7 Thảo Dược Trị Hôi Miệng Tại Nhà Lấy Nhanh Lại Tự Tin

Các loại thảo dược trị hôi miệng được xem là cứu cánh giúp nhanh chóng khôi phục hơi thở thơm tho và sự tự tin cho nhiều người. Nếu đang mắc phải căn bệnh khó nói này, bạn không nên bỏ qua 7 loại thảo mộc dưới đây.

7 thảo dược trị hôi miệng tại nhà dễ kiếm

Hôi miệng là hiện tượng khoang miệng hay hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này xảy ra do nồng độ sulphur dễ bay hơi được sản sinh quá nhiều trong khoang miệng. Nguyên nhân là do hút thuốc lá, ăn nhiều hành tỏi, lạm dụng bia rượu, uống ít nước, nhiễm khuẩn, mắc bệnh nha chu, viêm tủy xương, trào ngược dạ dày…

Nhiều người lựa chọn sử dụng thảo dược trị hôi miệng tại nhà vì ngại đi khám. Các loại thảo mộc có sẵn trong vườn như lá bạc hà, gừng, trà xanh hay cây hương nhu… đều được tận dụng triệt để nhằm lấy lại hơi thở thơm mát, tự tin hơn.

1. Lá bạc hà trị hôi miệng

Cây bạc hà là thảo dược được sử dụng rộng rãi trong điều trị hôi miệng và nhiều vấn đề khác như viêm lợi, đau răng, sâu răng… Thảo dược này chứa nhiều tinh dầu với thành phần chính là menthol. Đây là một hoạt chất có khả năng sát khuẩn, giảm đau và khử mùi tốt.

thảo dược trị hôi miệng
Bạc hà là một trong những thảo dược trị hôi miệng hiệu quả nhất

Sử dụng lá bạc hà đúng cách sẽ giúp hơi thở của bạn thơm mát hơn. Tuy nhiên, các trường hợp bị trào ngược dạ dày nên tránh sử dụng thảo dược này. Nghiên cứu cho thấy, bạc hà và các sản phẩm chứa chiết xuất từ lá bạc hà có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh.

  • Cách 1: Nhai trực tiếp 2 – 3 lá trong miệng sau mỗi bữa ăn. Có thể nuốt hoặc nhả bã.
  • Cách 2: Thường xuyên sử dụng lá bạc hà trong bữa ăn như một loại rau thơm.
  • Cách 3: Dùng lá bạc hà tươi hoặc khô hãm nước uống hoặc súc miệng hàng ngày.
  • Cách 4: Pha loãng tinh dầu bạc hà với nước ấm và vài hạt muối ăn. Dùng hỗn hợp này súc miệng 2 – 3 lần trong ngày. Tránh súc miệng bằng tinh dầu bạc hà nguyên chất bởi ở dạng đậm đặc, nồng độ các chất trong tinh dầu khá cao nên có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.

2. Trà xanh – Thảo dược chữa hôi miệng rẻ tiền

Nếu đang tìm kiếm một cách trị hôi miệng bằng thảo dược an toàn, rẻ tiền, bạn không nên bỏ qua lá chè xanh. Hoạt chất polyphenol được tìm thấy trong lá có khả năng chống oxy hóa và khử mùi tốt. Khi tiếp xúc với khoang miệng, chất này hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, cải thiện tình trạng nhiễm trùng nướu lợi, áp xe răng, giúp khoang miệng sạch sẽ và không còn gây mùi khó chịu.

  • Cách 1: Rửa sạch lá trà xanh và ngâm trong nước muối loãng để diệt khuẩn. Sau đó, bạn chỉ cần bỏ lá vào trong miệng nhai nát trong vài phút. Áp dụng cách này sau khi ăn các thực phẩm nặng mùi hoặc bất cứ khi nào bạn thấy hơi thở có mùi.
  • Cách 2: Vò nát 1 nắm lá trà. Đun sôi với nước khoảng 5 phút rồi vớt bỏ bã. Thêm vào vài hạt muối ăn, quậy tan và để nguội. Dùng nước trà súc miệng vài lần trong ngày để trị hôi miệng.
  • Cách 3: Nấu lá trà xanh với nước, đun sôi vài phút thì bạn cho thêm gừng cắt lát vào nấu 5 phút nữa. Để nước nguội, rót uống hay súc miệng đều có tác dụng khử mùi hôi miệng rất tốt.

3. Trị hôi miệng bằng thảo dược hương nhu

Hương nhu trắng hoặc tía đều là những loại thảo dược trị hôi miệng đang được nhiều người tin dùng. Chúng có vị cay, tính ấm nhưng hoàn toàn không chứa độc tố.

Nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của cây hương nhu chứa nhiều Cavacrol, Thymol, Humulene, Transbergamotene và nhiều hoạt chất quý khác. Chúng có tác dụng tích cực trong việc ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng, cải thiện tình trạng sâu răng cửa, viêm nướu, viêm nha chu, mang đến cho bạn hơi thở thơm mát, tự tin hơn.

thảo dược chữa hôi miệng
Hương nhu có khả năng kháng khuẩn, khử mùi tốt nên được sử dụng để chữa hôi miệng

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 10g hương nhu tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối để khử khuẩn.
  • Bỏ thảo dược vào ấm sắc với 200ml nước đặc
  • Hàng ngày, bạn hãy lấy nước nấu từ hương nhu để súc miệng 2 – 3 lần.
  • Ngậm trong miệng một lúc để các hoạt chất phát huy tác dụng rồi hãy nhổ ra. Không nuốt vào bụng.

4. Chữa hôi miệng bằng gừng

Gừng vừa là thực phẩm, vừa là thảo dược có tác dụng chữa nhiều bệnh, bao gồm cả các bệnh lý về răng miệng như hôi miệng, đau răng, viêm lợi, áp xe quanh chóp răng… Nhờ chứa nhiều hoạt chất quý, gừng được xem như là một phương thuốc kháng viêm, giảm đau, khử mùi tự nhiên cho các trường hợp bị hôi miệng liên quan đến tình trạng viêm nhiễm ở khoang miệng hay đường tiêu hóa.

Đối với các trường hợp bị hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản, gừng còn giúp trung hòa axit dạ dày, ngăn chặn tình trạng trào ngược của axit và dịch vị. Điều này giúp cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng cùng các triệu chứng liên quan đến bệnh.

  • Cách 1: Nhai trực tiếp gừng tươi trong miệng, mỗi ngày 2 – 3 lát.
  • Cách 2: Nấu gừng lấy nước súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần sau các bữa ăn chính hoặc sau khi đánh răng buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Cách 3: Bỏ 2 thìa gừng băm vào trong ấm hãm trà. Thêm nước sôi vào và ủ khoảng 15 phút. Rót uống dần, nhất là sau khi ăn xong để khử mùi của thức ăn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi. Có thể thêm mật ong để tăng hương vị cho trà và giúp nâng cao hiệu quả trị hôi miệng của gừng.

5. Điều trị hôi miệng bằng lá và hạt thì là

Thì là ngoài công dụng làm thực phẩm còn là một loại thảo dược trị hôi miệng thông dụng, được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng. Nguyên liệu này có tác dụng khử mùi, đồng thời ức chế phản ứng sưng viêm ở nướu răng, tăng cường sức đề kháng cho răng miệng của bạn.

trị hôi miệng bằng thảo dược
Cách trị hôi miệng bằng thì là đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian
  • Cách 1: Bạn lấy rau thì là tươi thái nhỏ, bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 1 ly nước. Lọc lấy nước súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
  • Cách 2: Nhai vài nhánh lá hoặc hạt thì là trong miệng để khử mùi sau khi ăn hải sản hay các thực phẩm có mùi.
  • Cách 3: Hạt thì là giã nát, đem sắc nước súc miệng vài lần trong ngày. Có thể dùng lá thay thế.

6. Trị hôi miệng bằng thảo dược quế thanh

Quế thanh ( còn gọi là quế chi hay quế hồi) là thảo dược khá quen thuộc. Do có mùi hương đặc trưng, nhiều người cứ nghĩ ăn quế sẽ gây hôi miệng. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn ngược lại, sử dụng nguyên liệu này đúng cách sẽ giúp khử mùi hôi miệng khá tốt.

Theo kinh nghiệm dân gian, quế thanh chứa thành phần kháng khuẩn tự nhiên nên có thể giúp trị viêm nướu, viêm lợi, sâu răng và nhiều vấn đề khác về răng miệng, qua đó đẩy lùi tình trạng hôi miệng một cách tự nhiên.

Cách sử dụng:

  • Quế thanh phơi khô, nghiền nhuyễn thành bột mịn
  • Khi sử dụng, bạn lấy 1 thìa bột đem khuấy vào ly nước ấm
  • Ngậm và súc miệng với hỗn hợp sao cho tất cả các vị trí trong khoang miệng đều được tác động.

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể dùng bột quế kết hợp với mật ong trị hôi miệng cũng cho hiệu quả tương tự. Sau khi dùng xong, nên đánh răng lại cho sạch, bạn sẽ không phải lo ngại mùi hương của quế còn tồn đọng trong miệng.

7. Bí quyết chữa hôi miệng từ lá bàng

Cây bàng không chỉ tạo bóng mát mà còn cho lá làm thuốc chữa bệnh. Dân gian sử dụng lá bàng như một loại thảo dược giúp chữa đau bụng, viêm da, viêm bàng quang và cả bệnh hôi miệng.

Phân tích thành phần hóa học của lá bàng cho thấy, thảo dược này có chứa nhiều tanin. Chất này có tác dụng sát trùng, tiêu viêm khử mùi tốt. Các trường hợp bị hôi miệng do viêm răng lợi có thể dùng lá bàng nấu nước ngậm hàng ngày để cải thiện tình trạng hôi miệng, giảm sưng lợi và giúp răng chắc khỏe hơn.

lá bàng là thảo dược trị hôi miệng
Lá bàng hoạt động như một loại thuốc khử mùi tự nhiên, giúp trị hôi miệng hiệu quả

Cách sử dụng:

  • Bạn cần chuẩn bị 1 kg lá bàng bánh tẻ, rửa kỹ cho sạch tạp chất
  • Bỏ lá vào nồi nấu chung với 4 lít nước và 1 thìa muối ăn
  • Sắc đến khi nước cô đặc lại còn khoảng 1 lít thì tắt bếp. Vớt bỏ xác lá, để nguội và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
  • Mỗi lần sử dụng, chỉ cần lấy một ít nước lá bàng ngậm trong miệng từ 10 – 15 phút, sau đó nhổ ra.
  • Áp dụng mỗi ngày từ 2 – 3 lần để tình trạng hôi miệng cùng các bệnh lý ở khoang miệng nhanh chóng được điều trị dứt điểm.

Trị hôi miệng bằng thảo dược có hiệu quả không?

Việc sử dụng thảo dược chữa hôi miệng đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Phương pháp này chủ yếu tận dụng các hoạt tính có sẵn trong thảo dược để khắc phục tình trạng hôi miệng và một số vấn đề được cho là căn nguyên dẫn đến căn bệnh này, chẳng hạn như sâu răng, viêm lợi, áp xe răng… Đây đều là các loại cây dễ kiếm, có sẵn trong vườn nhà của nhiều gia đình nên không mất thời gian để tìm kiếm nguyên liệu. Chi phí điều trị hôi miệng bằng thảo dược cũng không đáng kể.

Tuy nhiên, việc dùng thảo dược trị hôi miệng lại cho tác dụng chậm. Hiệu quả đến từ từ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Cơ địa, khả năng đáp ứng của từng người
  • Mức độ hôi miệng
  • Các nguyên nhân, bệnh lý tiềm ẩn
  • Cách thức áp dụng

Hơn nữa, cách trị hôi miệng bằng thảo dược đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên trì nhưng không chắc chắn có thể giúp bạn thoát khỏi chứng hôi miệng khó chịu, nhất là các trường hợp bị nặng. Để chắc chắn hơn, bạn nên đi khám bác sĩ nhằm tìm ra phương pháp điều trị hôi miệng phù hợp nhất.

Trong quá trình dùng thảo dược trị hôi miệng, bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Tránh sử dụng các thảo dược từng khiến bạn bị dị ứng hoặc chứa chất gây dị ứng cho bạn.
  • Dùng thảo dược đúng cách và kiên trì áp dụng trong thời gian dài để thu được hiệu quả tốt nhất.
  • Thường xuyên đánh chải răng sạch sẽ, ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng lúc ngủ dậy và ban đêm trước khi đi ngủ. Thói quen này có ý nghĩa quan trọng bởi nó giúp loại bỏ mùi vị của thức ăn, ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám và chặn đứng đường phát sinh của vi khuẩn. Điều này giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hôi miệng hiệu quả hơn.
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn nặng mùi như tỏi, hành, sầu riêng, các loại mắm. Sau khi dùng các thức ăn trên, bạn nên súc miệng kỹ hoặc đánh răng ngay.
  • Dùng chỉ nha khoa hay dụng cụ cạo lưỡi để vệ sinh khoang miệng sạch sẽ hơn, giảm thiểu phát sinh mùi hôi khó chịu.
  • Thận trọng khi có ý định sử dụng thảo dược trị hôi miệng kết hợp với các loại thực phẩm chức năng hay thuốc Tây y để tránh hiện tượng tương tác ngoài ý muốn.

Có thể bạn quan tâm

Miệng Đắng và Hôi Là Bị Gì? Gây Ra Ảnh Hưởng Gì?

Miệng đắng và hôi là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý ở tuyến nước bọt, bệnh trào...

Hôi miệng lâu năm do nguyên nhân nào gây ra?

Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Giải Pháp Điều Trị Bệnh Dứt Điểm

Bị hôi miệng lâu năm là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Đa số các trường hợp mắc...

hôi miệng khi mang thai

Bị Hôi Miệng Khi Mang Thai: Cách Chữa Trị và Ngăn Ngừa

Hôi miệng khi mang thai là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải, thường liên quan đến thói quen vệ...

Công dụng chữa hôi miệng của lá trà xanh

3 Cách Dùng Trà Trị Hôi Miệng – Mẹo Hay Áp Dụng Nhiều

Dùng trà trị hôi miệng là cách được áp dụng rộng rãi. Từ xưa, trà xanh đã được dùng làm...

Miệng Bị Khô và Hôi: Nguyên Nhân, Hướng Chữa Trị, Xử Lý

Miệng bị khô và hôi khiến bạn cảm thấy khó chịu và e ngại khi tiếp xúc gần với người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.