Có nên mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 không?
Thoát vị đĩa đệm là vấn đề phổ biến rất dễ dẫn đế phẫu thuật. Theo ước tính ban đầu của Hiệp hội phẫu thuật Hoa Kỳ, có khoảng 1/10 trường hợp được chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lần 2 do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng liệu rằng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lần 2 có ảnh hưởng nghiêm trọng gì hay không? Hãy cùng tham khảo thêm thông tin dưới đây.
Có nên mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 không?
Tạp chí của Học viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ cho biết, thoát vị đĩa đệm dẫn đến phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm là vấn đề rất phổ biến, chiếm khoảng 15% dân số tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các vấn đề về đĩa đệm có thể quay lại sau phẫu thuật và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động. Vậy có nên mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 không?
Thoát vị đĩa đệm tái phát chiếm khoảng 15% bệnh nhân, vì vậy, sau khi phẫu thuật lần đầu tiên khoảng 6 tháng – 1 năm bệnh nhân thường đối mặt với các triệu chứng bùng phát và có nguy cơ cần phẫu thuật lần 2. Các chuyên gia của Hiệp hội Phẫu thuật Hoa Kỳ cho biết, nếu đó là mô sẹo thông thương thì việc phẫu thuật sẽ không mang lại lợi ích, bởi nó có nguy cơ gây ra mô sẹo nhiều hơn. Nhưng nếu đó là một phần của đĩa đệm bị tổn thương thì bắt buộc bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật lần 2.
Việc tái cấu trúc đĩa đệm không xảy ra trong trường hợp cắt bỏ hoàn toàn đĩa đệm. Nhưng nếu bệnh nhân vẫn có triệu chứng đau tức, tê bì sau phẫu thuật thì có khả năng một đĩa đệm khác cũng đang bắt đầu bị thoát vị. Bác sĩ chuyên khoa sẽ trao đổi với bệnh nhân về những vấn đề đang xảy ra với kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn đầu tiên.
Bên cạnh đó, bác sĩ phẫu thuật có thẻ sử dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu như phẫu thuật vi phẫu bằng một vết mổ nhỏ được thực hiện trên phần hỏng của đĩa đệm.Thông qua kính hiển vi, bác sĩ có thể quan sát rõ hơn khu vực bị tổn thương.
Đối với những bệnh nhân bị mất ổn định cột sống (các đốt sống đang dịch chuyển qua lại hoặc sụp đổ), phẫu thuật lầ 2 là để hợp nhất phân đoạn có thể được chỉ định. Loại tình huống này có nhiều khả năng phát triển ở những bệnh nhân đã bị thoát vị đĩa đệm nhiều hơn một lần. Bác sĩ phẫu thuật làm những gì cần thiết để lấy áp lực ra khỏi rễ thần kinh cột sống và sau đó sử dụng các tấm kim loại, ốc vít và vật liệu ghép xương để hợp nhất các phân đoạn lại với nhau.
Kết quả của phẫu thuật cho thoát vị đĩa đệm tái phát là gì? Có cách nào để có kết quả tốt hơn và tránh thoát vị đĩa đệm thêm không? Các nghiên cứu cho thấy kết quả tốt đến xuất sắc sau lần phẫu thuật thứ hai ở 70% bệnh nhân chỉ bị đau thần kinh tọa (chân nhưng không đau lưng). Kết quả tốt hơn một chút (hiệu quả 80%) đối với bệnh nhân bị đau cả lưng và chân).
Như với bất kỳ phẫu thuật nào (cho dù đó là phẫu thuật cắt bỏ đầu tiên hoặc thủ tục sửa đổi), các biến chứng là một khả năng. Càng cắt nhiều trên các mô mềm xung quanh (cơ, dây chằng, mô liên kết), nguy cơ nhiễm trùng càng cao. Phẫu thuật đĩa đệm lần thứ hai có nhiều khả năng dẫn đến tổn thương nghiêm trọng và nguy cơ hình thành mô sẹo sẽ cao hơn.
Một kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn khác được đề cập là phẫu thuật nội soi bằng máy nội soi và các thiết bị chuyên dụng để loại bỏ các phần hư tổn của đĩa đệm. Đôi khi, bác sĩ phẫu thuật sẽ kết hợp song song 2 quy trình để tránh làm tổn thương mô mềm và giúp bệnh nhân phục hồi tổn thương từ sớm. Thông qua các hình ảnh X-quang bác sĩ phẫu thuật sẽ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm tái phát tại các ị trí như đầu gối, đốt sống lưng, hẹp ống sống,…
Kết quả MRI cho thấy sự khác biệt giữa áp xe, mô sẹo, khối máu tụ (túi máu) và thoát vị đĩa đệm. Xét nghiệm máu trong phòng thí nghiệm cũng giúp bác sĩ phẫu thuật biết liệu cơn đau mới có thể đến từ nhiễm trùng hay không. Việc phẫu thuật đĩa đệm lần 2 cần có sự xem xét và chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Trên đây là một số giải đáp về thắc mắc “Có nên mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 không?”. Hy vọng bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn giải pháp khắc phục phù hợp nhất. Thuocdantoc.vn không đưa ra lòi khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
- Tìm hiểu về phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng robot
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!