Tất cả những điều cần biết về nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm dạ dày Hp khi mang thai có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, gây viêm loét dạ dày tá tràng. Thậm chí về lâu dài, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với chứng tiền sản giật gây tử vong và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

bị hp dạ dày khi mang thai
Có nguy hiểm không khi: Bị hp dạ dày khi mang thai?

Những điều mẹ bầu cần biết về viêm dạ dày Hp khi mang thai

Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori hoặc Hp) là một dạng vi khuẩn đã được chứng minh có liên quan mật thiết đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng Hp. Nhiễm trùng H.pylori cùng việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là 2 nguyên nhân chính.

Theo đó, mối tương quan giữa nhiễm trùng H.pylori và các rối loạn liên quan đến thai kỳ chủ yếu tập trung vào biểu hiện thiếu máu do thiếu sắt, giảm tiểu cầu, dị tật thai nhi, sẩy thai, tiền sản giật và hạn chế tăng trưởng của thai nhi. Đồng thời, bị Hp dạ dày khi mang thai sẽ làm tăng thêm sự khó chịu của triệu chứng nôn mửa, đau nhức thượng vị, khó tiêu, ợ chua nóng,…

Triệu chứng bị Hp dạ dày khi mang thai

H.pylori gây ra ảnh hưởng đến hơn một nửa dân số thế giới và thường liên quan nhất đến viêm dạ dày mạn tính, làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều biến chứng (bao gồm cả ung thư dạ dày). Tuy nhiên không phải trường hợp nhiễm H.pylori nào cũng thể hiện ra ngoài và nhận biết được bằng mắt thường. Người bệnh có thể sẽ không hề cảm thấy bất ổn mà chỉ có thể biết được mức độ nhiễm trùng khi thực hiện các xét nghiệm như: test hơi thở tìm vi khuẩn Hp, xét kháng thể máu, nội soi và sinh thiết,…

nhiem khuan hp khi mang thai
Thông qua xét nghiệm kiểm tra mới có thể xác định mức độ nhiễm khuẩn H.pylori

Bên cạnh đó, ở dạng nhiễm trùng Hp có triệu chứng, người bệnh (nhất là phụ nữ mang thai) sẽ thường gặp phải các dấu hiệu

  • Buồn nôn và ói mửa: 50-90% thai phụ sẽ cảm thấy buồn nôn và ói mửa. Thế nhưng Hp sẽ làm nặng thêm mức độ nôn nghén, làm tăng áp lực lên dạ dày và đường ruột, dễ gây ra bệnh viêm dạ dày ruột, loét dạ dày tá tràng Hp,…
  • Đầy bụng, chán ăn: vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào dạ dày thì sẽ làm rối loạn các chức năng của cơ quan tiêu hóa quan trọng nhất này. Từ đó gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng và làm mất khẩu vị của mẹ bầu.
  • Ợ chua, ợ hơi: không chỉ làm rối loạn, vi khuẩn Hp còn khiến tăng nguy cơ dịch axit tấn công vào niêm mạc dạ dày gây ra ợ hơi, ợ chua.
  • Hôi miệng: vi khuẩn Hp bám tại khoang miệng, kẽ răng hay trong đường tiêu hóa sau khi phân hủy sẽ tạo thành mùi hôi. Người bệnh có thể phải cần đến cách xử lý hôi miệng do Hp.

Thông thường, khi xuất hiện các biểu hiện đáng nghi ngờ về sức khỏe, các mẹ bầu cần phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Đồng thời. thai phụ sẽ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức khi:

  • Buồn nôn, ói mửa dẫn đến suy nhược
  • Sụt cân
  • Nôn ói ra máu
  • Phân đen, phân sẫm màu (do xuất huyết dạ dày)
  • Bụng đau quặn dữ dội

Nguyên nhân bị Hp dạ dày khi mang thai

Tỉ lệ thuận với khả năng thích nghi với môi trường  bên trong cơ thể, vi khuẩn Hp có thể dễ dàng sinh sôi và lây lan thông qua các dạng tiếp xúc thông thường. Hầu hết sự lây nhiễm H.pylori xảy ra do:

  • Chạm vào bề mặt bị ô nhiễm, tiếp xúc với thực phẩm/ nguồn nước bẩn.
  • Thói quen vệ sinh kém
  • Dùng chung cốc hoặc dụng cụ với người bị nhiễm H.pylori
  • Ăn phải thức ăn nhiễm H.pylori, không ăn chín uống sôi
  • Nhiễm H.pylori từ không khí, sống ở nơi có mật độ dân số cao
  • Lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè khi có người bị H.pylori.
vi khuan hp co lay tu me sang con khong
Kiểm tra định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện và quản lý khi bị Hp dạ dày lúc mang thai

ĐỌC NGAY: Bị nhiễm vi khuẩn Hp có chữa được không?

Vi khuẩn Hp có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mối quan tâm hàng đầu do bị Hp dạ dày khi mang thai liên quan đến ảnh hưởng của Hp là gì với thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được mối tương quan giữa mức độ nhiễm khuẩn và sức khỏe của mẹ lẫn bé trong suốt thai kỳ. Cụ thể:

Thứ nhất, H.pylori sẽ làm giảm sự hấp thụ dinh dưỡng của đường ruột, từ đó làm suy giảm các vi chất dinh dưỡng (sắt và vitamin B12). Thiếu máu do thiếu hụt sắt, vitamin sẽ làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, dị tật ống thần kinh của thai nhi, hạn chế tăng trưởng của thai nhi, sẩy thai.

Thứ hai, nhiễm vi khuẩn H.pylori có thể làm thay đổi nội tiết và miễn dịch trong thai kỳ. H.pylori sẽ tạo thành các tác động tiêu cực không chỉ đối với sức khỏe của mẹ (thiếu dinh dưỡng, tổn thương nội tạng, tử vong) mà còn đối với thai nhi (tăng trưởng không đủ, dị tật, tử vong)

Thứ ba, dù bị Hp dạ dày khi mang thai sẽ không lây nhiễm cho con lúc chào đời nhưng vẫn tồn tại tỷ lệ trẻ bị nhiễm khuẩn cực cao. Xuất phát từ thói quen chăm sóc trẻ, gần gũi trẻ của các mẹ mà nguy cơ lây nhiễm này rất dễ xảy ra.

Hướng điều trị nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai

Uống thuốc trị Hp khi mang thai nói riêng và dùng thuốc điều trị Hp dạ dày nói chung là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Các loại thuốc đặc trị có thể kiểm soát sự phát triển, sinh sôi của Hp thành công dưới sự kiểm soát của bác sĩ chuyên môn. Nhất là với phụ nữ mang thai, việc dùng thuốc phải đặc biệt cẩn trọng để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến thai nhi.

Điều trị bằng thuốc

Sau khi tiến hành làm kiểm nghiệm mức độ nhiễm khuẩn H.pylori dạ dày, bệnh nhân mang thai sẽ được tư vấn để định ra một liệu trình điều trị phù hợp. Hầu hết điều trị tiệt trừ H.pylori hoàn toàn sẽ bị hoãn lại cho đến sau khi sinh. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ ngăn ngừa loét và làm giảm tiết dịch axit cho thai phụ bằng thuốc.

uống thuốc trị hp khi mang thai
Uống thuốc trị Hp khi mang thai cần được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ

Trong trường hợp uống thuốc trị Hp dạ dày khi mang thai, thuốc kháng axit hoặc sucralfate được tin rằng an toàn để sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên tác dụng phụ của chúng là có thể gây cản trở sự hấp thụ sắt. Vì thế mẹ bầu cần phải bổ sung thêm vitamin hoặc thuốc sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, thuốc chẹn histamine 2 (H2) được ưu tiên hơn thuốc ức chế bơm proton (PPI) vì mức độ an toàn cho cả mẹ và bé cao hơn hẳn. PPI vẫn có thể được sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ (Cimetidine, Lansoprazole, Ranitidine và Famotidine – là những loại thuốc thuộc nhóm B). Nếu bệnh loét do vi khuẩn H.pylori gây ra trở nên phức tạp hoặc không đáp ứng với điều trị bằng thuốc chống nôn, bác sĩ sẽ cho sử dụng thêm metronidazole và amoxicillin.

Các loại kháng sinh khác có hiệu quả trong việc diệt trừ H. pylori như clarithromycin (loại C) và tetracycline (loại D) nên tránh sử dụng trong thai kỳ trừ những trường hợp đặc biệt. Bismuth, một loại thuốc nhóm C được chứng minh là có liên quan đến nguy cơ đóng ống động mạch của thai nhi sẽ không được sử dụng để điều trị.

Thay đổi lối sống

Nền tảng của việc điều trị Hp dạ dày cho phụ nữ mang thai là thay đổi lối sống và hạn chế mức độ can thiệp y tế tối đa. Các chế độ ăn lành mạnh và kiêng cữ thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời chia nhỏ bữa ăn, không ăn thực phẩm béo, kiêng đồ uống có tính axit và caffeine sẽ giảm thiểu mức độ viêm loét dạ dày.

bị hp dạ dày khi mang thai
không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ

Đừng quên tái khám và làm kiểm tra định kỳ có thể giúp bác sĩ lẫn bệnh nhân mang thai theo dõi mức độ và tình trạng bệnh cụ thể.

Với những thông tin về mối quan hệ bị Hp dạ dày khi mang thai, hi vọng bài viết đã cung cấp thêm những kiến thức hữu ích để bạn đọc tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

THAM KHẢO THÊM

Quy trình thực hiện nội soi dạ dày là: tiêm thuốc mê, bác sĩ đưa ống nội soi vào dạ dày để quan sát và rút ống nội soi ra sau khi kiểm tra xong.

Nội soi dạ dày khi nào? Có đau không? Quy trình

Nội soi dạ dày là một thủ thuật giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của dạ dày, phát hiện...

Những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày là gì? Triệu chứng, chế độ ăn và bài thuốc chữa tốt nhất

Bộ Y tế cảnh báo, có khoảng 80% người Việt có dấu hiệu mắc bệnh lý viêm dạ dày. Nếu...

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng chuối hột đúng cách

Chữa đau dạ dày bằng chuối hột là một trong những bài thuốc dân gian được khá nhiều người biết...

Dùng hạt và quả đậu rồng chữa đau dạ dày cực đơn giản

Thay vì sử dụng các bài thuốc Tây y để điều trị bệnh đau dạ dày, ngày nay, người bệnh...

Tiêu chí đánh giá địa chỉ khám đau dạ dày tốt

8 Địa Chỉ Khám Chữa Đau Dạ Dày Tốt Nhất Ở Hà Nội Mà Bạn Nên Biết

Khám đau dạ dày ở Hà Nội tại địa chỉ nào? Đây là quan tâm tâm của nhiều người bệnh....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *