị nội khoa: Dùng thuốc giảm đau, giãn cơ hoặc vitamin,… Thuốc có nguy cơ gây chảy máu dạ dày, suy thận, rối loạn chuyển hóa,… Bạn có thể tìm hiểu thêm về Danh sách các loại thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng.
  • Phẫu thuật: Mổ hở, mổ giảm áp bằng laser, mổ đông cứng đĩa đệm bằng sóng cao tần,… Phương pháp này áp dụng công nghệ hiện đại nhưng nhìn chung vẫn để lại nhiều rủi ro và kéo theo các biến chứng sau phẫu thuật. Kỹ thuật phẫu thuật được chỉ định sử dụng cho các trường hợp bệnh nặng, bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Bên cạnh đó, phương pháp này có chi phí cao, không phù hợp với một số đối tượng.
  • Vật lý trị liệu: Khác với 2 phương pháp trên, vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm được đánh giá cao bởi độ an toàn và ít để lại tác dụng phụ. Hơn nữa, bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng cho mọi đối tượng.

#. Tác dụng của các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm đó là:

  • Làm giảm áp lực dồn lên các dây thần kinh xung quanh, hạn chế đau đớn.
  • Tăng cường sức mạnh của cơ tại các vị trí bị ảnh hưởng.
  • Tăng cường lưu thông máu, dinh dưỡng, nước đến đĩa sống và thúc đẩy quá trình làm lành bệnh.
  • Đẩy mạnh khả năng phục hồi và linh hoạt của các khớp.

#. Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm gồm nhiều phương pháp khác nhau như là:

– Nhiệt trị liệu: vận dụng ánh sáng đèn hồng ngoại, chườm nóng hoặc tắm bùn nóng để làm giãn cơ, chuyển hóa dưỡng chất và làm cho vị trí thoát vị bớt đau đớn.

– Điện trị liệu: Bao gồm một số biện pháp cơ bản đó là:

  • Sóng ngắn trị liệu: Tạo một lượng nhiệt nóng đi sâu vào các mô cơ, tăng cường chuyển hóa các chất, chống phù nề và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Xung điện: Dùng nguồn điện xung kích thích thần kinh cơ, hỗ trợ giảm đau và tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, thuốc để nuôi mô cơ.
  • Ánh sáng laser: Làm mềm cơ, giảm đau, kháng viêm và tái tạo tổ chức mô cơ.
  • Siêu âm: Là phương pháp hỗ trợ chức năng vật lý trị liệu và tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng nhờ làm mềm mô cơ.

– Vận động trị liệu: Là một trong số những biện pháp được sử dụng phổ biến trong vật lý trị liệu. Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm vận động giúp bệnh nhân làm quen với môi trường vận động. Thông thường các bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên viên.

Bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm dưới sự hỗ trợ của chuyên viên

XEM THÊM: Danh sách các bài tập cần tránh tuyệt đối khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Mặc dù vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp ít để lại tác dụng phụ nhưng nó không phải là biện pháp dứt điểm thoát vị hoàn toàn. Nếu không được hướng dẫn luyện tập đúng cách, vật lý trị liệu cũng có nguy cơ để lại tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa, việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu chiếm thời gian rất dài và đòi hỏi độ kiên trì.

Có thể nói, vật lý trị liệu là giải pháp hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về xương khớp và đặc biệt là thoát vị đĩa đệm. Để mang lại hiệu quả cao hơn, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định kết hợp với điều trị nội khoa hoặc cải thiện chức năng vận động. Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào tình trạng thoát vị và chế độ phục hồi của mỗi bệnh nhân. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Glucosamin (Glucosamine) có công dụng tái tạo xương khớp, giảm đau nhẹ. Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể dùng thuốc Glucosamin.

Người bị thoát vị đĩa đệm có uống Glucosamin được không?

Thuốc Glucosamin được bào chế từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên. Thuốc có tác dụng bồi bổ...

Các loại xương rồng được dùng để trị thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng có hết không?

Xương rồng là loài cây phổ biến trải dài trên khắp nước ta với nhiều hình dạng, kích thước khác...

Người bệnh thoát vị đau nặng, khó vận động sẽ được chỉ định phẫu thuật

Vì sao phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại?

Nếu phương pháp điều trị bảo tồn tỏ ra không có hiệu quả, người bệnh vẫn tiếp tục bị làm...

Dùng thuốc đông y để đắp hoặc uống cũng là một cách để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc đông y cổ truyền

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể chữa bệnh bằng các bài thuốc uống đông y hoặc đắp thuốc...

Một số loại gạo lứt hiện nay

Tìm hiểu phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt

Những người bị thoát vị đĩa đệm thường mang tâm lý nặng nề khi phải đối mặt với những cơn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *