Mang thai tuần đầu bụng có to không? Bao lâu thì lớn?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Có thay đổi kích thước nhiều không? Đây là thắc mắc được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Tuy nhiên, tuần đầu tiên của thai kỳ, phôi thai đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên vòng bụng của thai phụ chưa có sự thay đổi đáng kể. Vậy mất khoảng bao lâu thì bụng sẽ bắt đầu lớn? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này.

Mang thai tuần đầu bụng có to không?
Mang thai tuần đầu bụng có to không?

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Mang thai tuần đầu bụng có to không?

Mang thai tuần đầu bụng có to không được nhiều người quan tâm, nhất là đối với chị em lần đầu làm mẹ, còn trẻ tuổi. Giải đáp vấn đề này, chuyên gia cho rằng sau một tuần mang thai thì kích thước của bụng sẽ có sự thay đổi, tuy nhiên chỉ là một sự thay đổi nhỏ, không đáng kể.

Lúc này, bụng sẽ có to hơn bình thường một chút do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Vòng hai cũng sẽ bắt đầu có dấu hiệu phát triển hơn nhưng vẫn chưa rõ ràng ở giai đoạn tuần đầu tiên của thai kỳ. Bạn sẽ không thể nhận biết được ngay sự thay đổi này bằng mắt thường mà cần phải kết hợp với dấu hiệu mang thai khác như:

  • Xuất hiện máu báo thai: Máu báo thai sẽ xuất hiện khi phôi thai bám vào tử cung và bắt đầu làm tổ tại đây. Niêm mạc tử cung sẽ bong nhẹ chảy theo dịch âm đạo tiết ra có màu hồng nhạt hoặc nâu trong thời gian ngắn.
  • Ngực căng và to hơn: Sự thay đổi của hormone trong giai đoạn mang thai sẽ khiến cho cơ thể phụ nữ thay đổi theo. Cụ thể về kích thước của ngực, chị em sẽ thấy chúng trở nên to và căng hơn bình thường. Nguyên nhân là do lượng máu tuần hoàn đến ngực tăng lên, tạo cảm giác nóng khu vực xung quanh đầu và núm vú.
  • Mệt mỏi cơ thể: Khi lượng hormone trong cơ thể bị mất cân bằng, đặc biệt là progesterone sẽ khiến cho cơ thể phụ nữ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
  • Tiểu thường xuyên: Trong tuần đầu, thai nhi chưa phát triển quá lớn về kích thước bạn có thể chưa cảm nhận được dấu hiệu này. Tuy nhiên càng về sau, tử cung chứa thai nhi bắt đầu to ra khiến bàng quang bị chèn ép dẫn đến hiện tượng đi tiểu thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm.
  • Chuột rút: Hai chi dưới khi mang thai phải chịu nhiều áp lực hơn do trọng lượng của thai đổ dồn xuống khi thai phụ di chuyển. Lúc này, tình trạng chuột rút thường xuyên xảy ra hơn. Trong tuần đầu thai kỳ cũng có xuất hiện, mẹ bầu nên lưu ý vấn đề này.

Mang thai khi nào bụng bắt đầu lớn?

Để nhận diện phụ nữ đang mang thai, bụng bầu là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm, bởi kích thước vòng bụng thường không có nhiều thay đổi trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.

Bên cạnh thắc mắc mang thai tuần đầu bụng có to không thì vấn đề bao lâu thì bụng lớn cũng được nhiều phụ nữ quan tâm. Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia cho rằng việc này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Một số phụ nữ khi mang thai bụng to lên rất sớm nhưng cũng có một số người không phân biệt được bụng bầu khi mang thai 3 tháng đầu.

Bên cạnh đó, ở người bị thừa cân béo phì, bụng khi mang thai sẽ khó có thể nhìn thấy ngay sự phát triển kích thước của vòng 2. Ngược lại, người nhỏ con, có tạng người thon gọn khi mang thai sẽ dễ thấy bụng sớm hơn.

Mang thai khi nào bụng bắt đầu lớn?
Theo từng giai đoạn kích thước bụng bầu sẽ tăng dần cho đến ngày thai nhi chào đời

Thông thường, khi mới mang thai tháng đầu tiên, thai nhi mới hình thành và phát triển còn chưa ổn định. Bước sang tháng thứ 2, thai bắt đầu lớn dần về kích thước, mặc dù vậy cũng chỉ lớn bằng một quả chanh. Do đó, phụ nữ sẽ khó nhận biết sự thay đổi kích thước vòng bụng bằng mắt thường.

Kể từ tháng thứ 3, bụng sẽ bắt đầu to ra. Lúc này, mẹ bầu sẽ thấy bụng nhô lên và căng hơn. Sau tháng thứ 4, bụng bầu sẽ dần lộ rõ hơn, quần áo phải thay bằng những bộ đồ rộng rãi, không còn mặc vừa kích cỡ cũ.

Ngoài ra như đã đề cập, bụng bầu khi nào lớn còn phụ thuộc vào yếu tố số lần mang thai của phụ nữ. Thường những người mang thai lần đầu tiên bụng sẽ có kích thước phát triển muộn hơn so với người đã trải qua sinh nở trước đó. Vì thế, độ chắc chắn của bụng cũng đóng vai trò trong việc tăng kích thước vòng bụng khi mang thai.

Tùy vào cơ địa của từng người mà bụng bầu sẽ thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung phụ nữ đều sẽ cảm nhận được sự thay đổi vòng bụng kể từ tháng thứ 4 trở đi. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nên căn cứ vào độ lớn của bụng bầu để đánh giá thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không.

Sự thay đổi của bụng qua từng giai đoạn thai kỳ

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về sự thay đổi của vòng bụng qua các giai đoạn thai kỳ, dưới đây là các tam cá nguyệt cụ thể:

Bụng bầu vào tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ)

Nước ối được hình thành ngay khi đậu thai, đồng thời chúng sẽ thay đổi liên tục từ đó cho đến cuối thai kỳ. Ở giai đoạn đầu, lượng nước ối được sản sinh với số lượng lớn. Trường hợp nước ối lên nhanh sẽ giúp mẹ bầu nhận thấy bụng hơi nhô hơn vào tam cá nguyệt đầu tiên.

Từ tuần thứ 12 trong giai đoạn này, vóc dáng và sự phát triển của thai nhi sẽ là yếu tố quyết định bụng bầu có thay đổi kích thước không. Sự thay đổi này ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy theo cơ địa. Tuy nhiên cột mốc này khá quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nhìn chung, bụng bầu ở tam cá nguyệt đầu, cụ thể là từ tuần thứ 12 của thai kỳ sẽ bắt đầu thay đổi nhưng chưa rõ ràng.

Bụng bầu vào tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ)

Tam cá nguyệt thứ 2 tính từ tuần 14-27 của thai kỳ. Ở giai đoạn này, bụng bầu sẽ lộ rõ hơn tam cá nguyệt đầu tiên, nhất là từ tuần 16-20. Kích thước vòng bụng sẽ thay đổi, bụng bắt đầu nhô lên rõ rệt. Bà bầu có thể ăn uống dễ dàng hơn ở giai đoạn này, bước qua kỳ ốm nghén khi mới mang thai.

Sự thay đổi của bụng qua từng giai đoạn thai kỳ
Thai nhi ở 3 tháng giữ thai kỳ đã bắt đầu phát triển kích thước nhanh hơn

Cân nặng cũng sẽ thay đổi theo dựa trên nhu cầu ăn uống và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, từ bây giờ, bố mẹ có thể nhận biết được giới tính của con thông qua biện pháp kiểm tra y tế. Thai nhi từ tuần 20 đã phát triển tứ chi, có thể di chuyển trong bụng mẹ. Ngoài ra, các cơ quan khác cũng tiếp tục phát triển, thai nhi có thể cảm nhận, nghe được giọng nói của mẹ.

Bụng bầu vào tam cá nguyệt cuối (3 tháng cuối thai kỳ)

Giai đoạn này rất quan trọng, được tính từ tuần thứ 28 của thai kỳ. Bụng bầu đã lớn hơn nhiều giai đoạn trước. Càng gần những ngày cuối của thai kỳ, bụng càng trở nên “xồ xề”, nặng nề hơn. Trên bụng cũng hình thành nhiều vết rạn da. Do đó, mẹ bầu cần đi đứng và chăm sóc da thật cẩn thận.

Các vấn đề bất thường ở bụng bầu

Về kích cỡ của bụng bầu, cho đến nay chưa có quy chuẩn nào cho vấn đề này. Kích thước to hay nhỏ không thể hiện sự phát triển và khỏe mạnh của thai nhi. Bởi có nhiều phụ nữ có bụng bầu nhỏ nhưng thai vẫn khỏe mạnh bình thường, phát triển ổn định cả về chiều cao, cân nặng và tâm lý.

Phòng tránh những diễn biến xấu xảy ra nếu bạn nhận thấy bụng bầu có những bất thường sau đây:

  • Bụng bầu to bất thường: 

Khi mới mang thai nhưng bụng to hơn mức bình thường có thể là do cơ thể mẹ bầu bị thừa cân hoặc mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Mặc dù vào tuần đầu tiên khi mang thai, tình trạng này không quá phổ biến nhưng thai phụ nên thận trọng.

Đặc biệt là trường hợp bà bầu bị đa ối. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bụng bầu to bất thường. Cần theo dõi và điều trị để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trường hợp bụng bầu lớn do thừa cân có thể điều chỉnh chế độ ăn uống. Nếu không kiểm soát cân nặng, bà bầu tăng cân quá mức cũng gây ra nhiều vấn đề cho thai nhi.

  • Bụng bầu nhỏ:

Một số phụ nữ khi mang thai bụng bầu không lộ rõ nhưng thai nhi vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, có một số trường hợp, thai phụ bị thiếu ối hay thai nhi chậm phát triển, cơ thể mẹ bị cao huyết áp khiến bụng bầu nhỏ hơn so với tháng mang thai, đặc biệt là khi thai đã bước sang tháng thứ 4.

Khi nhận thấy những bất thường, cần nhanh chóng thăm khám và kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi để kịp thời phát hiện bất thường và xử lý. Tránh tình trạng bất ổn của cơ thể mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Những vấn đề phụ nữ mang thai phải đối mặt khi bụng tăng kích thước

Ngoài việc mang thai tuần đầu bụng có to không thì các vấn đề sau khi bụng tăng kích thước cũng khiến nhiều chị em phụ nữ đau đầu. Bụng ngày càng to ra đồng nghĩa với việc thai nhi đang phát triển về kích thước. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần quan tâm đến các yếu tố sau đây:

Các vấn đề bất thường ở bụng bầu
Các vấn đề bất thường ở bụng bầu
  • Cân nặng: Khi mang thai, nhu cầu ăn uống sẽ tăng cao. Một số người ăn uống không kiểm soát và cho rằng dinh dưỡng sẽ hấp thụ vào thai nhi. Điều này làm cho cân nặng của họ ngày càng tăng. Chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu chỉ ra rằng, thai phụ nên bổ sung lượng calo đủ trong một ngày. Không nên thoải mái quá mức trong việc ăn uống. Mỗi mẹ bầu sẽ có cân nặng thay đổi khác nhau trong thai kỳ, tuy nhiên nên kiểm soát, tránh tình trạng thừa cân ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Rạn da: Rạn da bụng khi mang thai là một trong những vấn đề đau đầu của phụ nữ. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác như ngực, chân,…tuy nhiên bụng là vị trí ảnh hưởng nhiều nhất do sự phát triển ngày càng to của thai nhi.
  • Sự liên kết với em bé: Kể từ tuần thứ 32, trẻ đã có thể cảm nhận được giọng nói của mẹ, nghe được bài hát và những sự việc ở bên ngoài. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ nhận thấy được chuyển động của trẻ khi thai phát triển lớn hơn. Mẹ bầu có thể vuốt ve và tâm sự với thai nhi trong bụng để tạo nên sự gắn kết.
  • Các vấn đề khác: Ngoài những vấn đề trên, khi mang bụng bắt đầu lớn dần hơn đồng nghĩa với việc các bộ phận trên cơ thể trẻ cũng hình thành và phát triển dần. Trẻ đã có thể chuyển động và đạp bụng mẹ. Mẹ bầu lúc này có thể nhận thấy những đường lượn sóng trên bụng, hoặc thậm chí nhìn thấy được chân, bàn tay trẻ,…

Lưu ý về kích thước bụng khi mang thai cho mẹ bầu

Kích thước vòng hai khi mang thai nhỏ hay lớn không nói lên được quá trình phát triển của thai nhi chậm hay nhanh, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý kích thước vòng bụng vào giai đoạn sắp sinh con, nếu tăng chu vi quá nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thai kỳ. Bệnh có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Trường hợp thai nhi bị tiểu đường sẽ có kích thước lớn bất thường, nguy cơ cao gây tràn dịch màng phổi.
  • Chế độ dinh dưỡng, thói quen vận động, tình trạng sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong việc thai phụ tăng cân nhiều hay ít.
  • Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng, không tăng cân quá mức hay để cơ thể thiếu hụt dưỡng chất. Cân nặng phù hợp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện khả năng sinh sản của phụ nữ,…
  • Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm lành mạnh, lắng nghe nhu cầu của cơ thể. Ăn những món mình thích với lượng vừa phải, cân bằng dinh dưỡng mỗi bữa ăn.
  • Thăm khám thai định kỳ theo lịch để theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Nếu nhận thấy có bất ổn, bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra phương án giải quyết vấn đề, giảm thiểu rủi ro cho mẹ và bé.

    Lưu ý về kích thước bụng khi mang thai cho mẹ bầu
    Quan sát những thay đổi của bụng bầu, nếu có bất thường nên thăm khám và điều trị sớm

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc về việc mang thai tuần đầu bụng có to không. Theo chia sẻ từ chuyên gia, việc thai phụ mới bước vào thai kỳ thường bụng sẽ không thể hiện rõ sự thay đổi về kích thước. Tuy nhiên càng về sau, bụng sẽ bắt đầu to dần hơn, từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Mẹ bầu cần quan sát những biểu hiện của cơ thể, nhanh chóng thăm khám nếu nhận thấy bụng bầu có những dấu hiệu không bình thường.

Có thể bạn quan tâm:

Ghi nhận đánh giá khách quan từ chuyên gia, phải hồi chính xác từ người bệnh làm căn cứ nhận định, xác thực hiệu quả của bài thuốc - Xem ngay
Chuẩn bị mang thai nên nắm rõ 20 điều này

Chuẩn bị mang thai – 20 điều mẹ cần nắm rõ

Chuẩn bị mang thai là giai đoạn quan trọng để khi bước vào thai kỳ phụ nữ không quá bỡ ngỡ và lo lắng. Bên cạnh đó, không chỉ riêng...
Mới có thai có ra khí hư không? Thông tin cần biết

Mới có thai có ra khí hư không? Thông tin cần biết

Mới có thai có ra khí hư không? Vấn đề này hiện đang là thắc mắc của nhiều phụ nữ,...

Bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không?

Bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không? Cách trị

Nấm âm đạo khi mang thai có thể gây ra những triệu chứng khó chịu cho thai phụ. Bên cạnh...

Những tư thế quan hệ không mang thai và sự thật!

Những tư thế quan hệ không mang thai và sự thật!

Những tư thế quan hệ không mang thai có thật sự mang lại hiệu quả phòng tránh thai? Thực tế,...

Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là gì?

Vì sao ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai?

Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Nếu thai phụ không nhận...

Dấu hiệu thụ thai thành công sau quan hệ (3 ngày – 1 tuần)

Dấu hiệu thụ thai thành công sau quan hệ từ 3 ngày đến 1 tuần thường khó nhận biết do...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.