Hiểu hơn về co thắt thanh quản và phương pháp điều trị

Co thắt thanh quản là tình trạng dây thanh bị co thắt đột ngột trong khoảng một phút, gây chứng khó thở. Đây có thể là kết quả của lo lắng, căng thẳng, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn hoặc rối loạn chức năng dây thanh âm. Đôi khi, co thắt thanh quản xảy ra vì những lý do không thể xác định được.

co thắt thanh quản
Hình ảnh dây thanh bị co lại gây hẹp đường dẫn khí đến phổi (bên phải).

I. Co thắt thanh quản là gì?

Co thắt thanh quản là hiện tượng dây thanh bị co thắt và đóng lại đột ngột ngăn không cho không khí tràn vào phổi. Kết quả là bạn có thể bị khó thở, không thể nói. Hiện tượng trên thường kéo dài dưới 60 giây.

II. Nguyên nhân gây co thắt thanh quản

Một số nguyên nhân gây hiện tượng co thắt thanh quản đó là:

Do vấn đề đường tiêu hóa

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể là một trong những tác nhân kích hoạt cơn co thắt thực quản. GERD là hiện tượng thức ăn, dịch tiêu hóa ở dạ dày bị trào ngược trở lại ống thực quản. Nếu như lượng axit dư thừa có trong dạ dày chạm vào dây thanh, chúng có thể kích hoạt cơn co thắt thanh quản.

Nguyên nhân co thắt thanh quản
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một trong những tác nhân kích hoạt cơn co thắt thanh quản.

Do rối loạn chức năng dây thanh hoặc hen suyễn

Rối loạn chức năng dây thanh là tình trạng dây thanh hoạt động bất thường, ảnh hưởng đến việc hít vào hay thở ra. Trong khi đó, hen suyễn là một phản ứng của hệ thống miễn dịch với chất lạ xâm nhập vào đường thở. Mặc dù hai vấn đề trên đòi hỏi biện pháp điều trị không giống nhau nhưng triệu chứng biểu hiện tương tự nhau và đều có khả năng kích hoạt cơ co thắt thanh quản.

Do căng thẳng, lo âu

Một nguyên nhân phổ biến khác gây co thắt thanh quản đó là căng thẳng, lo lắng hay cảm xúc mãnh liệt. Nếu căng thẳng hoặc lo lắng gây ra co thắt thanh quản, bạn nên liên hệ với bác sĩ tâm lý để được tư vấn.

Do ảnh hưởng của thuốc gây tê

Co thắt thanh quản cũng có thể xảy ra trong quá trình gây mê toàn thân vì thành phần trong thuốc gây kích ứng lên dây âm thanh.

Viêm thanh quản sau khi gây mê thường xuất hiện ở đối tượng trẻ em nhiều hơn là người lớn. Người từng trải qua phẫu thuật thanh quản, hầu họng hay người bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cũng có nguy cơ cao mắc phải vấn đề này.

Co thắt thanh quản có liên quan đến giấc ngủ

Một nghiên cứu năm 1997 cho thấy, mọi người có thể gặp phải co thắt thanh quản trong giấc ngủ.

Co thắt thanh quản khi ngủ khiến cho bạn bật tỉnh dậy sau giấc ngủ sâu. Với nhiều người, đây là “trải nghiệm đáng sợ” vì hiện tượng trên kèm theo cảm giác khó thở, nghẹt thở, mất ý thức lúc nửa đêm dù chúng có thể chỉ kéo dài vài giây.

Có khi hiện tượng co thắt thanh quản khi ngủ có liên quan đến trào ngược axit hoặc rối loạn chức năng dây thanh âm. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn gặp phải tình trạng này.

III. Triệu chứng co thắt thanh quản

Khi dây thanh bị co thắt, bạn có thể xuất hiện cảm giác nghẹt thở, không thể thở hoặc nói. Hiện tượng này có thể xuất hiện lúc nửa đêm được gọi là co thắt thanh quản liên quan đến giấc ngủ. Nó cũng có thể là do axit dạ dày trào ngược lên thực quản và gây mất ý thức ở một số đối tượng.

co thắt thanh quản là gì
Khi dây thanh bị co thắt, bạn có thể xuất hiện cảm giác nghẹt thở, không thể thở hoặc nói.

Riêng đối với trường hợp bị co thắt thanh quản do trào ngược dạ dày thực quản, bạn có thể gặp phải những triệu chứng sau:

  • Đau ngực
  • Ho
  • Khó nuốt
  • Chứng ợ nóng
  • Khàn tiếng
  • Buồn nôn
  • Đau họng hoặc cần phải làm sạch cổ họng

Các chuyên gia nói rằng ở trẻ sơ sinh bị GERD, co thắt thanh quản có thể liên quan đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Nếu có thể thở trong cơn co thắt thanh quản, bạn có thể nghe thấy một tiếng thở lớn, gắt, cường độ cao được gọi là thở rít. Tiến thở này xuất hiện khi không khí di chuyển qua lỗ hẹp của dây thanh. Khi đường thở được thông, người bệnh sẽ thở rống.

Thông thường, hiện tượng co thắt thanh quản trên chỉ kéo dài trong 1 – 2 phút rồi cơ thể trở về trạng thái bình thường.

IV. Điều trị co thắt thanh quản

Nếu nguyên nhân gây viêm thanh quản, co thắt thanh quản tái phát do hen suyễn, căng thẳng, bạn có thể thực hành một số bài tập thở để giữ bình tĩnh tại thời điểm đó. Điều này rất quan trọng vì chúng có thể làm giảm thời gian co thắt trong một số trường hợp.

Nếu bạn bị rối loạn dây thanh âm và đường thở bị chặn, tránh hoảng sợ, thở hổn hển hoặc nuốt nước bọt. Thay vào đó, bạn nên uống một ngụm nước nhỏ để cố gắng rửa trôi bất cứ thứ gì có thể gây kích thích dây thanh.

Nếu GERD là yếu tố kích hoạt cơn co thắt thanh quản, bạn có thể áp dụng các biện pháp làm giảm trào ngược axit để ngăn tình trạng trên như:

  • Thay đổi lối sống: Tránh các tác nhân gây ợ nóng thông thường như nước ép trái cây, caffeine, thực phẩm béo và bạc hà; ăn các bữa ăn nhỏ hơn, ngừng ăn hai đến ba giờ trước khi đi ngủ; bỏ thuốc lá; nâng đầu giường của bạn lên khi ngủ…
  • Dùng thuốc như thuốc kháng axit như: Esomeprazole (Nexium), Dexlansoprazole (Dexilant) và Lansoprazole (Prevacid).
  • Phẫu thuật (được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa).

V. Nên làm gì nếu ai đó bị co thắt thanh quản?

Khi nhận thấy ai đó đang có biểu hiện co thắt thanh quản, cần tránh để họ bị nghẹn. Thúc giục người bệnh giữ bình tĩnh.

Nếu như có vật thể nào chặn đường thở và người đó không lên cơn suyễn, hãy tiếp tục nói với họ bằng giọng điệu êm dịu cho đến khi cơn co thắt thanh quản đi qua đi.

Nếu trong vòng 60 giây, tình trạng trở nên tồi tệ hơn hoặc nếu người đó biểu hiện các triệu chứng khác (chẳng hạn như da họ tái nhợt), rất có thể họ mắc phải vấn đề khác chứ không phải bị co thắt thanh quản. Trong trường hợp này, cần nhanh chóng liên hệ với chuyên gia, người có chuyên môn để tìm cách ử lý nhanh chóng và kịp thời.

VI. Phòng ngừa khi bị co thắt thanh quản

Co thắt thanh quản rất khó ngăn chặn hoặc dự đoán khi nào chúng sẽ xảy ra. Do đó, điều bạn cần làm là điều trị vấn đề tiêu hóa nếu như bạn bị bệnh trào ngược hoặc điều trị tâm lý nếu như thường xuyên bị căng thẳng vì điều này sẽ giúp ngăn ngừa co thắt thanh quản trong tương lai.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng co thắt thanh quản. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng hiện tượng trên có thể khiến cho nhiều người kinh sợ, nhất là khi xảy ra vào ban đêm. Không ai biết chính xác khi nào co thắt thanh quản xuất hiện, điều bạn có thể làm đó là hạn chế lo âu, căng thẳng hay khắc phục một số bệnh lý liên quan đến hiện tượng trên.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Tìm hiểu cách chữa ho cho bé bằng cỏ nhọ nồi đơn giản, hiệu quả

Chữa ho bằng cỏ nhọ nồi cho bé có hiệu quả không?

Chữa ho bằng cỏ nhọ nồi là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu. Nó cũng mang...

Tìm hiểu về bệnh co thắt phế quản và cách điều trị

Co thắt phế quản: Nguyên nhân, cách điều trị và nhiều thông tin khác

Các đường thở bị thắt chặt do bệnh co thắt phế quản gây ra sẽ làm cho bạn khó thở,...

Tìm hiểu về bệnh ho mãn tính và cách điều trị

Ho dai dẳng: Nguyên nhân, chẩn đoán và biện pháp điều trị

Ho dai dẳng là tình trạng ho kéo dài liên tục trong nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên...

Xin hỏi bệnh viêm xoang có lây không bác sĩ?

Người bị viêm xoang thường phải gánh chịu những cơn đau nhức mỗi khi bệnh tái phát. Chính vì bị...

Viêm họng khạc ra máu – Khám chữa ngay kéo nguy!

Viêm họng khạc ra máu là một tình trạng nghiêm trọng, biểu hiện cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.