Tác dụng dược lý của cây cẩu tích và Một số bài thuốc dân gian

Cây cẩu tích còn gọi là Lông cu ly, thường mọc hoang ở các nơi đất ẩm gần khe suối tại các tỉnh từ Lào Cai đến Quảng Nam, Lâm Đồng. Thảo dược này qui vào kinh Can thận nên thích hợp cho bệnh nhân có can thận hư, yếu.

cách nấu cao cây cẩu tích
Cây cẩu tích còn gọi là Lông cu ly, thuộc họ Kim mao (danh pháp khoa học: Dicksoniaceae)

1.Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Lông cu ly

Tên khoa học: Cibotium barometz

Họ: Kim mao (danh pháp khoa học: Dicksoniaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cây cẩu tích có thân yếu, cao trung bình từ 1 – 3m. Cuống lá dài từ 1 – 2m, màu nâu. Ở phía gốc có vẩy hình dải, dài, có màu vàng và được bóng phủ dày đặc. Phiến lá dài đến 3m, rộng từ 60 – 80cm, có hình lông chim/ lược. Mặt trên lá có màu lục sẩm, mặt dưới có màu lục nhạt hơn.

Phân bố:

Cẩu tích thường mọc ở các nơi đất ẩm gần khe suối tại các tỉnh tử Lào Cai, Hà Giang đến Quảng Nam, Lâm Đồng.

3. Bộ phận dùng, chế biến, thu hái, bảo quản

Bộ phận dùng: Thân và rễ của cây lông cu ly.

Chế biến: Đem thân và rễ cạo bỏ lông vàng. Đem rễ củ rửa sạch, thái phiến hoặc cắt thành đoạn dài từ 4 – 10mm sau đó đem phơi hoặc sấy khô.

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là vào mùa thu đông.

Bảo quản: Nơi khô ráo.

4. Thành phần hóa học

Tục đoạn có chứa nhiều thành phần hóa học: tinh dầu, vitamin 3, chất tạo màu, alkaloid, có đường và saponin.

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Chưa có nghiên cứu lâm sàng.

+Theo y học cổ truyền:

  • Trừ phong thấp, bổ can thận, đau lưng, tiểu tiện khó cầm, bạch đới, mạnh gân xương lưng gối, trị chứng thận hư, cứng cột sống, khí hư.
  • Cường can thận, kiện cốt trị phong hư (theo sách Bản thảo cương mục).
  • Liệu thất niệu bất tiết, phong tà lâm lộ, nam tử cước nhược yêu thống, thiếu khí mục ám, nữ tử khớp xương co duỗi khó khăn (theo sách Danh y biệt lục).

6. Tính vị

Vị đắng, ngọt, tính ôn.

Vị đắng bình (theo sách Bản kinh).

Vị đắng cay, hơi nhiệt (theo sách Dược tính bản thảo).

7. Qui kinh

Qui kinh Can Thận.

Nhập Bàng quang, Can (theo sách Lôi công bào chế dược tính giải).

Nhập Can thận (theo sách Bản thảo cầu chân).

Nhạp Tâm can thận (theo sạch Bản thảo tái tân).

8. Liều dùng, cách dùng

Dùng cẩu tích theo nhu cầu (có thể dùng trực tiếp, dùng để sắc nước uống, làm hoàn, nấu cao,…). Mỗi ngày dùng từ 10 – 15g.

Xem thêmĐậu Đen Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

9. Bài thuốc

Tham khảo một số bài thuốc từ cẩu tích:

mua cây cẩu tích ở đâu
Cẩu tích được ứng dụng vào bài thuốc trị chứng phong thấp, chân tay tê đau,…
  • Bài thuốc trị chứng phong thấp và hàn thấp chân tay tê đau: Dùng cẩu tích 16g, tỳ giải, chế ô đầu mỗi thứ 12g với tô mộc 8g đem tán bột làm hoàn. Dùng từ 6 – 8g/ lần, ngày dùng 2 lần. Hoặc có thể sắc uống thay cho làm hoàn.
  • Bài thuốc trị đau nhức sống ngang lưng, bổ can thận, trị tiểu nhiều khó cầm: Dùng cẩu tích 16g, thỏ ty tử, lộc giao, ngưu tất, sơn thù du, đỗ trọng mỗi thứ 12g cùng với thục địa 16g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị phong thấp lưng chân đau, trị can thận hư suy: Dùng đan sâm, cẩu tích, hoàng kỳ, mỗi vị 30g, phòng phong 15g và đương quy 25g ngâm với 1 lít rượu.
  • Bài thuốc trị gân mạch khớp chân khó cử động, đau lưng: Dùng đỗ trọng, nhục quế, cẩu tích, khương hoạt, mỗi vị 30g, chế phụ tử, ngưu tất, tỳ giải, mỗi vị 50g, tang ký sinh 40g với 1.5l rượu trắng đem ngâm trong 1 tuần. Lọc phần nước để uống.
  • Bài thuốc trị đau lưng, mỏi gối do thận âm hư: Dùng thỏ ty tử, cẩu tích, phục linh, đương quy bằng lượng nhau đem nghiền thành bọt mịn. Luyện với mật ong thành viên hoàn, mỗi viên 9g. Mỗi lần dùng 1 -2 viên với nước sôi, ngày dùng 3 lần.
  • Bài thuốc trị lưng gối mỏi do thận can hư: Dùng sa uyển 12 – 15g, cẩu tích 10g và đỗ trọng 10 – 12g đem sắc mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc chữa thắt lưng tiểu tiện luôn, phụ nữ đới hạ: Dùng đỗ trọng, lộc giao, thỏ ty tử, ngưu tất, sơn thù du, mỗi thứ 12g, cẩu tích 16g, thục địa 16g đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị đau nhức các khớp: Dùng cẩu tích 30g, huyết giác, ngưu tất, cốt toái, độc hoạt mỗi thứ 20g, mạch môn, đan bì, sinh địa, mộc qua, cốt khí củ mỗi thứ 12g đem sắc uống. Nếu nhức mỏi và đau lưng, thêm tục đoạn, ba kích và hà thủ ô mỗi thứ 12g.
  • Bài thuốc trị viêm cột sống tăng sinh có gai: Dùng bạch thược, nhục thung dung, cốt toái bổ, cẩu tích, thục địa, ngưu tất mỗi thứ 15g, nữ trinh tử, sơn thù du, đương quy, cây kỷ tử mỗi thứ 10g, mộc hương 6g, kê huyết đằng 30g đem sắc mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc trị đại tiện lỏng, sợ nước, khớp tê buốt: Dùng bạch chỉ, thiên niên kiện, thương truật, cẩu tích, cốt toái, độc hoạt mỗi thứ 15g, bạch truật 20g, tô mộc, nhũ hương, quế chi, xuyên khung mỗi thứ 10g, cam thảo, phụ tử chế mỗi thứ 8g đem sắc hai ngày 1 thang.
  • Bài thuốc trị thận hư, di mộng tinh, tiểu đêm: Dùng thục địa, đỗ trọng, dây tơ hồng, kim anh mỗi thứ 10g, cẩu tích 15g sắc với 0.7l nước còn lại 0.4l, dùng uống hết trong ngày.

10. Lưu ý

Người có nước tiểu vàng, thận hư do nhiệt không nên dùng.

Bài viết chỉ cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có ý định sử dụng bài thuốc từ dược liệu này, nên trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

  • Cây rau má: Những lợi ích cho sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh hay
  • Cây tô tử (tía tô): Tính vị, Qui kinh và Tác dụng dược lý

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút