Bà bầu nổi mẩn ngứa quanh bụng cần phải làm gì?

Sự thay đổi nội tiết tố, da bụng co giãn nhiều do sự lớn lên của thai nhi, ăn uống không hợp lý… là những nguyên nhân khiến bà bầu nổi mẩn ngứa quanh bụng. Vậy tình trạng này có gây nguy hiểm gì không? Cần phải làm gì để khắc phục? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những vấn đề này.

Tìm hiểu cách trị mẩn ngứa cho bà bầu
Tìm hiểu cách trị mẩn ngứa cho bà bầu

Vì sao mang bà bầu nổi mẩn ngứa quanh bụng?

Nổi mẩn ngứa khi mang bầu không phải là tình trạng hiếm gặp. Vì có không ít chị em mắc phải tình trạng này. Ngứa ngáy có thể xuất hiện cả toàn thân hoặc bất kỳ vị trí nào đó trên cơ thể, đặc biệt là vùng bụng. Điều này khiến cho chị em cảm thấy vô cùng khó chịu, ăn ngủ không yên. Vậy thì lý do nào dẫn đến nổi mẩn ngứa ở bà bầu?

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Theo các bác sĩ, ngứa vùng bụng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào khi mang thai. Tuy nhiên, nó thường xảy ra nhiều ở giai đoạn giữa của thai kỳ, nghĩa là bắt đầu từ tuần thứ 13 – 18. Những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này là do:

  • Do thay đổi nội tiết tố: Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu nổi mẩn ngứa quanh bụng. Ở những người phụ nữ mang thai, hàm lượng hormone estrogen tăng lên nhiều. Nó sẽ khiến cho làn da trở nên mẫn cảm hơn, gây ngứa ngáy.
  • Sự phát triển ngày càng lớn của thai nhi: Khi thai nhi càng lớn, tử cung giãn ra càng nhiều dẫn đến làn da vùng bụng cũng bị giãn theo. Điều này làm cho da bị mất độ ẩm trở nên khô, gây ngứa ngáy.
  • Ăn uống không hợp lý: Tuy không phải là nguyên nhân phổ biến, nhưng thức ăn cũng là một yếu tố có thể gây mẩn ngứa ở bà bầu. Đặc biệt, khi sử dụng những thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đồ ăn cay nóng, các chất kích thích…  Nó sẽ khiến cho tình trạng ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn.
  • Dị ứng thời tiết: Nếu bị nổi mẩn ngứa khi mang thai, bà bầu có thể đang bị dị ứng với thời tiết. Tình trạng này thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, vào những thời điểm giao mùa.

Nổi mẩn ngứa khi mang bầu có nguy hiểm không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa quanh bụng cần phải đi thăm khám để bảo đảm an toàn
Bà bầu nổi mẩn ngứa quanh bụng cần phải đi thăm khám để bảo đảm an toàn

Để xác định được nổi mẩn ngứa ở bà bầu có gây nguy hiểm gì cho thai nhi hay không, chúng ta cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu cơ thể bị mẩn ngứa là do những nguyên nhân thông thường như chúng tôi đề cập đến ở trên, chúng sẽ không gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên, nổi mẩn ngứa có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, do đó cần phải đề phòng. Nó có thể là triệu chứng của các bệnh ứ mật trong gan, bị bọng nước dạng Pemphigus… Vì thế hãy đi khám bác sĩ ngay, đặc biệt khi thấy cơ thể có các biểu hiện sau đây:

  • Ngứa ngáy khắp người.
  • Các bộ phận của cơ thể bị ngứa không phải do da khô, thiếu độ ẩm.
  • Bụng xuất hiện hiện tượng phát ban, nhất là những tháng cuối thai kỳ.

Bà bầu nổi mẩn ngứa quanh bụng phải làm sao?

Khi cảm thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để nắm được tình trạng bệnh lý của mình. Đồng thời, nhận được sự tư vấn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm giảm được các triệu chứng ngứa ngáy bằng cách áp dụng các mẹo nhỏ ngay tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể sử dụng:

  • Tránh gãi khi bị ngứa. Vì nếu bạn càng gãi thì tình trạng kích ứng càng diễn ra nặng nề hơn.
  • Tắm bằng nước ấm hoặc nước lạnh với nhiệt độ phù hợp. Bạn cũng không nên tắm nước quá nóng, vì điều này có thể khiến cho da bị khô hơn, ngứa nặng hơn.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc khác. Đồng thời, không nên ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, các chất kích thích.
  • Thoa các loại kem dưỡng ẩm hoặc các loại kem chống ngứa chứa vitamin E cho da. Chúng sẽ cung cấp độ ẩm, giảm tình trạng khô da. Từ đó mà các triệu chứng ngứa ngáy cũng sẽ được giảm bớt.
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ. Nó sẽ cung cấp độ ẩm cho không khí, giúp cho làn da không bị khô. Tuy nhiên, cần phải vệ sinh máy thường xuyên. Vì chúng có thể khiến cho vi khuẩn lan nhanh, làm cho bạn dễ bị kích ứng hơn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Sử dụng các loại sản phẩm tắm gội có thành phần tự nhiên với độ pH vừa phải. Không nên tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, các chất tẩy rửa khác.
  • Chườm lạnh cũng là một cách chữa mẩn ngứa cho bà bầu mang đến tác dụng tốt. Chỉ cần dùng một cái khăn mỏng bọc đá lạnh vào. Sau đó, chườm lên vùng bụng bị ngứa. Tình trạng ngứa ngáy sẽ được giảm bớt.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cách chữa trị mẩn ngứa cho bà bầu. Vì điều này sẽ gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu, bực bội cho chị em. Lâu dần làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, gián tiếp cản trở sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi thấy cơ thể có những biểu hiện khác lạ, bạn nên đi khám và điều trị sớm.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

ĐỪNG BỎ LỠ:

10+ dầu gội thảo dược trị rụng tóc tốt nhất hiện nay

Tóc rụng nhiều, mỏng và thưa là tình trạng xảy ra phổ biến. Nguyên nhân gây rụng tóc có thể...

Mụn nước ở môi coi chừng dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Mụn nước ở môi là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe. Một số trường hợp là do ma...

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu là do đâu?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu: Nguyên nhân và cách trị

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu mẩn đỏ xuất hiện...

Viêm da dị ứng ở mặt: Cách điều trị, phòng ngừa

Viêm da dị ứng ở mặt là bệnh lý thường xảy ra sau khi tiếp xúc với các chất gây...

Bệnh vẩy nến ở tai – Cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Rất hiếm khi vẩy nến xuất hiện ở tai nhưng nó có thể gây ra một số vấn đề nghiêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.