Khắc phục đau lưng ở người già dễ dàng với 13 cách

Khi chúng ta già đi, đau lưng sẽ là một điều khó tránh. Có nhiều nguyên nhân gây ra các cơn đau lưng mãn tính ở người già, song song với đó cũng có những 13 cách giúp khắc phục tình trạng khó chịu này.

cách khắc phục đau lưng cho người già
Chứng đau lưng hay xảy ra ở người già và khiến cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm.

Vì sao người già lại hay bị đau lưng?

Cột sống có cấu tạo gồm 24 đốt xương kéo dài từ hộp sọ đến xương cụt, bao quanh tủy sống. Các đốt xương sống được liên kết bởi các khớp nhỏ, gọi là đĩa đệm. Ở giữa đĩa đệm lại có chứa đầy một chất dịch, kết nối bởi các dây chằng, nhiệm vụ ổn định cột sống.

Trải qua quá trình lão hóa, cột sống của chúng ta sẽ bắt đầu có những thay đổi và suy giảm về chức năng. Cụ thể là có 3 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau lưng ở người trên 50 tuổi, bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm teo nhỏ, lệch ra khỏi vị trí ban đầu, mất độ ẩm và phục hồi kém.
  • Hẹp cột sống: Lão hóa khiến cho xương mất đi cấu trúc vững chắc và gây hẹp, chèn vào dây thần kinh tủy sống.
  • Thoái hóa cột sống: Một hoặc vài đốt sống có thể bị trượt về trước và nằm lệch ra so với đốt sống khác, trong quá trình di chuyển sẽ xảy ra cọ xát và gây đau.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân ít gặp hơn như cấu tạo đốt sống đặc biệt, bị chấn thương khi còn trẻ, bệnh lý v.v…cũng có thể khiến cho chúng ta bị đau lưng khi vừa bước qua tuổi 50.

Các triệu chứng đau lưng bao gồm: đau lưng trên, đau lưng giữa và đau lưng dưới. Trong đó đau lưng dưới là dạng phổ biến nhất ở người già và đủ nghiêm trọng để có thể hạn chế khả năng vận động hoặc phạm vi di chuyển của người cao tuổi. Cơn đau kéo dài hơn 3 tháng sẽ được xem là đau mãn tính.

6 biện pháp người già có thể tự làm để giảm đau lưng

Thực tế là bất cứ vấn đề nào về cột sống ở người cao tuổi cũng sẽ gây viêm hoặc tạo áp lực lên dây thần kinh. Khi điều này xảy ra, các chuyên gia cho rằng bản thân người bệnh có thể khắc phục nó bằng những biện pháp sau đây:

Tăng cường hoạt động thể chất

Duy trì những hoạt động thể chất thường ngày, ngay cả khi bạn đã bắt đầu lớn tuổi. Vận động đúng và đủ sẽ giúp bạn tăng độ dẻo dai cho xương và giảm nguy cơ bị các chứng bệnh về xương khớp.

Nếu chưa có thói quen đi bộ hàng ngày, hãy hình thành nó từ ngày hôm nay. Thời gian thích hợp để người già đi bộ là từ 6-7h sáng và 5-6h tối, mỗi ngày đi 30 phút và mỗi tuần dành ra 2 ngày nghỉ. Lưu ý không đi với tốc độ quá nhanh vì sẽ khiến cho gót chân của bạn gặp rắc rối, nhịp tim tăng cao một cách khó kiểm soát.

ĐỌC NGAY: 9 bài tập thể dục chữa đau lưng hiệu quả và dễ tập

Tiến hành vật lý trị liệu

Để khắc phục và ngăn ngừa tái phát đau lưng, bác sĩ sẽ hướng dẫn một liệu trình vật lý trị liệu. Người cao tuổi có thể đến bệnh viện để tập hoặc tự tập ở nhà với sự chỉ dẫn của chuyên viên y tế.

Mục đích cụ thể của biện pháp này là cải thiện sự cân bằng giữa các đốt sống, tăng cường cơ bụng – cốt lõi giúp cho cột sống của chúng ta trở nên dẻo dai hơn. Thời gian để tiến hành tập các bài vật lí trị liệu là từ vài tuần đến vài tháng.

Sử dụng các loại thuốc uống

Một số loại thuốc chống viêm không Steroid như Ibuprofen, Naproxen, Aspirin hoặc Acetaminophen có khả năng làm dịu các cơn đau do viêm ở cột sống diễn ra. Ngay khi nhận thấy lưng của mình bị đau, bạn có thể uống liên tục từ 2-3 lần mỗi ngày, duy trì liều trong 5-10 ngày, ngay cả sau khi cơn đau đã giảm đi một cách đáng kể.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc thì bạn cần được sự cho phép của bác sĩ để có thể tránh được những tương tác thuốc không mong muốn (do người già phải sử dụng khá nhiều loại thuốc hàng ngày).

  • Chườm lạnh 

Cách đơn giản nhất để xử lí cơn đau một cách nhanh chóng là dùng một túi nước đá và chườm lên lưng. Thời gian chườm đá là 20 phút, nghỉ 20 phút và tiếp tục chườm trong 20 phút. Bạn cũng có thể bỏ đậu Hà Lan vào tủ lạnh và thực hiện tương tự. Chườm lạnh giúp giảm lưu thông máu, giảm viêm và giảm co thắt cơ bắp rất hiệu quả.

Chườm nóng

Một cách đắp trực tiếp nữa đó là chườm nóng, nếu sau 2-3 ngày chườm lạnh mà cơn đau vẫn không được cải thiện thì bạn có thể thử phương pháp này.

Chuẩn bị một miếng đệm sưởi ấm để nằm hoặc tắm nước ấm có thể giúp cho cơ lưng của người cao tuổi được thư giãn, từ đó kích thích lưu lượng máu và giảm đau. Tuy vậy, các bác sĩ khuyến cáo bạn không được lạm dụng nhiệt vì có thể sẽ bị bỏng.

biện pháp giảm đau lưng cho người lớn tuổi
Chườm nóng là một phương pháp giúp giảm đau ở lưng nhanh chóng.

Không nằm quá 48h trên giường

Quá trình lão hóa tự nhiên sẽ có xu hướng làm chậm lại sự phục hồi của chúng ta sau chấn thương. Song, nếu trong giai đoạn dưỡng bệnh, người già phải nằm nghỉ trên giường quá 48h thì sẽ có thể làm kéo dài thời gian điều trị, đồng thời tăng cường độ của những cơn đau lưng. Do đó, hãy lưu ý thay đổi tư thế nghỉ ngơi để làm giảm áp lực lên lưng.

2 liệu pháp bổ sung giúp khắc phục đau lưng ở người lớn tuổi

Trong trường hợp tình trạng đau lưng không có sự thuyên giảm sau các biện pháp thông thường thì điều trị y học bổ sung có thể được tiến hành, bao gồm châm cứu và nắn xương:

Châm cứu

Đối với phương pháp này, các chuyên gia sẽ chèn kim châm cứu vào da, tại các huyệt của cơ thể để làm giảm các cơn đau mãn tính, kích thích quá trình hồi phục. Theo đó, châm cứu là một cách chữa bệnh được đúc kết từ thành tựu của y học cổ truyền và cho đến nay vẫn được nhiều người tin dùng.

Hiệu quả châm cứu chữa đau lưng ở người già còn phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa và tình trạng của cột sống. Trước khi tiến hành châm cứu, người bệnh cần đến khám tại các bệnh viện uy tín về lĩnh vực này.

Nắn xương

Xương khớp của người cao tuổi ít nhiều cũng đã có sự thoái hóa hoặc suy giảm chức năng, kém vững chắc. Chính vì vậy mà bác sĩ nắn xương có thể sử dụng tay để điều chỉnh, xoa bóp để kích thích cột sống cùng các mô sụn xung quanh. Kỹ thuật này cần được tiến hành bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm để tránh những rủi ro không đáng có.

Không phải người già nào cũng có thể áp dụng nắn xương khi bị đau lưng được, bạn cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Cơ – xương – khớp trước khi quyết định.

5 lựa chọn nâng cao từ các chuyên gia trị đau lưng ở người cao tuổi

Nếu bạn là người cao tuổi và cơn đau của bạn đã trở thành mãn tính, dai dẳng và không thể trị dứt hoàn toàn thì bạn không nên đợi quá lâu để đến bệnh viện. Để có thể giảm đau và cải thiện chức năng cột sống cho người già, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn chọn 1 trong 5 lựa chọn nâng cao từ các chuyên gia điều trị vấn đề này, cụ thể như sau:

Tiêm Steroid

Biện pháp tiêm Steroid (có hoặc không có thuốc gây mê) có công dụng giảm đau lưng và viêm tại chỗ, cho dù nguyên nhân đau là do rễ thần kinh cột sống hoặc đốt sống. Ngoài ra, tiêm Steroid sẽ làm giảm nhanh cơn đau nhưng lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn ở cả nam và nữ giới.

Cắt bỏ tần số vô tuyến

Một chức năng quan trọng của não bộ là tiếp nhận và phát tín hiệu. Hiểu được nguyên tắc này, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu cho ra đời thiết bị có thể chặn tín hiệu thần kinh cho cảm giác đau, bằng cách sử dụng dòng điện tần số cao. Cách này giúp làm giảm đáng kể tình trạng đau lưng mãn tính.

Kích thích tủy sống

Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, kích thích một phần của tủy sống sẽ có thể thay đổi nhận thức về cơn đau ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi.

Cụ thể, một dòng điện cực nhỏ (tương tự với dòng điện được dùng trong các máy tạo nhịp tim) được cấy ghép để gửi các xung điện nhẹ đến tủy sống. Từ đây, tín hiệu đau sẽ bị chuyển hướng và không đi đến não được, các cơn đau lưng cũng giảm đi đáng kể.

chữa đau lưng ở người già
Kỹ thuật kích thích tủy sống cần được thực hiện bởi các bác sĩ kinh nghiệm.

Giảm thiểu những xâm lấn ở thắt lưng

Đối với bệnh nhân đau lưng do sự phát triển quá mức của các mô dây chằng, các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị thông qua một vết mổ nhỏ (không cần gây mê toàn thân) và đặc biệt là không cần khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu. Thủ tục ngoại trú này đặc biệt điều trị trường hợp hẹp ống sống thắt lưng ở người cao tuổi.

Để có thể được thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân phải trải qua các bước kiểm tra cơ bản và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Sau phẫu thuật, những cơn đau lưng sẽ biến mất gần như hoàn toàn và thời gian hồi phục tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân.

Phẫu thuật đốt sống xâm lấn tối thiểu hoặc kỹ thuật Kyphoplasty

Khi nào thì một người cần phải được phẫu thuật đốt sống xâm lấn tối thiểu hoặc áp dụng kỹ thuật Kyphoplasty? Đó là khi bạn đã trên 50 tuổi và thường xuyên phải chịu những cơn đau lưng âm ỉ đến dữ dội – hệ quả của việc gãy xương cột sống cấp tính ức chế chức năng.

Kyphoplasty là tên gọi của một kỹ thuật bơm xi-măng sinh học có thể chữa được nhiều bệnh liên quan đến đốt sống như loãng xương, xẹp đốt sống, u xương v.v…Để thực hiện thủ tục này, các bác sĩ sẽ chèn một hợp chất đặc biệt (có cấu tạo tương tự như xương người) vào thân của đốt sống bị gãy.

Phương pháp này sẽ giúp giảm đau nhanh chóng và giúp bệnh nhân phục hồi các chức năng xương sống.

Trên đây là 13 cách từ đơn giản đến phức tạp giúp khắc phục tình trạng đau lưng ở người lớn tuổi mà bạn có thể tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng đến gặp bác sĩ, vì thuocdantoc.vn không đưa ra hướng dẫn cũng như lời khuyên về điều trị y khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cách giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu an toàn cho mẹ bầu

Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian rất nhạy cảm. Vì vậy nếu áp dụng biện pháp giảm đau...

Tìm hiểu nguyên nhân gây đau thắt lưng hông và cách chữa

Đau thắt lưng hông thường gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khiến bệnh nhân không thể đứng thẳng,...

đau nhức lưng khi ngủ ban đêm

Đau nhức lưng khi ngủ có phải dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng?

Nhiều người bị đau nhức lưng khi ngủ nhưng lại không rõ đó có phải là dấu hiệu của các...

Cách xoa bóp bấm huyệt trị đau lưng bạn đã biết chưa?

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng nhưng hầu hết các cơn đau thường là do chấn thương hoặc căng...

Đau lưng mãn tính có thể chữa được nếu biết cách

Đau lưng mãn tính là một bệnh lý vô cùng khó chịu. Bệnh có khả năng làm ảnh hưởng nghiêm...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Lan XiêmNguyễn Lan Xiêm says: Trả lời

    Xin chào bác sĩ !
    Mẹ chồng tôi năm nay 80 tuổi bị xẹp đốt sống L12 , 3 tháng nay không dậy đi lại được , nằm 1 chỗ.
    Xin hỏi bác sỹ có cách nào chữa đi lại được không ạ
    Xin cảm ơn

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *