Thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai: những điều cần lưu ý!
Thời kỳ mang thai chị em phải đối mặt rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó tình trạng thoát vị đĩa đệm cũng khá phổ biến. Tưởng chừng đơn giản nhưng thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ cũng như em bé. Chính vì vậy mà mẹ cần phải tìm hiểu kĩ về vấn đề này để có cách đối phó tốt nhất nếu không may mắc bệnh.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ đang mang thai
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, chúng tôi sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về căn bệnh này. Hiểu đơn giản nhất, bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong các đĩa đệm của cột sống bị thoát ra ngoài, chèn vào các dây thần kinh làm người bệnh cảm thấy đau đớn và gây ra nhiều khó khăn cho việc vận động. Với các chị em trong thời kỳ mang thai thì khi mắc bệnh này sẽ làm ảnh hưởng đến khớp háng và xương chậu khiến cho việc nâng đỡ thai nhi gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng này xuất phát do rất nhiều nguyên nhân, trong đó chúng ta không thể bỏ qua những nguyên nhân sau:
- Tăng cân quá nhanh mà không khoa học điều này gặp phải ở rất nhiều mẹ bầu. Vì hầu như ai cũng cố gắng ăn uống với mong muốn con có sức khỏe tốt nhất. Nhưng thai nhi càng lớn thì áp lực lên vùng xương sống càng lớn, nhất là vùng cột sống lưng và thắt lưng
- Thai nhi thường xuyên quấy đạp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nhất là vào những tháng cuối, bé đạp càng mạnh hơn và tác động lên cột sống của người mẹ
- Sự thay đổi hormone khi mang thai, cụ thể là hormone sinh dục và nội tiết tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến xương khớp. Điều này khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm có cơ hội xuất hiện.
- Di chứng chấn thương về cột sống trước khi mang thai làm cho cột sống yếu hơn so với những người bình thường. Việc mang thai sẽ càng tạo áp lực làm cho bệnh thoát vị đĩa đệm xuất hiện nhanh hơn.
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp
Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai đang được áp dụng
Thời kỳ mang thai là thời điểm rất nhạy cảm nên việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh cần phải hết sức cẩn trọng. Vì việc chữa bệnh không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn có thể tác động đến sự phát triển của bé. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Việc dùng thuốc trong thời kỳ mang thai đã được khuyến cáo là nên hạn chế vì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, dễ gây dị tật. Chính vì vậy mà mẹ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng. Tron g quá trình sử dụng nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cũng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hay áp dụng là phẫu thuật. Nhưng thông thường không áp dụng với trường hợp phụ nữ đang mang thai.
Áp dụng biện pháp châm cứu, bấm huyệt
Hai biện pháp này đều là cách điều trị theo y học cổ truyền được dùng cho khá nhiều bệnh. Với bệnh thoát vị đĩa đệm thì đây là cách giảm đua khá hiệu quả. Hạn chế nguy cơ bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Việc áp dụng các biện pháp này đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc uy tín và có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy bạn hãy tìm hiểu thật kĩ để áp dụng cách này, có khá nhiều người đã thử là cho thấy kết quả khá khả quan.
Luyện tập thể dục thường xuyên
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng là cách vừa giúp tăng cường sức khỏe của cả mẹ và bé mà lại vừa là cách để hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Mẹ nên tăng cường đi bộ, tập Aerobic, yoga…
Biện pháp này cũng là cách giúp tăng cường sức đề kháng, giúp mẹ có tinh thần thoải mái hơn. Nhờ vậy mà việc điều trị bệnh cũng có những kết quả khả quan hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học
Chế độ ăn uống vào thời điểm này rất quan trọng, không chỉ giúp đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé mà còn hỗ trợ điều trị bệnh. Sau đây là một vài lưu ý về chế độ độ ăn mà mẹ nên thực hiện theo. Cụ thể như sau:
- Trong chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ, vitamin cũng như các dưỡng chất cần thiết. Trong chế độ ăn nên tăng cường canxi, vitamin D… để giúp xương chắc khỏe hơn.
- Mẹ có thể chia bữa ăn ra nhiều bữa nhỏ để giúp viêc tiêu hóa tốt hơn và gia tăng cảm giác ngon miệng.
- Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài việc uống nước lọc có thể dùng thêm nước trái cây, sinh tố để bổ sung dinh dưỡng.
- Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Đồng thời làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Đừng chủ quan vì căn bệnh này có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là có thể dai dẳng cả sau khi sinh. Ngay khi có các biểu hiện bệnh, mẹ nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị. Tuyệt đối không được chủ quan để đến khi bệnh nặng mới tiến hành việc điều trị thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?
- 10 mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây thuốc nam quanh nhà
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!