Tác dụng của cây ngải cứu đối với bệnh thoát vị đĩa đệm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là phương pháp an toàn, ít tốn kém và có tác dụng cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên không có nhiều người biết đến cách chữa trị này. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác dụng và cách trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu.

Tìm hiểu tác dụng của cây ngải cứu trong chữa trị thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu tác dụng của cây ngải cứu trong chữa trị thoát vị đĩa đệm

Tác dụng của cây ngải cứu trong chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Ngải cứu còn được gọi với nhiều cái tên khác như ngải diệp, nhả ngải hay cây thuốc cứu.  Đây là loại cây ưa sống ở những vùng ẩm ướt, do đó nó thường mọc nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta.

Ngải cứu tươi thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Chưa hết, từ lâu dân gian đã biết dùng loại cây này để chữa nhiều bệnh lý khác nhau như đau đầu, đau bụng, điều kinh, dùng để an thai, làm mát cơ thể… Đặc biệt là dùng ngải cứu để chữa thoát vị đĩa đệm. Vậy thì vì sao loại cây này có thể chữa được chứng bệnh trên?

Theo y học cổ truyền, lá ngải cứu có tính ấm, vị đắng, mùi thơm rất riêng biệt. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm, điều hòa khí huyết. Bởi vậy mà nó được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh khác nhau.

Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng, trong thành phần của lá cây này chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, dehydro matricaria este, cinelo, thuyon,.. Chúng đều có tác dụng làm giảm nhanh những cơn đau nhức thần kinh.

Những ghi chép trong cuốn sách y học của Tuệ Tĩnh cũng cho thấy lá ngải cứu có chứa một hàm lượng tinh dầu khoảng  0,2 – 0,34%. Nó có tác dụng làm giảm bớt cảm giác đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm cốt sống gây ra. Chính vì những tác dụng của cây ngải cứu mang lại, chúng ta có thể khẳng định, chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu là hoàn toàn có cơ sở.

Các bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Có khá nhiều cách dùng ngải cứu để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, để bài thuốc phát huy được tác dụng chữa trị tốt nhất, người bệnh nên dùng ngải cứu để kết hợp với các vị thuốc khác. Dưới đây là một số bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu thường được áp dụng:

1. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và muối hạt

Để áp dụng cách chữa trị này, bạn thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị: 

  • 1 bó ngải cứu
  • Ít muối hạt

+ Cách thực hiện: 

Đem lá ngải cứu đã chuẩn bị mang đi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho vào chảo và rang cùng với muối. Dùng một chiếc khăn mỏng để bọc hỗn hợp vừa rang rồi chườm lên vùng lưng bị đau. Để thuốc mang lại tác dụng tốt nhất, bạn nên thực hiện trước khi đi ngủ.

Cách trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và muối hạt
Cách trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và muối hạt

2. Bài thuốc từ ngải cứu và giấm gạo chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây ngải cứu, bạn có thể dùng loại lá của loại cây này để kết hợp với giấm gạo. Cách thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị: 

  • 300g ngải cứu
  • 100ml giấm gạo

+ Cách tiến hành: 

Rửa thật sạch lá ngải cứu, vớt ra để ráo nước rồi giã nát. Cho giấm gạo vào trộn đều, sau đó bắc lên bếp và đun nóng. Khi thấy hỗn hợp này đã nóng lên, bọc chúng vào một chiếc khăn mỏng rồi dùng nó để xoa dọc theo cột sống, nhất là các vị trí bị đau. Cứ tiến hành khoảng 15 phút là được. Thực hiện bài thuốc đều đặn trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tuần, các cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ giảm đi đáng kể.

3. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây ngải cứu và mật ong

Tác dụng của cây ngải cứu trong chữa trị thoát vị đĩa đệm thì chúng ta đều đã biết. Nhưng mật ong thì có công dụng gì trong điều trị chứng bệnh này?

Nói đến mật ong, chúng ta không thể phủ nhận công dụng chữa bệnh của nó. Đây được xem là một kháng sinh tự nhiên vô cùng tốt cho cơ thể. Trong mật ong, nhất là mật ong rừng có chứa vô số các hoạt chất có lợi cho cơ thể. Không những có tác dụng làm đẹp da và chống lão hóa mà nó còn có khả năng kháng khuẩn, giảm đau. Vì vậy, khi kết hợp mật ong với lá ngải cứu, hiệu quả điều trị sẽ càng được tăng cường. Cách thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị: 

  • 300g lá ngải cứu tươi
  • 2 thìa mật ong nguyên chất

+ Cách tiến hành: 

Ngải cứu đem đi rửa sạch, để ráo rồi giã nát. Sau đó chắt lấy nước cốt rồi trộn với 2 thìa mật ong là có thể sử dụng.

Kết hợp ngải cứu và mật ong để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Kết hợp ngải cứu và mật ong để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

4. Xoa bóp bằng ngải cứu và rượu trắng trị thoát vị đĩa đệm

Để áp dụng cách chữa trị này, bạn làm như sau:

+ Chuẩn bị: 

  • 100g lá ngải cứu
  • 2 chén rượu trắng

+ Cách thực hiện: 

Đem ngải cứu đi rửa sạch, để ráo. Sau đó, cho cả ngải cứu và rượu trắng lên chảo rồi đảo đều cho nóng. Sử dụng hỗn hợp này để chườm lên vùng lưng bị đau. Dùng cái khăn mỏng bịt kín vùng lưng được đắp thuốc, khi cảm thấy hết hơi ấm thì tháo ra. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chỉ dùng hỗn hợp ngải cứu và rượu trắng ở một nhiệt độ vừa phải để đắp lên da. Vì nếu nóng quá sẽ làm cho da của bạn bị bỏng.

5. Kết hợp ngải cứu – vỏ bưởi – quả chanh chữa thoát vị đĩa đệm

Theo y học cổ truyền, trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu theo cách này thực sự mang lại tác dụng tốt. Bởi không chỉ ngải cứu mà trong thành phần của quả bưởi và chanh đều chứa các chất có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, giảm đau. Đồng thời, chúng cũng sẽ làm cho xương của bạn trở nên khỏe mạnh hơn, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các chứng bệnh xương khớp khác như loãng xương, viêm khớp dạng thấp… Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

+ Chuẩn bị: 

  • 200g lá ngải cứu khô
  • 2 vỏ bưởi khô
  • 1kg vỏ chanh khô
  • 2 lít rượu trắng

+ Cách tiến hành:

  • Cho tất cả các nguyên liệu vỏ bưởi khô, lá ngải cứu khô, vỏ chanh khô vào chảo, rang vàng hạ thổ. Sau đó, chờ cho các thảo dược này nguội bớt.
  • Đem các vị thuốc bỏ vào một cái bình thủy tinh đủ lớn, đổ đầy rượu trắng vào sao cho lượng rượu ngập hết các vị thuốc rồi đậy nắp kín.
  • Bảo quản bình rượu thuốc ở nơi khô thoáng trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được.

+ Cách dùng: 

Mỗi ngày, bạn hãy uống một cốc nhỏ rượu thuốc. Sử dụng thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng loại rượu thuốc này để xoa bóp vùng lưng bị đau. Nó cũng sẽ làm giảm bớt đi cảm giác đau đớn cho bạn.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, vỏ bưởi và chanh
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, vỏ bưởi và chanh

Chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu có tốt không?

Sử dụng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp ngày càng được nhiều người áp dụng. Khác với thuốc tây, các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ lá ngải cứu thường không đem đến tác dụng chữa trị nhanh chóng. Bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới thấy được hiệu quả mà những bài thuốc này mang lại. Tuy nhiên, các bài thuốc trên thường chỉ có tác dụng làm giảm cảm giác đau đớn, tê mỏi do bệnh gây ra mà thôi. Nếu ngưng thuốc, những triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trở lại. Do đó, nếu bị thoát vị đĩa đệm, bạn nên đi khám và nhận sự chỉ định điều trị từ bác sĩ để giúp bệnh mau khỏi.

Thêm vào đó, cần phải chú ý trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Hãy lựa chọn các thực phẩm tốt cho xương khớp như thức ăn chứa hàm lượng lớn vitamin D, canxi, omega – 3…. Nó sẽ giúp cho xương của bạn chắc khỏe hơn. Bạn cũng cần tránh xa các chất kích thích, các đồ ăn nhiều dầu mỡ… vì nó sẽ làm bệnh của bạn nặng thêm. Không được làm việc nặng trong thời gian dài hoặc bưng bê quá nhiều để tránh làm tổn thương đến xương khớp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và áp dụng thêm các biện pháp điều trị như xoa bóp – bấm huyệt, châm cứu… Chúng cũng sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, vì giảm được cảm giác đau đớn.

Tác dụng của cây ngải cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm là có thể làm giảm bớt các triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân thoải mái hơn. Những bài thuốc từ loại thảo dược này cũng rất dễ làm, ít tốn kém và rất an toàn. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan mà cần phải đi thăm khám thường xuyên để nắm rõ tình trạng bệnh lý của mình. Từ đó, có thể đưa ra được các phương án điều trị kịp thời khi bệnh nặng lên.

Các bài tập cần tránh tuyệt đối khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng cần tuyệt đối tránh xa các bài tập mang tính gia tăng...

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị đẩy ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần...

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn tư vấn giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đột phá trên VTV2

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn thuộc thế hệ bác sĩ “vàng" của  Y học cổ...

cấu tạo của một đĩa đệm

Tìm hiểu cấu tạo của đĩa đệm và nguyên nhân gây thoát vị

Đĩa đệm là một bộ phận trong đốt sống, giữ vai trò giảm xóc và nâng đỡ cơ thể. Bài...

Tìm hiểu cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp mới

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp mới nhất hiện nay

Ngoài các phương pháp điều trị truyền thống, chữa thoát vị đĩa đệm qua da là một kỹ thuật mới,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *