Phồng – phình – lồi đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Phình lồi đĩa đệm là tình trạng các nhân nhầy bị phồng ra sau, nhưng chưa thoát hẳn ra bên ngoài. Nếu không được chữa trị sớm, phình đĩa đệm có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn hơn. Việc nắm rõ các nguyên nhân phồng đĩa đệm cũng như các thông tin khác về tình trạng này sẽ giúp xác định được cách điều trị và phòng ngừa phù hợp. 

Thông tin về bệnh phình lồi đĩa đệm và cách điều trị
Thông tin về bệnh phình lồi đĩa đệm và cách điều trị

Tổng quan về bệnh phình lồi đĩa đệm

Phình đĩa đệm còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như lồi đĩa đệm, phồng đĩa đệm. Đây là tình trạng nhân nhầy nằm giữa các đĩa đệm di chuyển lệch khỏi vị trí ban đầu và phồng ra phía sau, nhưng chưa thoát hẳn ra ngoài. Do đó, có thể gọi đây là thể nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy chưa thoát ra bên ngoài, nhưng tình trạng này sẽ khiến cho các vòng sợi xung quanh bị suy yếu. Nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cũng do đó mà tăng cao. Nếu còn chưa rõ về tình trạng phình đĩa đệm, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này.

Nguyên nhân phồng đĩa đệm phổ biến

Thông thường, nguyên nhân phồng đĩa đệm được cho là do:

+ Do tuổi cao:

Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên người lớn tuổi vẫn là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Không phải ngẫu nhiên mà xảy ra tình trạng này. Bởi tuổi tác càng cao, quá trình thoái diễn ra càng mạnh mẽ, các đĩa đệm cũng theo đó mà suy yếu, dễ bị phình. Những dây chằng bao quanh các đĩa đệm cũng sẽ mất đi tính đàn hồi và dễ bị rách hơn.

+ Phải làm các công việc nặng thường xuyên: 

Những người phải thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, mang vác nhiều cũng thường bị phồng đĩa đệm. Vì nếu làm việc nặng, mang vác nhiều sẽ gây áp lực lớn lên cột sống và các đĩa đệm. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chúng bị suy yếu dẫn đến phình, lồi đĩa đệm. Chính vì lý do này mà những người bị béo phì cũng là đối tượng thường bị các bệnh về xương khớp hơn những người bình thường.

+ Chấn thương cột sống: 

Nếu không may bị tai nạn khiến cho cột sống bị chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây phình đĩa đệm.

Trên đây là những nguyên nhân phòng đĩa đệm chủ yếu. Xác định được căn nguyên của bệnh chính là tiền đề để đưa ra được các phương án chữa bệnh hiệu quả.

Triệu chứng phồng đĩa đệm là gì?

Đau lưng là triệu chứng thường gặp khi bị phình lồi đĩa đệm
Đau lưng là triệu chứng thường gặp khi bị phình lồi đĩa đệm

Bởi phình đĩa đệm là một dạng nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm, vì thế triệu chứng phồng đĩa đệm cũng gần giống như chứng bệnh trên. Cụ thể:

Đa số các trường hợp bị phồng đĩa đệm đều có các biểu hiện như tê bì chân tay, đau mỏi vùng lưng. Các cơn đau có thể lan xuống cả chân. Bởi lúc này, nhân nhầy nằm giữa các đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Nó sẽ làm cho các vòng sợi xung quanh đĩa đệm bị suy yếu, gây áp lực lên các dây thần kinh. Chính điều này sẽ làm cho khả năng vận động của bệnh nhân bị suy giảm, làm cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Tùy vào mức độ phồng, phình nặng hay nhẹ mà các triệu chứng phồng đĩa đệm cũng biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Vì thế, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần phải thăm khám sớm khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Bị phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Như đã được đề cập, bệnh phồng đĩa đệm là một dạng nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Các nhân nhầy chỉ mới thay đổi vị trí so với ban đầu mà chưa hoàn toàn thoát ra ngoài. Do đó, nếu được điều trị kịp thời, bệnh sẽ không gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, trong trường hợp chủ quan, không đi thăm khám và điều trị sớm, phình đĩa đệm sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe bệnh nhân. Bởi một khi các nhân nhầy bị trượt khỏi vị trí trung tâm, chúng sẽ khiến cho các sợi vòng bị suy yếu. Lâu dần, các sợi vòng bị rách và các nhân nhầy sẽ thoát hẳn ra bên ngoài. Nó chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh và tủy sống, từ đó gây ra hàng loạt các biến chứng. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, tê tay chân, khả năng vận động bị suy giảm. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây ra tình trạng teo cơ, thậm chí gây liệt toàn thân, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân. Để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn, khi thấy xuất hiện các triệu chứng lồi đĩa đệm, bạn nên đi khám và chữa phồng đĩa đệm sớm.

Các phương pháp chẩn đoán và chữa phồng đĩa đệm

Bệnh phình đĩa đệm có chữa được không là câu hỏi có không ít người băn khoăn. Tuy nhiên, nếu được thăm khám sớm, bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán và chữa phồng đĩa đệm thường được áp dụng.

Chẩn đoán phồng đĩa đệm

Khi đi khám phồng đĩa đệm, trước tiên, các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý cũng như các triệu chứng mà bạn đang mắc phải. Điều này sẽ giúp các bác sĩ loại bỏ được các nguyên nhân gây bệnh khác. Đồng thời, có thể đưa ra các chẩn đoán ban đầu về tình trạng bệnh lý. Bước tiếp theo cần phải thực hiện khi đi khám phồng đĩa đệm là thực hiện các phương pháp chẩn đoán bằng các thiết bị chuyên biệt. Những phương pháp thường được áp dụng là chụp CiTi hoặc MRT. Khám phồng đĩa đệm bằng các phương pháp này sẽ giúp bác sĩ đưa ra được các chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Từ đó có thể đưa ra được hướng chữa trị chính xác nhất.

Cách chữa phồng đĩa đệm

Câu hỏi bệnh phồng đĩa đệm có chữa được không thì chúng ta đã giải đáp được. Tuy nhiên, áp dụng cách nào để chữa phồng đĩa đệm mang lại hiệu quả thì lại là một vấn đề khác. Theo các chuyên gia, việc chữa phồng đĩa đệm có khá nhiều cách. Bên cạnh áp dụng các cách chữa trị này, bạn cũng cần chú ý và khắc phục triệt để các nguyên nhân phồng đĩa đệm. Điều này không chỉ giúp bệnh mau lành mà nó còn có thể ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái phát. Các cách chữa phồng đĩa đệm thường được áp dung bao gồm:

+ Điều trị bằng thuốc tây: 

Chữa phồng đĩa đệm bằng thuốc tây là phương pháp được áp dụng phổ biến
Chữa phồng đĩa đệm bằng thuốc tây là phương pháp được áp dụng phổ biến

Sử dụng thuốc tây theo sự chỉ định của bác sĩ là phương pháp chữa phồng đĩa đệm phổ biến. Những loại thuốc này sẽ giúp làm giảm nhanh chóng các cơn đau, tình trạng viêm. Đồng thời thuốc cũng sẽ làm cho các cơ được thả lỏng, triệu chứng phồng đĩa đệm cũng vì thế mà giảm bớt. Những loại thuốc thường được dùng để chữa phồng đĩa đệm bao gồm:

  • Thuốc giảm đau Acetaminophen.
  • Các loại thuốc kháng viêm aspirin, naproxen, ibuprofen…

Tuy nhiên, vì các loại thuốc tây có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng. Do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về để sử dụng. Cần phải tham khảo ý kiến và dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh phản ứng chậm với các loại thuốc bằng đường uống, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc bằng đường tiêm. Cách này cũng được áp dụng khi người bệnh xuất hiện các cơn đau vô cùng dữ dội. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào cột sống để phong bế thần kinh hoặc làm mất chức năng của thần kinh ngoại vi. Vì vậy các cơn đau đớn sẽ nhanh chóng được cải thiện.

+ Phẫu thuật ít xâm lấn: 

Mổ phình đĩa đệm ít xâm lấn là một trong các phương pháp có thể được áp dụng để chữa phồng đĩa đệm. Nó có thể được tiến hành dưới các hình thức phẫu thuật loại bỏ nhân đệm, phẫu thuật mở lá đốt sống, phẫu thuật mở ống sống.

+ Phẫu thuật thay đĩa đệm: 

Trong trường hợp các triệu chứng phồng đĩa đệm diễn ra trầm trọng thì mổ phình đĩa đệm sẽ được chỉ định. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm bị lồi. Su đó lồng đĩa đệm nhân vào để thay thế. Phương pháp chữa phồng đĩa đệm này có tác dụng khôi phục các đĩa đệm, tạo khoảng không gian giữa các đốt. Chính vì vậy, có thể giảm đau và giúp cho bệnh nhân hoạt động được một cách bình thường.

+ Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu:

Tập các bài tập chữa phồng đĩa đệm có tác dụng làm giảm các cơn đau cho bệnh nhân
Tập các bài tập chữa phồng đĩa đệm có tác dụng làm giảm các cơn đau cho bệnh nhân

Ngoài những cách điều trị trên, thực hiện các bài tập chữa phồng đĩa đệm cũng có thể khắc phục được các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, nó có thể làm cho cơ thể người bệnh trở nên linh hoạt và khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng các bài tập chữa phồng đĩa đệm, bạn cần tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của các chuyên gia. Sau khi cảm thấy đã thành thạo, bạn mới nên tự tập tại nhà.

+ Chườm nóng hoặc chườm lạnh: 

Sử dụng túi chườm ấm hoặc chườm đá lạnh lên vùng lưng bị đau cũng có thể làm giảm đi các cơn đau cho bạn. Chườm nóng có thể làm dịu các vùng cơ bị đau, làm tăng tuần hoàn máu, từ đó cải thiện được tình trạng bệnh. Tương tự, chườm lạnh lại khiến các mạch máu co lại, tình trạng sưng viêm cũng vì thế mà được giảm bớt.

Bạn chỉ nên chườm nóng hoặc lạnh lên vùng bị đau khoảng 20 – 30 phút/ lần. Thực hiện khoảng 3 – 4 ngày sẽ cảm nhận được hiệu quả của nó.

HỮU ÍCH: Hướng dẫn chườm nóng – chườm lạnh giảm đau do thoát vị đĩa đệm

+ Nghỉ ngơi hợp lý: 

Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa phồng đĩa đệm như trên, bạn cũng cần chú ý ăn uống và nghỉ ngơi cho hợp lý. Cần phải dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Đồng thời, tránh làm các công việc nặng nhọc, mang vác nhiều. Ngoài ra, bạn cũng cần ngồi, đi đứng, ngủ nghỉ đúng tư thế.

Cần phải làm gì để phòng ngừa bệnh phồng rộp đĩa đệm?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phình lồi đĩa đệm. Nếu quá trình thoái hóa là nguyên nhân phồng đĩa đệm thì không thể có cách nào ngăn được tình trạng này. Tuy nhiên, nếu là các nguyên nhân khác, bạn hoàn toàn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Để làm được điều này thì cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Cụ thể:

  • Không mang vác các vật nặng thường xuyên. Tránh làm các công việc nặng nhọc trong thời gian dài.
  • Cần phải ngồi làm việc, đi đứng, ngủ nghỉ đúng tư thế.
  • Giữ cho cân nặng của bản thân ở mức ổn định. Bởi việc tăng cân quá nhanh sẽ tạo áp lực lên cột sống, nguy cơ mắc bệnh cũng vì vậy mà tăng lên.
  • Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, cá biển, các thực phẩm có lợi cho xương khớp khác. Đồng thời, hạn chế sử dụng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn chiên rán, thực phẩm cay nóng… Tránh uống rượu bia, các chất kích thích. Bởi chúng có thể làm cho quá trình lão hóa trở nên trầm trọng hơn.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để giúp xương khớp được dẻo dai. Ngoài ra, tập thể dục cũng có thể hạn chế được nguy cơ mắc các chứng bệnh khác.

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về bệnh phình lồi đĩa đệm. Tuy không trực tiếp gây nguy hiểm cho bệnh nhân, nhưng nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Do đó, để tránh được các vấn đề không mong muốn, nắm rõ các thông tin về bệnh phình lồi đĩa đệm là điều cần thiết.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

ĐỪNG BỎ LỠ

Chế độ chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm

Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, cột sống của người bệnh rất yếu và cần được quan tâm...

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn trực tiếp thăm khám bệnh cho nghệ sĩ Phú Thăng

Nghệ sĩ Phú Thăng tái khám sau 3 tháng điều trị thoát vị đĩa đệm tại TT Thuốc dân tộc

Ngày 5/12/2020, NSƯT Phú Thăng tới tái khám sau 3 tháng điều trị thoát vị đĩa đệm. Tại Trung tâm...

10 mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây thuốc nam quanh nhà

Đã có khá nhiều bệnh nhân tự chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà và thấy có tác dụng...

Thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai: những điều cần lưu ý!

Thời kỳ mang thai chị em phải đối mặt rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó tình trạng thoát...

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ nếu không được can thiệp có thể gây ra nhiều biến chứng như gây rối...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *