Rạn da: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Rạn da là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, những người tăng cân hoặc giảm cân nhanh chóng,… Những vết rạn da thường vô hại nhưng lại gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài, do đó khiến nhiều người lo lắng. 

rạn da
Kéo căng da là nguyên nhân gây rạn da

Nguyên nhân gây rạn da

Rạn da là kết quả của việc kéo căng da và tăng cortisone trong cơ thể. Cortisone vốn là một loại hormone tự nhiên được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Khi hormone này tăng quá nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến lớp hạ bì bằng cách ngăn chặn nguyên bào sợi hình thành sợi collagen và elastin, những yếu tố quan trọng để da luôn mềm mại. Do đó khi da bị kéo căng, không còn các yếu tố hỗ trợ làm mềm da dẫn đến rách da, biểu bì và tạo nên sẹo da dưới dạng những vết rạn.

Ngoài ra, khi cơ thể tăng trưởng đột ngột hoặc kéo căng da trong thời gian dài khiến các sợi kết nối trong lớp hạ bì từ từ giãn ra. Lâu dài dẫn đến rách lớp hạ bì khiến các lớp da sâu hơn bị lộ ra.

Rạn da phổ biến ở những đối tượng gồm:

  • Phụ nữ mang thai bị rạn da nhiều nhất vì da bị kéo căng liên tục theo sự phát triển của em bé. Hơn 50-90% phụ nữ mang thai bị rạn da trong hoặc sau khi sinh.
  • Tăng trưởng nhanh chóng ở tuổi dậy thì hay sự tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn có thể dẫn đến rạn da.
  • Những người sử dụng thuốc, kem chứa Corticosteroid trong thời gian dài làm giảm nồng độ collagen trong da, điều này làm tăng nguy cơ bị rạn da
  • Một số bệnh lý như hội chứng cushing, hội chứng marfan, hội chứng Ehlers-Danlos và rối loạn tuyến thượng thận khác có thể làm tăng số lượng cortisone trong cơ thể nên có thể gây ra rạn da.

Các vết rạn thường hình thành ở lớp hạ bì hoặc lớp giữa. Dần dần các vết rạn da sẽ mờ dần hoặc có màu trắng bạc, bóng. Chúng cũng có nhiều khả năng phát triển và trở nên nghiêm tọng hơn khi nồng độ cortisone tăng cao do cortisol – một hormone căng thẳng được sản xuất bởi tuyến thượng thận được chuyển thành cortisone hoặc do áp dụng cortisone lên da.

Xem thêmRạn da khi mang thai và cách phòng ngừa hiệu quả

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị rạn da

Một số yếu tố có liên quan đến sự phát triển của các vết rạn da như:

  • Tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị rạn da
  • Bệnh mãn tính
  • Phụ nữ
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Mang thai, đặc biệt là phụ nữ trẻ
  • Sử dụng thuốc corticosteroid
  • Trải qua phẫu thuật nâng ngực
  • Tăng cân hoặc giảm cân nhanh
  • Bị hội chứng Cushing, hội chứng Marfan hoặc một số rối loạn di truyền khác
  • Người da trắng

Triệu chứng rạn da

Rạn da có thể trông khác nhau ở mỗi người, bởi nó còn phụ thuộc vào thời gian xuất hiện, nguyên nhân gây ra, vị trí gây tổn thương trên cơ thể và loại da của bạn.

Nhưng thông thường, trước khi các vết rạn bắt đầu nổi lên thì da có thể bị mỏng, hồng hoặc đỏ hơn. Sau đó, các nếp nhăn, các vệt có màu nâu sẫm, đỏ, tím, hồng,… nổi lên. Dần dần chúng mờ đi và có xu hướng đổi thành màu bạc. Những khu vực thường bị rạn da gồm bụng, ngực, hông, mông, đùi,…

triệu chứng rạn da
Nhiều người có thể bị ngứa ngáy tại khu vực rạn da

Có thể bạn chưa biết: Vết rạn da màu trắng: Nguyên nhân và cách điều trị

Chẩn đoán rạn da

So với những vấn đề về da khác thì rạn da dễ được chẩn đoán thông qua kiểm tra da. Các bác sĩ thường sẽ đặt một số câu hỏi về triệu chứng, những loại thuốc mà bạn đang sử dụng hoặc các các bệnh lý.

Điều trị rạn da

Rạn da thường sẽ mờ dần theo thời gian, nó cũng không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, đối với một số người thì sự thay đổi về mặt thẩm mỹ ảnh hưởng đến tâm lý cho nên cần được điều trị để cải thiện vẻ ngoài. Mặc dù vậy, không có bất cứ phương pháp nào giúp điều trị rạn da hoàn toàn.

Có một số cách giúp cải thiện rạn da như:

  • Kem Tretinoin (Retin-A, Renova): có công dụng phục hồi collagen – một loại protein dạng sợi giúp da được đàn hồi. Kem này nên được sử dụng cho những vết rạn mới có màu đỏ hoặc hồng. Tuy nhiên, kem có thể gây kích ứng da và phụ nữ mang thai không được khuyến khích dùng Tretinoin.
  • Liệu pháp laser nhuộm màu tia dạng xung thúc đẩy sự phát triển của collagen và elastin. Nhưng nó chỉ được áp dụng cho những vết rạn da mới. Và nên lưu ý rằng những người có làn da sẫm màu có thể bị đổi màu da.
  • Phương pháp Fractional Photothermolysis tương tự như liệu pháp laser. Tuy nhiên nó ít gây tổn thương da hơn.
  • Biện pháp siêu mài mòn sử dụng chùm tinh thể tiếp xúc trực tiếp lên da, nhờ đó kích thích sự phát triển collagen và đem lại làn da mới. Đặc biệt phương pháp siêu mài mòn thích hợp cho cả những vết rạn da cũ.
  • Laser excimer kích thích sản xuất melanin để các vết rạn da đều màu với những vùng da xung quanh.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp chữa rạn da bằng tế bào gốc có hiệu quả không?

Ngăn ngừa rạn da

Thực tế, không có cách nào ngăn ngừa rạn da hoàn toàn, ngay cả khi bạn thường xuyên sử dụng kem dưỡng da. Nhưng để ngăn ngừa rạn da do tăng hoặc giảm cân đột ngột thì bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống, lối sống và tập thể dục đều đặn, thường xuyên.

Mặc dù rạn da không gây ra nguy hiểm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Vì vậy nếu có bất cứ thắc mắc hoặc nhận thấy tình trạng rạn da nghiêm trọng thì người bệnh nên thăm khám với bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp thay thế bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín trong việc điều trị rạn da bằng tia laser.

Phương pháp điều trị rạn da bằng laser bao nhiêu tiền, ở đâu?

Điều trị rạn da bằng tia laser là một phương pháp chữa rạn da phổ biến hiện nay. Tùy vào...

Bỏ túi ngay cách trị rạn da bằng sữa tươi cực hay

Trị rạn da bằng sữa tươi là mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện nhưng có thể cải thiện...

da rắn là gì

10 cách trị da rắn tại nhà hiệu quả – Da mịn màng

Da rắn là một dạng rối loạn da đặc trưng bởi sự hình thành các mảng da chết tích tụ...

Chia sẻ 3 cách trị rạn da bằng baking soda đúng cách

Baking soda hoạt động như một chất tẩy da chết tự nhiên, tẩy trắng da, chất chống oxy hóa.  Trị...

7 cách trị rạn da đỏ cực đơn giản mà hiệu quả

7 cách trị rạn da đỏ cực đơn giản mà hiệu quả

Bên cạnh các cách trị rạn da đỏ bằng liệu pháp thẩm mỹ hiện đại, bạn có thể áp dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *