Chế độ chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm

Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, cột sống của người bệnh rất yếu và cần được quan tâm đặc biệt. Nổ lực chăm sóc tại nhà của bệnh nhân và người nhà sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi. Lời khuyên tốt nhất sau khi phẫu thuật là tuân thủ chặt chẽ yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật.

lưu ý sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm người bệnh nên chú ý về phong cách sống và chế độ ăn uống để nhanh khỏi bệnh

Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Tùy vào từng trường hợp và nhu cầu điều trị của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định mổ hoặc không. Thông thường những đối tượng sau đây sẽ được chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm:

  • Đau lưng, chân, mất khả năng điều khiển các chi
  • Có vấn đề về thận, tiểu tiện, đại tiện mất kiểm soát
  • Dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh thường xuyên tê tay, chân
  • Đi lại khó khăn
  • Thuốc và các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả điều trị

Trước khi thực hiện các cuộc phẫu thuật, bác sĩ sẽ xem xét tuổi tác và sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ sẽ yêu cầu một số xét nghiệm và kiểm tra để đảm bảo bệnh nhân có đầy đủ sức khỏe trong suốt cuộc phẫu thuật.

ĐỌC NGAY: Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào uy tín và tốt nhất?

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện một vết mổ nhỏ để đưa dụng cụ chuyên dụng vào và cắt bỏ đĩa đệm thoát vị của người bệnh. Sau khi phẫu thuật, hãy chắc chắn là bạn đã nói chuyện với bác sĩ về thời gian phục hồi cũng như chi tiết cách chăm sóc hậu phẫu.

Đối với một bệnh nhân có sức khỏe tốt thì cần trung bình 3 tuần để hồi phục sau phẫu thuật. Trong thời gian đó, người bệnh nên thực hiện vận động nhẹ nhàng hoặc trở lại công việc văn phòng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo là bạn chú ý đến tư thế khi ngồi hoặc đứng. Giữ cho cột sống luôn thẳng trong khi chờ nó hồi phục hoàn toàn.

Người bệnh sẽ cảm thấy hoàn toàn hồi phục vào tuần thứ 4 và có thể quay trở lại công việc và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tránh vận động mạnh hoặc mang vác đồ vật nặng.

Cách chăm sóc sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Người bệnh nên chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt và ăn uống để nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Luôn tuân thủ theo lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

1/ Chăm sóc cột sống

bài tập sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp cho cột sống linh hoạt hơn sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Đi bộ càng thường xuyên càng tốt. Lúc đầu người bệnh có thể đi một đoạn ngắn, sau đó tăng dần khoảng cách mỗi ngày. Vận động nhẹ nhàng hàng ngày là điều quan trọng nhất trong việc đẩy nhanh sự hồi phục và duy trì sức mạnh cột sống.

Tuy nhiên, người bệnh cần tránh các hoạt động đòi hỏi sự uốn dẻo, nâng đồ vật nặng hoặc cần dùng sức để đẩy và kéo. Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn cần phải lên xuống cầu thang mỗi ngày. Trong một số trường hợp, việc leo cầu thang cần hạn chế trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật.

2/ Sử dụng thuốc giảm đau

Bác sĩ sẽ kê cho bạn một danh sách các loại thuốc giảm đau cho bệnh thoát vị đĩa đệm. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đảm bảo bạn sử dụng thuốc đúng giờ và liều lượng được yêu cầu, không tự ý thêm liều để giảm đau. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có các cơn đau dữ dội hoặc khi thuốc giảm đau không phát huy tác dụng.

Ngoài ra, một số phương pháp giảm đau không dùng thuốc như xoa bóp, nghỉ ngơi, chườm lạnh (không đặt trực tiếp lên vết mổ chưa lành) có thể hạn chế các cơn đau.

3/ Ăn uống lành mạnh

Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, ít chất béo và giàu rau quả tươi. Người bệnh sẽ hoạt động ít hơn bình thường trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Do đó, cần hạn chế các loại thức ăn nhiều calo, béo và khó tiêu.

ăn gì sau mổ thoát vị đĩa đệm
Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Thức ăn tốt cho người phẫu thuật thoát vị đĩa đệm:

  • Vitamin C, A, kẽm bao gồm: Dâu, cam, quýt, cà chua, cà rốt, rau bina, khoai tây, sữa, hải sản,….
  • Protein ít béo và cung cấp canxi như: Đậu lăng, đậu Hà Lan và các loại hạt.
  • Bổ sung nước và chất xơ: Là cách để hạn chế táo bón sau phẫu thuật. Nước còn giúp loại bỏ độc tố và mang dinh dưỡng đến các tế bào. Do đó hãy thêm nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả vào bữa ăn.

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể khiến quá trình hồi phục sau phẫu thuật rút ngắn và giúp kiểm soát cân nặng sau phẫu thuật.

4/ Cách tắm và chăm sóc vết mổ

Tắm theo hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật kể cả về thời gian và cách tắm. Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu bạn giữ cho vùng da phẫu thuật luôn khô và sạch sẽ ít nhất là trong 4 ngày kể từ lúc phẫu thuật. Tránh tắm bồn cho đến khi vết mổ lành hẳn.

Vết mổ sẽ được khâu lại bằng chỉ và băng bó lại ở bên ngoài. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn không chạm hoặc sờ vào vết mổ trước khi bác sĩ cho phép. Sau khi cắt chỉ, cơn đau và vết thương sẽ nhanh chóng khỏi nếu bạn chăm sóc vết mổ đúng phương pháp.

5/ Cách nằm sau khi phẫu thuật cột sống

Một giấc ngủ đủ sẽ giúp bạn nhanh lành bệnh hơn. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách nằm và ra khỏi giường đúng đắn.

Cách ngủ dưới đây có thể giúp bạn thoải mái hơn sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn đã thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp.

  • Hãy ngủ với lưng hướng lên trần nhà, vai và đầu hơi nâng lên. Sử dụng giường có thể điều chỉnh hoặc sử dụng gối, nệm hỗ trợ khi nằm.
  • Đặt một cái gối nhỏ bên dưới đầu gối để đảm bảo là hông và đầu gối của bạn hơi cong.
  • Khi rời khỏi giường, hãy nghiêng sang một bên để hông, vai thẳng hàng. Sau đó xoay người để tránh cột sống của bạn bị xoắn. Đẩy cơ thể lên bằng cánh tay và mông. Hãy đảm bảo cột sống luôn thẳng.

6/ Cách ngồi sau khi phẫu thuật cột sống

Sau khi phẫu thuật, ngồi là việc gây nhiều áp lực nhất. Bác sĩ có thể gợi ý cho bạn về thời gian tốt nhất để ngồi sau phẫu thuật trước khi đứng dậy để tiến hành đi bộ. Tránh đi xe đường dài trong lúc chờ cột sống khỏe lại.

Nguyên tắc chung khi ngồi là không bao giờ để đầu gối cao hơn hông của bạn. Đặt một chiếc gối êm hoặc đệm ngồi trên ghế, sofa hoặc bất cứ nơi nào mà bạn định ngồi. Khi đứng dậy khỏi ghế, nhẹ nhàng di chuyển hông đến cuối chiếc ghế và dùng tay nâng cơ thể dậy.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mua một cái bệ đi vệ sinh nâng cao để hỗ trợ chơ việc đi vệ sinh.

7/ Tập vật lý trị liệu

bài tập sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu để tăng khả năng hồi phục sau phẫu thuật

Việc tập vật lý trị liệu có thể bắt đầu sớm nhất vào một ngày sau khi phẫu thuật. Vật lý trị liệu chữa thoát vị địa đệm là một phần quan trọng trong việc phục hồi thể chất và sức mạnh cơ bắp sau phẫu thuật.

Một chương trình luyện tập thể lực tại nhà sẽ được phát triển dành riêng cho cho từng cá nhân. Tuy nhiên, hãy đảm bảo là bạn thực hiện đúng động tác. Bạn sẽ nhanh chóng phục hồi nếu thực hiện các bài tập lập đi lập lại để điều chỉnh vị trí của cột sống.

Khi nào cần gọi cho bác sĩ phẫu thuật?

Thông báo cho bác sĩ ngay khi vết mổ của bạn chảy máu, làm mủ. Hoặc khi ban cảm thấy ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm, vết mổ bị rách, tức ngực, khó thở, đau bắp chân hoặc bị mất kiểm soát chức năng ruột và bàng quang. Nếu người bệnh bị ngất xỉu, mất ý thức thì nhanh chóng gọi xe cấp cứu để có biện pháp xử lý kịp lúc.

Những thói quen lành mạnh và cách chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm hợp lý có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục cột sống. Vì vậy, hãy duy trì quan điểm tích cực, nghỉ ngơi, thể dục, thể thao, ăn uống và luyện tập phù hợp.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chỉ dẫn hãy phương pháp điều trị y khoa. Nếu người bệnh có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ với nhân viên y tế.

Tất tần tật những hỏi đáp về mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ thoát vị đĩa đệm được xem là sự lựa chọn tối ưu cho những bệnh nhân bị nặng, có...

Nên hay không nên tập gym khi bị thoát vị đĩa đệm?

Tập Gym là một trong những bộ môn thể thao không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với sức...

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị đẩy ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần...

Mô phỏng tế bào gốc

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý cột sống ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng...

Quả và hạt đu đủ có công dụng hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Bật mí cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng hạt đu đủ

Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở những bệnh nhân ở độ tuổi trung niên. Để điều trị bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *