Những điều cần biết khi mang thai trong 3 tháng đầu tiên
Thời gian thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần, 3 tháng đầu tiên thai kỳ là thời gian thụ tinh của trứng và tinh trùng. Đây là thời điểm rất quan trọng vì bào thai chưa ổn định và mẹ bầu phải đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Những thay đổi của cơ thể trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi. Điều này bắt nguồn từ quá trình giải phóng hormone của cơ thể. Hàm lượng hormone, bao gồm estrogen và progtesterone tăng lên làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan. Trong thời gian này, mẹ bầu sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Chảy máu: khoảng 25% phụ nữ bị chảy máu trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là dấu hiệu cho thấy phôi đã được cấy vào tử cung. Tuy nhiên nếu lượng máu chảy ra bất thường, đau nhói ở bụng và tử cung, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.
- Đau ngực: đau ngực là dấu hiệu mang thai thường gặp. Nguyên do bắt nguồn từ việc cơ thể kích hoạt nội tiết tố nhằm tạo ống dẫn sữa.
- Mệt mỏi: cơ thể có nhiều sự thay đổi trong thời gian đầu thai kỳ chính là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi, suy nhược.
- Đau dạ dày: khi mang thai, cơ thể sẽ sản xuất hàm lượng progesterone để làm giãn xương và cơ. Hormone này vô tình làm giãn vòng cơ thực quản, từ đó xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày, ợ nóng, đau dạ dày,…
- Tâm trạng không ổn định: tình trạng mệt mỏi, suy nhược cùng với sự thay đổi của hormone chính là nguyên nhân khiến bạn có tâm trạng không ổn định trong suốt thời gian mang thai. Ở một số phụ nữ, cảm xúc có thể bị rối loạn nghiêm trọng và dẫn đến trầm cảm. Nếu cảm thấy mệt mỏi và lo lắng, bạn nên chia sẻ để nhận được sự cảm thông từ bạn đời và người thân.
- Tăng cân: tăng cân khi mang thai là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên bạn nên kiểm soát cân nặng, không nên để cân nặng tăng lên quá nhanh. Nếu bạn béo phì hoặc thiếu cân, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách điều chỉnh cân nặng thích hợp.
- Thèm ăn một số loại thực phẩm: hormone trong cơ thể tăng lên bất thường khiến vị giác thay đổi. Điều này có thể khiến bạn thèm ăn một số loại thực phẩm trong thời gian dài.
- Buồn nôn: là dấu hiệu của ốm nghén, thường xuất hiện trong thời gian đầu thai kỳ. Tuy nhiên, mức độ buồn nôn phụ thuộc vào cơ địa và hàm lượng hormone được cơ thể sản xuất. Nếu tình trạng ốm nghén khiến bạn không thể ăn uống, bạn nên báo với bác sĩ để tìm hướng khắc phục.
- Táo bón: khi mang thai, các cơ co thắt thường xuyên làm ảnh hưởng đến vận tốc di chuyển thức ăn trong ruột. Từ đó dẫn đến tình trạng táo bón. Bạn có thể cải thiện bằng cách bổ sung nhiều rau xanh và sử dụng thức ăn mềm, lỏng.
- Chảy dịch âm đạo: dịch tiết ra từ âm đạo có màu trắng đục có thể xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên nếu dịch có màu xanh lá, vàng và có mùi hôi, bạn nên thông báo với bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu bất thường.
- Đi tiểu thường xuyên: thai nhi phát triển trong tử cung và gây áp lực lên bàng quang. Kết quả là bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác như đau đầu, suy nhược, khó ngủ,… Ngoài ra, bạn nên chú ý đến những dấu hiệu nghiêm trọng như: đau bụng dữ dội, chảy máu nhiều, chóng mặt nghiêm trọng, tăng cân quá nhanh hoặc không tăng cân,… Nên chủ động gọi cho bác sĩ ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng này.
Tham khảo thêm: Cách giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu an toàn cho mẹ bầu
Nên làm gì khi nhận biết mình có thai?
Khi bạn biết mình có thai, bạn nên gặp bác sĩ để thực hiện các chẩn đoán cần thiết.
- Thực hiện siêu âm để quan sát tử cung của bạn, đây là xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán xem bạn có thực sự có thai hay không.
- Đo huyết áp
- Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (HIV, viêm gan,…)
- Ước tính ngày sinh nở
- Kiểm tra hoạt động của tuyến giáp
- Kiểm tra cân nặng của bạn
Vào tuần thứ 11 tuần, bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm gọi là quét trong mờ (NT). Xét nghiệm sử dụng siêu âm để đo đầu và độ dày của cổ thai nhi. Các phép đo được thực hiện nhằm xác định khả năng thai nhi mắc phải hội chứng Down. Ngoài ra, nếu bạn mắc phải các bệnh lý có khả năng di truyền, bạn nên thông báo với bác sĩ. Phát hiện sớm có thể giúp hạn chế tối đa tình trạng trẻ bị di truyền các vấn đề sức khỏe từ bạn.
Chăm sóc sức khỏe trong 3 tháng đầu thai kỳ
Giai đoạn mang thai là thời điểm cơ thể khá nhạy cảm, do đó bạn cần chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe. Ba tháng đầu thai kỳ bạn phải đối mặt với nhiều sự thay đổi, điều này có thể khiến bạn mệt mỏi và suy nhược.
Những lời khuyên sau đây sẽ giúp ích bạn trong việc chăm sóc sức khỏe:
- Bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết
- Luyện tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện xương khớp
- Uống nhiều nước
- Cân bằng giá trị dinh dưỡng, nên bổ sung nhiều hơn 300 calo so với bình thường
- Kiểm soát cân nặng
- Thư giãn và tránh tình trạng áp lực, căng thẳng
Ngoài ra, bạn nên hạn chế những điều sau:
- Thực hiện những bộ môn luyện tập có cường độ nặng nề gây ảnh hưởng đến thai nhi
- Sử dụng rượu, đồ uống có cồn và chất kích thích
- Dùng hơn 1 tách cà phê/trà một ngày
- Ăn thực phẩm sống
- Tiếp xúc với mèo (mèo chứa vi khuẩn toxoplasmosis gây dị tật ở thai nhi)
- Thức khuya và làm việc quá sức
Thời gian đầu thai kỳ có thể gây khó khăn với nhiều người, một số mẹ bầu bị stress khi đối mặt với nhiều sự thay đổi. Nếu bạn thấy mệt mỏi, căng thẳng, bạn nên giảm khối lượng công việc để nghỉ ngơi và thư giãn. Đồng thời, bạn nên chia sẻ những lo lắng và bất an với bạn đời để cảm thấy thoải mái hơn.
Tham khảo thêm: Danh Sách Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Lần Đầu
Rủi ro có thể xảy ra khi mang thai trong 3 tháng đầu tiên
Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm bào thai chưa ổn định và nguy cơ sảy thai rất cao. Các rủi ro khác cũng có thể phát sinh trong giai đoạn này. Cần chú ý và thận trọng nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dễ gặp phải những rủi ro này:
- Mang thai ở độ tuổi cao (trên 35 tuổi)
- Thừa cân – béo phì
- Cân nặng thấp, suy dinh dưỡng
- Huyết áp cao
- Tiểu đường
- HIV
- Ung thư
- Mắc các bệnh rối loạn tự miễn
- Mang thai đôi hoặc thai ba
Nếu bạn thuộc các nhóm đối tượng trên, bạn cần gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm soát chặt chẽ tình trạng sức khỏe. Bạn có thể giới hạn được những rủi ro nếu tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, giữa, cuối mẹ bầu cần biết
- Mang thai 3 tháng đầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!